Khái niệm tổ chức cơ sở đảng được gọi chung cho tất cả Đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở tùy thuộc vào số lượng đảng viên và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể từng đơn vị cơ sở. Thời gian qua, nội dung phát triển tổ chức cơ sở đảng với vai trò là hạt nhân chính trị, cầu nối giữa Đảng với Nhân dân luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam chú trọng: “Chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên cũng từng bước được nâng lên, trên cơ sở thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, đặc biệt là Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về vấn đề này”(1).

Phát triển tổ chức cơ sở đảng với vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân
Phát triển tổ chức cơ sở đảng với vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và chỉ đạo Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 15 Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương ngày 16/1/2019_Ảnh: vietnamplus.vn

Năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tác phẩm chọn lọc 38 bài viết, bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thể hiện những tư tưởng, quan điểm và định hướng quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược và toàn diện của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, nhằm triển khai và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đất nước nói chung, cũng như của các lĩnh vực, các khu vực và các địa phương nói riêng.

Các bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư cho thấy sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết nhất trí, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã tạo được sự lan tỏa và hưởng ứng rộng khắp, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Nhờ đó, đường lối, chủ trương của Đảng nhanh chóng được cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch hành động của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương, được khẩn trương quán triệt trong thực tiễn, mang lại hiệu quả tích cực và thiết thực. Trong các bài viết, bài phát biểu của mình, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nghiêm khắc chỉ ra một số hạn chế, khuyết điểm cần phải kiên quyết khắc phục, một số khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua, nhằm xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh, nâng cao vị thế, uy tín đất nước trên trường quốc tế.

Để góp phần lan tỏa cuốn sách của Tổng Bí thư, bài viết này tiếp cận với góc độ tìm hiểu về vai trò của tổ chức cơ sở đảng – hạt nhân chính trị ở cơ sở, cầu nối giữa Đảng với Nhân dân.

Khái niệm tổ chức cơ sở đảng được gọi chung cho tất cả Đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở tùy thuộc vào số lượng đảng viên và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể từng đơn vị cơ sở. Thời gian qua, nội dung phát triển tổ chức cơ sở đảng với vai trò là hạt nhân chính trị, cầu nối giữa Đảng với Nhân dân luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam chú trọng: “Chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên cũng từng bước được nâng lên, trên cơ sở thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, đặc biệt là Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về vấn đề này”(1).

Bên cạnh việc ghi nhận những kết quả đạt được trong phát triển tổ chức cơ sở đảng thời gian qua, Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ rõ: Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức cơ sở đảng còn yếu, thậm chí mất sức chiến đấu; chưa đủ sức phát hiện, giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra ở cơ sở, nhất là những nơi có tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội phức tạp. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên, thậm chí một số nơi còn xem nhẹ. Không ít cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị chưa vững vàng; vai trò tiên phong, gương mẫu còn hạn chế; tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình còn yếu. Năng lực, trình độ của một số" cấp ủy viên, bí thư cấp ủy, cán bộ, đảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc, nội dung, chế" độ sinh hoạt cấp ủy, đảng bộ, chi bộ chậm đổi mới. Nhiều nơi, chi bộ chưa thể hiện được vai trò là hạt nhân chính trị, tiên phong, gương mẫu nên nhân dân chưa thực sự tin tưởng. Thậm chí, có một bộ phận cán bộ, đảng viên còn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vi phạm nguyên tắc, kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng”(2).

Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên có nhiều nguyên nhân, đó là:

Một số cấp ủy, cán bộ, đảng viên chưa quán triệt sâu sắc, toàn diện về vai trò, vị trí của tổ chức cơ sở đảng cũng như yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chương trình hành động, kế hoạch thực hiện chưa cụ thể, chưa sát tình hình thực tế địa phương, đơn vị. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đối với cấp ủy chưa được quan tâm đúng mức. Công tác kiểm tra, giám sát của một số cấp ủy, người đứng đầu các cấp chưa được coi trọng, thiếu quyết liệt, thường xuyên; chưa xử lý nghiêm minh, kịp thời cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở còn bất cập.

Tính đồng bộ, liên thông trong nhận thức, suy nghĩ và hành động của Tổng Bí thư về củng cố tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên được biểu hiện rất rõ khi chúng ta xem lại bài viết “Của công, của riêng” đăng trên Tạp chí Cộng sản, số tháng 6/1978 đã cho thấy những trăn trở, tâm huyết của Tổng Bí thư đối với tài sản tập thể: Là những chiến sĩ tiên phong đấu tranh cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, hơn ai hết, cán bộ, đảng viên càng phải gương mẫu giữ gìn, bảo vệ của công, thật sự cần kiệm liêm chính, không xâm phạm tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Tôn trọng, giữ gìn, bảo vệ của công là trách nhiệm lớn lao, là phẩm chất cao quý của mỗi cán bộ, đảng viên”(3). Nếu cậy mình có chút ít công lao đối với tập thể, đối với cách mạng, tự cho phép mình xà xẻo, sử dụng trái phép của công, là tự mình bôi nhọ thanh danh, uy tín của mình.

Đáng tiếc là đến nay, trong đội ngũ chúng ta vẫn có những cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ, đảng viên giữ những cương vị phụ trách trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước, chưa nêu cao ý thức tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ của công, thậm chí còn có những hành vi tham ô, chiếm dụng của công. Lợi dụng cương vị, quyền hạn của mình, họ tìm mọi “mưu ma chước quỷ” để sử dụng nhập nhằng, bừa bãi của công, xoay xở, bòn vét của công, chiếm của công làm của riêng. Họ bày đặt ra lễ nghi này, thủ tục nọ để phô trương hình thức, chè chén, “liên hoan”, hoặc có khi “mượn gió bẻ măng” tạo cơ hội để “chấm mút” tiền của của nhân dân, của tập thể. Quen thân nhau, họ “móc ngoặc” trao đổi cho nhau hàng hóa, vật tư của Nhà nước, của tập thể theo kiểu “ông mất chân giò, bà thò chai rượu” để “giúp” nhau thỏa mãn những yêu cầu riêng, lợi ích riêng. Họ ngấm ngầm hoặc công khai bớt xén nguyên liệu, của cải của Nhà nước, tuồn hàng hóa từ trong kho của Nhà nước, của tập thể ra ngoài, tiếp tay cho bọn buôn gian, bán lậu, làm ăn phi pháp. Họ đua nhau “vặt lông”, “làm thịt” những thứ hàng chiến lợi phẩm, chiếm làm của riêng những tài sản mà nhân dân và bộ đội ta phải đổ bao nhiêu mồ hôi, xương máu mới giành được. Có những người lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý của Nhà nước, ăn cắp của công, xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa một cách trắng trợn. Thôi thì “sống chết mặc bay”, miễn sao lợi dụng của công đắp điếm cho mình càng được nhiều càng tốt (!).

Đó là chưa kể một số người sống theo phương châm “của người bồ tát của ta lạt buộc”, thu vén các thứ cho riêng mình, nhưng thờ ơ, vô trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ tài sản chung, làm hư hỏng, mất mát, hoặc sử dụng một cách vô tội vạ tài sản chung, gây lãng phí rất nghiêm trọng.

Không nói chúng ta cũng biết, đó là những hành động mang nặng chủ nghĩa cá nhân, rất xấu, rất đáng chê trách. Ở những mức độ khác nhau, những hành động đó đều là xâm phạm đến thành quả lao động của nhân dân, là phung phí mồ hôi và cả xương máu của những người đã sản xuất ra và bảo vệ của cải vật chất của xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến bước phát triển của đất nước, đến việc cải thiện đời sống của nhân dân. Những hành động đó biểu hiện sự sa sút về mặt phẩm chất cách mạng, nêu gương xấu trước quần chúng, làm cho quần chúng chê trách, oán ghét.

Từ việc chỉ rõ những hành vi tham ô, chiếm dụng của công của một bộ phận cán bộ, đảng viên, Tổng Bí thư đã vạch rõ nguyên nhân: có người do nhận thức mơ hồ, do thiếu tình cảm cách mạng trong sáng và sâu sắc đối với nhân dân, với Tổ quốc, nhưng có lẽ chủ yếu là do mắc vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ. Sống trong điều kiện mới, có chút ít quyền hành trong tay, họ sinh ra kiêu ngạo, xa xỉ, tham ô, lãng phí. Họ bị lối sống ích kỷ lôi kéo, trói buộc, thường chỉ nghĩ đến mình, chỉ vì mình, coi lợi ích của mình nặng hơn lợi ích chung. Đảng ta, nhân dân ta rất trân trọng và ghi nhận công lao, thành tích của họ, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi họ phải tiếp tục rèn luyện giữ vững phẩm chất cao quý của mình, nêu gương tốt trước quần chúng để bảo vệ uy tín của Đảng, củng cố mối liên hệ tốt đẹp giữa Đảng và quần chúng(4).

Ngay từ năm 1978, tác giả bài viết đã thể hiện rõ tư tưởng đấu tranh không khoan nhượng đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực của cán bộ, đảng viên: Lênin coi bọn ăn cắp của cải của Nhà nước là những con “sâu mọt” có hại, những con “chấy rận” hút máu người, cần phải “quét sạch” chúng đi(5).

Điều này còn được thể hiện ở bài viết: “Cái làm nên uy tín đảng viên” đăng trên Tạp chí Cộng sản, số tháng 2/1990 đã chỉ rõ thực trạng: Thế mà những năm gần đây, hình ảnh người cộng sản dường như không còn sức hấp dẫn, dường như đã bị phai mờ. Đối với lớp người lớn tuổi đã từng chiến đấu hy sinh hoặc đã từng sống những tháng năm khắc nghiệt của cuộc đấu tranh quyết liệt, hình ảnh người cộng sản dường như chỉ còn là một vầng hào quang, một ký ức hoặc một giấc mơ đẹp. Đối với những thanh thiếu niên mới lớn, hình ảnh người cộng sản dường như quá xa xôi, lạ lẫm. Người ta truyền nhau câu cửa miệng: “đảng viên nhan nhản, cộng sản hiếm hoi”(6).

Tác giả bài viết nhấn mạnh, trong điều kiện đổi mới hiện nay, cái quan trọng nhất thể hiện được vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên, làm nên uy tín đảng viên, là những vấn đề sau:

Một là, đảng viên phải có thái độ đúng đắn, tích cực đối với công cuộc đổi mới, đi đầu thực hiện đổi mới, kiên định lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, trung thành với lý tưởng cộng sản, đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, vững vàng, không dao động trước bất kỳ khó khăn, thử thách nào.

Hai là, đảng viên phải có kiến thức, có năng lực thực hiện công cuộc đổi mới.

Ba là, đảng viên phải nỗ lực phấn đấu làm hết sức mình, bằng lao động sáng tạo và có chất lượng cao của mình, góp phần xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, làm giàu cho đất nước, cho nhân dân, trong đó có bản thân.

Những người lợi dụng chức quyền để kiếm chác, tham nhũng, bóc lột thì dù mang danh đảng viên, thực chất họ không còn là đảng viên. Họ còn ở trong Đảng chẳng qua là vì tổ chức đảng nơi họ sinh hoạt đã kém đấu tranh, xuê xoa, nể nang hoặc vì sự vô nguyên tắc nào đó. Và chừng nào còn như vậy thì sự trong sạch và uy tín của Đảng không tránh khỏi bị phá hoại.

Bốn là, đảng viên phải có quan hệ tốt với quần chúng.

Năm là, đảng viên phải có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất của Đảng trên cơ sở thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.

Hướng tới mục tiêu: “Phải tạo cho được sự chuyển biến mạnh mẽ và thực chất hơn nữa trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng ta và hệ thống chính trị ở nước ta thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện từ gốc, từ cơ sở; xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, nhất là bí thư cấp ủy có đủ năng lực, uy tín lãnh đạo tổ chức cơ sở đảng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị; nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên và chất lượng đảng viên, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới”, Tổng Bí thư chỉ rõ:

Về nhận thức, phải xác định rõ tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ở cơ sở có vị trí rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng. Đội ngũ đảng viên có vai trò trực tiếp và là nhân tố cơ bản quyết định năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, đảng viên, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng phải gắn liền với xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phải lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ sở và sự hài lòng của nhân dân làm thước đo năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Quá trình thực hiện phải thường xuyên kết hợp giữa xây dựng cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh với củng cố, chấn chỉnh cơ sở đảng yếu kém; coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải đi đôi với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu, vai trò tiên phong, gương mẫu trong sinh hoạt đảng; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng thời, cần tạo môi trường để đảng viên rèn luyện, phấn đấu, nâng cao bản lĩnh chính trị, tính tiên phong, gương mẫu, thực hiện nghiêm các nguyên tắc về sinh hoạt đảng và lời thề của đảng viên khi vào Đảng. Phát huy thật tốt dân chủ trong Đảng và trong xã hội; tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; phải dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng và rèn luyện đảng viên. Coi trọng chất lượng phát triển đảng viên, chú trọng hơn nữa đến việc rèn luyện, bồi dưỡng quần chúng, đối tượng cảm tình đảng, trước khi vào Đảng phải thực sự là những quần chúng ưu tú không chỉ về năng lực công tác mà phải thực sự tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức, lối sống, có động cơ trong sáng với phương châm “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Thường xuyên rà soát, sàng lọc, kịp thời và kiên quyết đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng.

Về hành động, cần khẩn trương, nghiêm túc xây dựng và tổ chức thực hiện thật tốt các chương trình, kế hoạch hành động liên quan đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết lần này của Trung ương đã đề ra, như: Đổi mới, hoàn thiện tổ chức của các loại hình tổ chức cơ sở đảng; rà soát, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác cho phù hợp với từng loại hình tổ chức cơ sở đảng. Xác định rõ những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt của đảng bộ, chi bộ; bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cấp ủy viên các cấp...

Để thực hiện thành công mục tiêu, yêu cầu, các nhiệm vụ và giải pháp đề ra, Ban Tổ chức Trung ương và các ban đảng, các cơ quan tham mưu, giúp việc ở Trung ương cần sớm có hướng dẫn tổ chức thực hiện; các tỉnh ủy, thành ủy, đảng bộ trực thuộc Trung ương phải thực sự năng động, chủ động cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết của Trung ương đã đề ra, sao cho thật sát hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và đặc điểm của địa phương mình, ngành mình, cơ quan, đơn vị mình; và đặc biệt là từng cơ sở đảng phải đề ra và tổ chức thực hiện thật nghiêm, thật tốt những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với cơ sở mình. Từng đảng viên cũng phải xác định rõ bổn phận và trách nhiệm thiêng liêng và cao cả của mình khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, không ngừng phấn đấu và rèn luyện bản lĩnh chính trị, tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, lối sống; thường xuyên tự phê bình và phê bình, gương mẫu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Chỉ có như vậy, tổ chức đảng và đảng viên mới thật sự trong sạch, vững mạnh, có uy tín với quần chúng nhân dân. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết, cần hết sức coi trọng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, qua đó kịp thời phát hiện, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến; kịp thời củng cố các tổ chức đảng yếu kém; xử lý nghiêm các đảng viên thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật và kỷ luật đảng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thông qua các hoạt động của mình, phát huy vai trò của đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Có thể khẳng định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị nói chung, phát triển tổ chức cơ sở đảng nói riêng. Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp chúng ta vững tin về sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Mỗi cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu; các tổ chức đảng có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao; đoàn kết nội bộ tốt hơn; Đảng gắn bó với Nhân dân mật thiết vì Chủ tịch Hồ Chí Mình đã dạy: “Đảng ta, Chính phủ ta, ngoài lợi ích của nhân dân, không có lợi ích nào khác, nên đảng viên, cán bộ trong và ngoài Đảng phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp”(7).

(theo tuyengiao.vn)

(1) (2) Nguyễn Phú Trọng: Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội XIII của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2023, tr. 132, 60.

(3) (4) (5) (6) Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2023, tr. 473, 476, 477, 511.

(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011, t. 10, tr. 618.
PGS.TS. LÊ VĂN CƯỜNG
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tin liên quan

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và chỉ đạo Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 15 Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương ngày 16/1/2019_Ảnh: vietnamplus.vn Năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tác phẩm chọn lọc 38 bài viết, bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thể hiện những tư tưởng, quan điểm và định hướng quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược và to&ag

Tin khác cùng chủ đề

Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Quan điểm phát triển văn hóa, con người trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để phòng, chống tận gốc tham nhũng, tiêu cực
Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
Quan điểm của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và vận dụng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài hiện nay

Gửi bình luận của bạn