Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định một trong những phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 đó là “Phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội”.

Nhận thức vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Nhận thức vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Tôn giáo là bộ phận hợp thành tạo nên sự đa sắc màu của nền văn hóa. Khi nói đến văn hóa của một dân tộc hay khu vực, không thể không nhắc đến bộ phận cấu thành là tôn giáo. Giá trị văn hóa của tôn giáo thể hiện ở niềm tin, thực hành, các nguyên tắc đạo đức, các giá trị, những di sản hữu hình và vô hình. Quá trình hình thành, phát triển giáo lý, triết lý, các nguyên tắc, giáo luật của các tôn giáo dần ảnh hưởng, thẩm thấu đến nhận thức, tư tưởng, tâm lý và lối sống không chỉ của tín đồ, mà còn ảnh hưởng tới nhiều mặt của xã hội. Giá trị văn hóa của tôn giáo có một sức sống lâu bền và mãnh liệt, thậm chí ngay cả trong các xã hội đã đạt được tính hiện đại cao.

Việt Nam là đất nước đa dạng tôn giáo, trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảng ta xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước”. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 24-11-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh sâu sắc luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Do đó, việc khơi dậy và phát huy giá trị tốt đẹp của các tôn giáo - thành tố cấu thành văn hóa nhằm tạo nguồn lực để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hết sức cần thiết.

Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời là một thực thể xã hội. Với tư cách là một thực thể xã hội, tôn giáo cũng như các hiện tượng xã hội khác, tôn giáo do đời sống kinh tế - xã hội sinh ra, và chịu sự chi phối, tác động của những điều kiện xã hội. Đồng thời, nó cũng có tác động trở lại với đời sống xã hội cả ở mặt tích cực và hạn chế của nó. Trong tác phẩm Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo, V.I.Lênin đã từng vạch rõ: “Khắp nơi, bọn tư sản phản động đã chú trọng, và ở nước ta hiện nay chúng cũng bắt đầu chú trọng khêu lên những sự thù hằn tôn giáo, để làm cho quần chúng chú ý về phía đó, khiến họ không để ý đến những vấn đề chính trị và kinh tế thật sự quan trọng và chủ yếu”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với các đại biểu tôn giáo trong quốc hội nước việt nam dân chủ cộng hòa năm 1960 (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III)

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta không trình bày một cách hệ thống lý luận về bản chất, nguồn gốc, tính chất tôn giáo... nhưng tư tưởng của Người về tôn giáo lại có sự độc đáo, thể hiện tính sáng tạo và đặc biệt là thấm đẫm giá trị nhân văn và phát triển. Từ những bài viết, bài nói, những lời di huấn về tôn giáo cho đến những cử chỉ, hành động, ứng xử của Người đối với chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo đều luôn thể hiện sự tinh tế trong tiếp cận tôn giáo, sự am tường sâu sắc về văn hóa, tôn giáo Việt Nam, tinh thần khoan dung, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc. Chính vì vậy, chính sách “tự do tín ngưỡng, đoàn kết lương giáo” do Người khởi xướng và lãnh đạo tổ chức thực hiện đã có sức lan tỏa lớn lao, cảm hóa được đông đảo đội ngũ chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo, giúp họ xóa bỏ mặc cảm, đồng lòng, đồng sức tích cực tham gia sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Người đã vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo, không chỉ thấy tôn giáo là một hiện tượng xã hội mang tính đặc thù, mà còn xem tôn giáo là một thành tố, bộ phận của văn hóa. Từ trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch, trong mục Đọc sách của tập Nhật ký trong tù, Người đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tỗng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Vì tôn giáo là một bộ phận của văn hóa nên nó mang chứa bản chất nhân văn, nhân đạo của văn hóa.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề tôn giáo là “mảnh đất màu mỡ”, là một trong những ngòi nổ của chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ chống phá Đảng, Nhà nước, công cuộc đổi mới của dân tộc ta. Các thế lực thù địch tập trung khai thác chủ yếu để chống phá cách mạng nước ta đó chính là sự đối lập về thế giới quan duy tâm của tôn giáo và thế giới quan duy vật biện chứng - nền tảng lý luận của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây là cơ sở để chúng tạo ra mâu thuẫn giữa đồng bào có đạo với Đảng, Nhà nước ta, tạo ra mâu thuẫn giữa đỗng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, khoét sâu khoảng cách mâu thuẫn giữa chế độ ta với tôn giáo. Các thế lực thù địch tập trung tuyên truyền, gieo rắc tâm lý cho rằng, chủ nghĩa xã hội không chấp nhận tôn giáo, xóa bỏ tôn giáo, từ đó tạo ra khoảng cách, sự đối kháng giữa tôn giáo với Đảng, Nhà nước và chủ nghĩa xã hội; đồng thời, kích động tôn giáo chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Kế thừa tư tưởng của các nhà kinh điển Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định sự đồng hành của tôn giáo với chủ nghĩa xã hội và có tinh thần rất biện chứng về việc vào Đảng của những người có đạo: “Có anh em hỏi một người Công giáo có vào Đảng Lao động được không? Có Người Công giáo nào vào cũng được, miễn là trung thành, hăng hái làm nhiệm vụ, giữ đúng kỷ luật của Đảng. Nước ta kinh tế lạc hậu, kỹ thuật kém, tôn giáo là duy tâm, cộng sản là duy vật, nhưng trong điều kiện hiện tại, người theo đạo vẫn vào Đảng được”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chưa bao giờ có tư tưởng xóa bỏ, kỳ thị hay áp bức tôn giáo mà luôn nhất quán nhận thức: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, tín ngưỡng, Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện nhất quán quan điểm về tôn giáo qua các kỳ Đại hội của Đảng đó là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Cụ thể: Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16-10-1990 của Bộ Chính trị, về Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới; Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 2-7-1998 của Bộ Chính trị về Công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (Nghị quyết số 25/NQ-TW, ngày 12-3-2003) về Công tác tôn giáo; ơng lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quả độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011); Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 10-1-2018 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về Công tác tôn giáo trong tình hình mới; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ln thứ VI (1986) đến Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021),…

Thực tiễn cho thấy, chúng ta cần nhận thức sâu sắc về những mặt đồng nhất giữa tôn giáo với chủ nghĩa xã hội, mặt khác cần chỉ ra một số vấn đề cốt lõi của tôn giáo mà chưa tương đồng với chủ nghĩa xã hội để từ đó phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khắc phục những trở ngại trong quá trình quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Ta cần nhận thức sự đồng nhất giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội đó là tính nhân văn, khát vọng giải phóng con người, lòng khoan dung, độ lượng… Bên cạnh đó, cũng thẳng thắn nhìn nhận và chỉ ra sự khác biệt về phương thức thực hiện mục tiêu đồng nhất trên đó là: Chủ nghĩa xã hội với mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng con người, hướng tới một xã hội nhân văn bằng cách cải tạo thế giới tự nhiên bằng chính trình độ khoa học và sức lực của con người (đó là duy vật biện chứng); còn tôn giáo hướng tới mục tiêu trên nhờ một đấng siêu nhiên nào đó mà tự mình không giải quyết nó (đó là duy tâm).

Lễ cắt băng khánh thành giai đoạn I, Trung tâm Hành chính văn hóa phật giáo tỉnh Sơn La (Ảnh: baosonla.org.vn)

Sơn La là một tỉnh miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự đoàn kết, quyết tâm cao của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, Sơn La đã đạt được nhiều thành tựu phát triển trên mọi mặt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong đó có đồng bào theo đạo không ngừng được cải thiện và nâng cao, niềm tin của nhân dân với Đảng ngày càng được củng cố, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đến nay, toàn tỉnh có 32.983 người theo tôn giáo (Tin lành, Công giáo, Phật giáo, Cơ đốc giáo) đang hoạt động ở 12/12 huyện, thành phố. Tín đồ, chức sắc, các tôn giáo yên tâm, tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tham gia thực hiện tốt chính sách pháp luật về hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định. Tình hình dân tộc, tôn giáo trên địa bàn vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải xem xét giải quyết như: hoạt động tuyên truyền đạo trái pháp luật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp; hoạt động tuyên truyền lập "Nhà nước Môngvẫn tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định; tình trạng tự ý nâng cấp, cơi nới điểm sinh hoạt tại các điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung vẫn còn xảy ra; một số chức sắc tiếp tục triển khai việc mua đất để xây dựng nhà, với mục đích chuyển làm nơi sinh hoạt tập trung; một số điểm nhóm Tin lành đã được cấp đăng ký hoạt động tự ý xin chuyển hệ phái, hoặc tìm hiểu để chuyển tôn giáo; một số điểm sinh hoạt tôn giáo chưa thực hiện việc đăng ký, báo cáo với chính quyền khi tổ chức các lễ nghi tôn giáo; công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo ở một số nơi chưa được thường xuyên và sâu rộng; việc quán triệt triển khai, thực hiện hướng dẫn đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung theo điểm nhóm đối với đạo Tin lành còn chậm; một số "hiện tượng tôn giáo mới" sẽ tiếp tục đổi mới hình thức tập hợp tín đồ, cách thức sinh hoạt để lôi kéo người tin theo (Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 203 người tin theo hiện tượng này, đang hoạt động ở 37 tổ, bản, tiểu khu, 18 xã, phường, thị trấn, 07 huyện, thành phố).

Chúng ta cần nhận thức tuyên truyền, giáo dục và quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, đường lối chính sách và pháp luật của Nhà nước nhất là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Quan tâm chăm lo xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở địa phương vùng đồng bào có đạo, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh gắn với củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; Kịp thời nắm bắt tình hình và xử lý hiệu quả các vấn đề, sự kiện liên quan đến tôn giáo; Đấu tranh kiên quyết với các luận điệu sai trái, nhất là các luận điệu tôn giáo đối lập với chủ nghĩa xã hội và vu khống, xuyên tạc Đảng, Nhà nước ta kỳ thị các tôn giáo; công khai vạch trần các âm mưu thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá sự nghiệp cách mạng./.

ThS. Nguyễn Thành Vĩnh

 Phó Trưởng Phòng QLĐT&NCKH, Trường Chính trị Tỉnh Sơn La

Tôn giáo là bộ phận hợp thành tạo nên sự đa sắc màu của nền văn hóa. Khi nói đến văn hóa của một dân tộc hay khu vực, không thể không nhắc đến bộ phận cấu thành là tôn giáo. Giá trị văn hóa của tôn giáo thể hiện ở niềm tin, thực hành, các nguyên tắc đạo đức, các giá trị, những di sản hữu hình và vô hình. Quá trình hình thành, phát triển giáo lý, triết lý, các nguyên tắc, giáo luật của các tôn giáo dần ảnh hưởng, thẩm thấu đến nhận thức, tư tưởng, tâm lý và lối sống không chỉ của tín đồ, mà còn ảnh hưởng tới nhiều mặt của xã hội. Giá trị văn hóa của tôn giáo có một sức sống lâu bền và mãnh liệt,

Tin khác cùng chủ đề

Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Quan điểm phát triển văn hóa, con người trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để phòng, chống tận gốc tham nhũng, tiêu cực
Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
Quan điểm của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và vận dụng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài hiện nay

Gửi bình luận của bạn