(TG) - Đứng trước xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh đến việc đổi mới bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị “đưa việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhất là cấp chiến lược đi vào nền nếp, nhất quán từ trung ương đến cơ sở, phù hợp với từng đối tượng”(1). 

Phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị trong tình hình mới
Phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị trong tình hình mới

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Thực hiện Kế hoạch số 14-KH/TW, ngày 25/3/2019 của Ban Bí thư thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì tổ chức triển khai “Đề án thí điểm phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên Internet”. Đây là Đề án quan trọng để đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị theo Nghị quyết số 35-NQ/TW và cũng là yêu cầu cấp thiết được nêu trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, đó là, “đổi mới căn bản nội dung chương trình, phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn” .

Ngày 15/8/2022, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Kế hoạch số 191-KH/BTGTW về việc triển khai Đề án thí điểm phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên Internet tại 12 địa phương, đơn vị trong toàn quốc nhằm đổi mới phương pháp phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Theo đó, việc phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị trên Internet là quá trình ứng dụng công nghệ dạy và học, truyền đạt và tiếp thu, lĩnh hội kiến thức theo phương thức tương tác trên Internet (E-learning) trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, quá trình truyền đạt và tiếp thu, lĩnh hội kiến thức lý luận chính trị.

Đổi mới hình thức phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị trên Internet là yêu cầu cấp thiết, xuất phát từ thực tiễn tạo tiền đề cho một hệ sinh thái số lưu trữ nguồn tư liệu khổng lồ về lý luận chính trị một cách khoa học, có hệ thống, phù hợp với xu thế số hóa hiện nay. Khuyến khích cán bộ, đảng viên ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao năng lực tự nghiên cứu, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Trên cơ sở thí điểm, đánh giá, tổng kết, đề xuất với Ban Bí thư chủ trương triển khai đại trà việc phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên Internet.

Trên thực tế, phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị trên Internet chịu tác động bởi nhiều nhân tố thuận lợi cũng như bất lợi. Những nhân tố tác động thuận lợi có thể kể đến như: những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục thông minh; sự quan tâm của Đảng, nhà nước, của cán bộ, đảng viên … Bên cạnh đó, nhiều yếu tố tác động bất lợi như: hạn chế về nhận thức và thói quen của cả người dạy, của cán bộ, đảng viên, người quản lý; hạn chế về chủ trương, chính sách, pháp luật; sự chưa phù hợp về nội dung, chương trình; sự lạc hậu về phương pháp dạy và học…

ĐỔI MỚI NHẬN THỨC, NHU CẦU VÀ THÓI QUEN ĐỐI VỚI VIỆC PHỔ BIẾN, BỒI DƯỠNG, CẬP NHẬT KIẾN THỨC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ QUA INTERNET

Để việc phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên Internet đạt hiệu quả, cần tập trung ở một số điểm chính sau đây:

Thứ nhất, xây dựng hành lang pháp lý định hướng, bảo đảm cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trên Internetđược công nhận hợp pháp.

Để việc phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị trên Internet đạt hiệu quả và ngày càng phát huy vai trò trong thực tiễn, cần thiết phải xây dựng hành lang pháp lý định hướng, bảo đảm cho các hoạt động này để đào tạo, bồi dưỡng trên Internet được công nhận hợp pháp. Nhà nước cần có chính sách đầu tư cơ bản (hạ tầng nền tảng và giải pháp công nghệ lõi cho các cơ sở giáo dục, bồi dưỡng). Xây dựng các khung pháp lý phù hợp nhằm hỗ trợ thúc đẩy quá trình ứng dụng công nghệ trong giáo dục trước bối cảnh công nghiệp 4.0 hiện nay. Đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin cho các cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập cá nhân hóa, kết nối mọi chủ thể, đối tượng. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở giáo dục áp dụng thường xuyên phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị qua mạng Internet…

Thứ hai, đổi mới nhận thức, nhu cầu và thói quen đối với việc phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị qua Internet.

Từ phía người quản lý, cần nhận thức việc phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị trên Internet là một xu thế tất yếu, một hình thức dạy và học hữu hiệu trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Vì thế, cần có quan niệm, phương thức quản lý dạy và học hiện đại trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, mạng Internet, nhất là những thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thay cho cách thức quản lý, đánh giá truyền thống.

Đối với người dạy, cần đổi mới nhận thức về vai trò của người thầy. Nếu trước đây họ là người truyền thụ kiến thức thì giáo dục hiện đại, giáo dục thông minh, giáo dục qua mạng đòi hỏi họ phải là một “kiến trúc sư”, coi người học, cán bộ, đảng viên là trung tâm, dựa trên nhu cầu học hỏi của người học để gợi mở và định hướng nhiều hơn là truyền đạt kiến thức. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy phải liên tục cập nhật, tìm hiểu và triển khai áp dụng những công nghệ mới để đáp ứng được nhu cầu của người học.

Đối với cán bộ, đảng viên, người học, cần nâng cao ý thức tự học với phương châm học ở mọi nơi, mọi lúc, học tập suốt đời. Mỗi người học, mỗi cán bộ đảng viên phải nghiêm túc, nâng cao ý thức tự học, tự cập nhật, bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị cho mình. Cần xác định động cơ học tập đúng đắn, trong sáng, “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Khắc phục “bệnh lười học tập lý luận”, học cho đủ điều kiện, để hoàn thiện bằng cấp, đáp ứng tiêu chuẩn được đề bạt, bổ nhiệm lên những vị trí cao hơn. 

Thứ ba, về đối tượng, chương trình, nội dung phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị qua mạng Internet.

          Cần xác định và phân loại đối tượng tham gia phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị trên Internet để xây dựng chương trình, nội dung phù hợp đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp theo Quy định số 164-QĐ/TW, ngày 1/2/2013 của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Về chương trình, nếu giảng dạy truyền thống đòi hỏi xây dựng chương trình, kế hoạch học tập chi tiết thì học tập trên Internet đòi hỏi chương trình, kế hoạch chi tiết và tỉ mỉ hơn, từ thời gian, địa điểm, nội dung, người quản lý, người hỗ trợ, người dạy, người học, phân cấp, phân quyền, trang thiết bị, cơ sở vật chất bảo đảm, cách thức quản lý. Điều đó sẽ giúp cho cả nhà quản lý, người dạy, người học chủ động, linh hoạt trong quá trình giáo dục.

Nội dung phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị trên Internet cần bảo đảm 4 định hướng lớn: (1) Tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các giá trị bền vững phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, chỉ rõ vấn đề cần bổ sung, phát triển. Làm rõ sự bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin của Hồ Chí Minh; (2) Tiếp tục đi sâu nghiên cứu về bản chất, đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại, làm rõ tính chất, đặc điểm mới của thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Nghiên cứu tình hình thế giới và khu vực … vấn đề Biển Đông từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tăng cường nghiên cứu dự báo tình hình; (3) Đối với những trào lưu tư tưởng, học thuyết, lý thuyết mới, tiếp tục mở rộng và đi sâu nghiên cứu trên quan điểm khách quan, biện chứng và tiếp thu những giá trị tiến bộ; (4) Nghiên cứu, phát triển và hoàn chỉnh những luận cứ khoa học làm cơ sở hoạch định đường lối, chính sách của Đảng theo Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030.

Thứ tư, về phương pháp phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị trên Internet.

Phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị trên Internet không chỉ là số hóa bài giảng, hay ứng dụng các phần mềm vào soạn bài dạy, mà còn là sự chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý, tương tác với người học, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức việc dạy và học thành công. Công việc này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý học thần kinh, trí tuệ nhân tạo AI vào thiết kế nội dung cũng như công cụ thực hiện giảng dạy. Bên cạnh đó, toàn bộ dữ liệu về quá trình học tập của học viên cũng được theo dõi và lưu trữ bằng công nghệ chứ không phải thông qua hệ thống hồ sơ sổ sách thông thường.

Việc phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị trên Internet đòi hỏi giảng viên phải xây dựng bài giảng công phu, kỹ lưỡng. Khi tương tác với người học cần bao quát toàn diện, phong cách phải chuẩn mực, phát ngôn đúng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, trao đổi, thảo luận những điều đã chắc chắn, thể hiện thái độ khiêm tốn, tôn trọng người học. 

Bên cạnh sự thay đổi về phương pháp quản lý, giảng dạy, tổ chức quá trình giáo dục thì phương pháp học của người học cũng cần thay đổi. Từ thụ động nghe giảng, ghi chép, người học chuyển sang chủ động tự học, tự nghiên cứu, tương tác với các phần mềm, kho học liệu điện tử, nguồn tài nguyên mở để tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị, biến tri thức nhân loại thành của mình và hơn thế có thể sáng tạo trí thức mới.

YÊU CẦU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, NỀN TẢNG KỸ THUẬT

Đây là một trong những yếu tố quyết định, đòi hỏi phải chuẩn bị sẵn sàng để việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị trên Internet cho cán bộ, đảng viên đạt hiệu quả. Để làm được điều đó, cần thực hiện tốt những nội dung sau:

Thứ nhất, bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị trên Internet như: phòng máy tính, mạng Internet, thư viện máy tính hoặc tối thiểu mỗi cá nhân phải có 1 máy vi tính hoặc 1 điện thoại thông minh.

Thứ hai, bảo đảm học liệu số. Đây là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: Giáo trình điện tử, sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử…

Thứ ba, nền tảng số cho giáo dục. Bao gồm một số nền tảng như: E-learning (Electronic learning) Dạy học điện tử với khả năng tổ chức các không gian giáo dục, học tập mở, khả năng tương tác mạnh mẽ giữa các chủ thể tham gia và thông tin kiến thức; M-learning (Mobile learning) Dạy học linh hoạt với khả năng đáp ứng tối đa các nhu cầu học tập, phát triển cá nhân; U-learning (Ubiquitous learning). Dạy học linh hoạt tức thời (just in time) với khả năng đáp ứng, chia sẻ nhanh chóng tại bất kì thời điểm, không gian, địa điểm nào với bất kì nhu cầu học tập nào của người học…

Các đại biểu, học viên tham dự khai mạc lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới năm 2021 và đối tượng kết nạp đảng năm 2022 của Đảng ủy Vùng 3 Hải quân.

Các đại biểu, học viên tham dự khai mạc lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới năm 2021 và đối tượng kết nạp đảng năm 2022 của Đảng ủy Vùng 3 Hải quân.

Thứ tư, môi trường học tập số. Việc áp dụng các nền tảng số trong giáo dục tạo ra các cơ hội để: kết nối hạ tầng trong mọi lĩnh vực, mọi khâu của quá trình giáo dục và đào tạo; tăng khả năng tương tác và sự linh hoạt cho người học trong không gian và thời gian thực - ảo, môi trường học tập thực - ảo dựa trên nền tảng số./.

Phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị trên Internet là quá trình ứng dụng công nghệ dạy và học, truyền đạt và tiếp thu, lĩnh hội kiến thức theo phương thức tương tác trên Internet (E-learning) trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, quá trình truyền đạt và tiếp thu, lĩnh hội kiến thức lý luận chính trị.

TS. Đoàn Văn Báu       
Ban Tuyên giáo Trung ương

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Thực hiện Kế hoạch số 14-KH/TW, ngày 25/3/2019 của Ban Bí thư thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì tổ chức triển khai “Đề án thí điểm phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên Internet”. Đây là Đề án quan trọng để đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị theo Nghị quyết số 35-NQ/TW và cũng là yêu cầu cấp thiết được nêu trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, đó là, “đổi mới căn bản nội dung chương trình, phương pháp giáo d

Tin khác cùng chủ đề

Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Quan điểm phát triển văn hóa, con người trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để phòng, chống tận gốc tham nhũng, tiêu cực
Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
Quan điểm của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và vận dụng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài hiện nay

Gửi bình luận của bạn