Nêu gương của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp hiện nay có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng để đoàn kết, tập hợp, quy tụ trí tuệ của tập thể, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới đặt ra.

Nêu gương: Yếu tố then chốt của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp hiện nay
Nêu gương: Yếu tố then chốt của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp hiện nay

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan toả, thúc đẩy các phong trào cách mạng”(1).

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)

Gương mẫu của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức, hành động trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”(2). Nêu gương trong cán bộ, đảng viên là phương thức lãnh đạo của Đảng, khẳng định sự kiên định với mục tiêu, lý tưởng cách mạng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, không dao động, ngả nghiêng trước khó khăn, thử thách, nói và làm theo đúng đường hướng chính trị đã họp bàn thống nhất trong cấp uỷ, tổ chức đảng, không có tư tưởng bàn lùi, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong nội bộ. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, nhờ có sự nêu gương của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp mà Đảng ta đã quy tụ, tập hợp được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, khơi dậy được ý chí, khát vọng của các tầng lớp nhân dân, không sợ khó khăn, hiểm nguy, vượt qua “mưa bom, bão đạn” của kẻ thù, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Nêu gương đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp là nội dung, biện pháp quan trọng để giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, tạo sự đoàn kết, thống nhất về tư tưởng và hành động cách mạng. Đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp thì nêu gương lại càng cần thiết được xem như mực thước về hành động cách mạng, nói như thế nào thì hành động đúng như vậy, thực sự tiêu biểu cho phẩm chất đạo đức, lối sống. Nêu gương có vai trò rất quan trọng đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp không chỉ góp phần tuyên truyền những quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, mà còn khơi dậy, phát huy được tính năng động, sáng tạo của cấp dưới trong thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương. 

Để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên như: Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp; Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viênQuy định 08-QĐ/TW, ngày 25/10/2018 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ươngKết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… Nhờ vậy, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp đã phát huy được năng lực, phương pháp tác phong công tác của mình trong lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của địa phương. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp đã thể hiện rõ bản lĩnh, trí tuệ trong việc đưa ra những phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương sát hợp, được lòng dân; hệ thống giao thông ngày càng hiện đại, phục vụ hữu ích cho nhiệm vụ khai thác, sử dụng các nguồn lực của địa phương; thu hút được nhiều dự án ở bên ngoài đầu tư phát triển, giải quyết việc làm cho người lao độngNghị quyết số 26 đánh giá: “Nhiều cán bộ năng động, sáng tạo, thích ứng với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế”(3).

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì mức độ nêu gương của một bộ phận không nhỏ cán bộ chủ chốt các cấp còn có những hạn chế, khuyết điểm nhất định. Việc cụ thể hoá, thể chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương; năng lực dự báo còn thấp, chưa đưa ra được nhận định, đánh giá mang tính dài hạn, đặt ra cho các bộ phận, lực lượng tập trung nguồn lực phải triển. Một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp chưa tích cực, chủ động, tự giác tu dưỡng, rèn luyện về năng lực, phương pháp tác phong công tác, phẩm chất đạo đức, lối sống, có biểu hiện xa rời thực tiễn, quan liêu, hách dịch, vòi vĩnh doanh nghiệp, gây khó khăn cho nhân dân khi đến làm việc, cá biệt còn có cán bộ  chủ chốt ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nói không đi đôi với làm, nói một đằng làm một nẻo, chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, chỉ biết vun vén cho bản thân, gia đình… Đảng ta nhận định: “Năng lực cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, nghị quyết còn hạn chế, năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, làm cho pháp luật, nghị quyết chậm được thực hiện và hiệu quả thấp”(4).

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt ra lộ trình, mục tiêu trước mắt và dài hạn rất cụ thể cho từng thời kỳ phát triển của đất nước phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy ý chí, khát vọng con người Việt Nam đưa nước ta ngày càng phát triển đi lên sánh vai cường quốc năm châu thế giới. Trong điều kiện, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước, một số phần tử cơ hội chính trị thường xuyên lợi dụng sơ hở, thiếu xót trong lãnh đạo, quản lý của Đảng ta, Nhà nước ta để chống phá, xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, chia rẽ mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Do vậy, rất cần đến những cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có “tâm, tầm, trí”phát huy năng lực thực tiễn, kiến thức đã được học tập, tích luỹ qua các cương vị khác nhau, góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nước phát triển đi lên.

Một số biện pháp thực hành nêu gương của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp ở nước ta hiện nay

Một làtăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi cách mạng Việt Nam, Đảng lãnh đạo tập trung, thống nhất công tác cán bộ. Do đó, bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh nào cũng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ. Đảng phải thường xuyên đổi mới phương thức đánh giá cán bộ thông qua nhiều kênh, nhiều bước khác nhau, trong đó tập trung vào hiệu quả công việc, uy tín, sự kính trọng, nể phục của đồng nghiệp, cấp dưới, nhân dân, giải quyết công việc thường xuyên, cũng như đột xuất, khả năng ứng xử, giao lưu với mọi người xung quanh. Bổ nhiệm, sắp xếp, bố trí cán bộ phải đúng người, đúng việc, đưa vào nguồn những cán bộ chủ chốt có động cơ phấn đấu đúng đắn, rõ ràng, có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng. Quán triệt sâu sắc quan điểm của V.I.Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa “đức”, “tài”, số lượng và chất lượng theo phương châm thà ít mà tốt; thường xuyên kiểm tra, đánh giá cán bộ thông qua mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, thông qua tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình trong công tác, trong đời sống sinh hoạt đời thường, nhất là ở nơi cư trú. Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp phảixuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ, tình hình cách mạng đặt ra. Tuyệt nhiên, khi đánh giá cán bộ thì không được theo cảm tính, ý muốn chủ quan của cá nhân, tổ chức.

Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là của các cấp ủy, tổ chức đảng mà nòng cốt là các cơ quan, ban ngành có liên quan trực tiếp làm công tác tổ chức, cán bộ. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong giám sát, kiểm tra việc hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ chủ chốt các cấp thông qua sinh hoạt, qua hội nghị sơ kết, tổng kết, đối thoại dân chủ. Sau thời gian bổ nhiệm, làm việc các cơ quan, đơn vị, địa phương phải tiến hành lấy phiếu tín nhiệm trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân. Thực hiện tốt chế độ công khai, thông tin rộng rãi chủ trương, biện pháp đánh giá năng lực thực tiễn của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; thông qua lấy phiếu tín nhiệm, hoặc tham dò dư luận trong nhân dân thấy cán bộ chủ chốt các cấp không đủ năng lực, uy tín trước tập thể, họp bàn thống nhất đề nghị cấp trên cho thôi chức vụ, chuyển sang vị trí công tác khác phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân. Kiên quyết không để cán bộ chủ chốt các cấp nắm giữ vị trí quan trọng mà năng lực thực tiễn không có, uy tín thấp, như vậy, sẽ không lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành được cấp dưới. Bố trí, sắp xếp, lựa chọn cán bộ vào vị trí lãnh đạo chủ chốt trải qua nhiều cương vị khác nhau; có kiến thức toàn diện, am hiểu các vấn đề xã hội, có kỹ năng thuyết trình, vận động quần chúng nhân dân, không có bất kỳ tai tiếng gì trong thời gian làm việc ở các vị trí khác nhau. Kiên quyết không lựa chọn những cán bộ vào vị trí lãnh đạo chủ chốt ở mỗi cấp khi năng lực chuyên môn, nhất là sự trải nghiệm thực tiễn chưa có nhiều.

Hai là, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong giám sát hoạt động của cán bộ cốt lãnh đạo chủ chốt các cấp. Việc dựa vào nhân dân để đánh giá việc nêu gương của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong giai đoạn hiện nay không những đem lại hiệu quả chính xác, khách quan, kịp thời mà còn giúp cho Đảng loại bỏ ra khỏi hàng ngũ lãnh đạo những cán bộ có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Hoạt động giám sát của nhân dân được tiến hành trong mọi lúc, mọi nơi để nắm bắt được những hoạt động của cán bộ chủ chốt có đúng mực, nhất quán không, có quan hệ bất chính không, có được quần chúng nhân dân tín nhiệm không. Qua những phản ánh của quần chúng nhân dân qua các kênh khác nhau mà vai trò, trách nhiệm, năng lực công việc và những phẩm chất của cán bộ chủ chốt được biểu hiện rất rõ. Yêu cầu khi phát huy vai trò của nhân dân trong giám sát hoạt động nêu gương của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân, thường xuyên liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân, phát huy dân chủ trong nhân dân, phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội để phản ánh những băn khoăn, trăn trở của mình về những việc làm của cán bộ chưa đúng, chưa gương mẫu. Bảo đảm đầy đủ lợi ích, quyền lợi và sự an toàn cho nhân dân trong giám sát hoạt động nêu gương của cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể Đảng uỷ, cấp uỷ, tổ chức đảng ở mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương trong thăm dò dư luận, lắng nghe ý kiến phản hồi từ nhân dân. Khi trong nhân dân có dư luận xấu có liên quan đến cán bộ chủ chốt các cấp, nhanh chóng phối hợp với Uỷ ban kiểm tra các cấp tiến hành xác minh thông tinnếu đúng thì phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền tiến hành điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật, quy định của Đảng.

Ba là, mỗi cán bộchủ chốt các cấp nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc tự giác tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”(5); Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt nhấn mạnh đến công tác tác cán bộ xem đó là then chốt của then chốt. Mỗi cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải thấm nhuần đạo đức cách mạng phải tự rèn luyện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống quan liêu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”(6).

Mỗi cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp cần chủ động xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, rèn luyện cho bản thân, xác định rõ nội dung, cách thức, phương pháp thực hiện yêu cầu đã đề ra; thường xuyên so sánh đối chiếu với nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị, địa phương xem có đúng, phù hợp với điều kiện thực tế không để có sự điều chỉnh, bổ sung cho kịp thời. Bản thân thấy thiếu ở điểm gì, thì tập trung vào việc tự nghiên cứu, tìm hiểu để tăng thêm vốn sống, sự hiểu biết, nâng cao tri thức cho bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tuyệt đối không mắc bệnh kiêu ngạo cộng sản, xem thường người khác, cho rằng bản thân có quyền lực cao nhất ở địa phương, không chịu lắng nghe tiếp thu ý kiến của cấp dưới, của nhân dân, chuyên quyền, độc đoán. Như thế, sớm hay muộn sẽ bị cô lập, không hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao, sẽ bị pháp luật Nhà nước, kỷ luật Đảng xử lý theo đúng quy định. Mỗi cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải không ngừng phát huy năng lực thực tiễn của bản thân, ý thức sâu sắc niềm vinh dự, tự hào được là lãnh đạo cốt cán của địa phương, từ đó, tích cực, chủ động hơn nữa trong rèn luyện năng lực thực tiễn để thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông với nhân dân. Vận động, đồng hành với nhân dân tham gia dựng xây, kiến thiết quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp, hạnh phúc do năng lực lãnh đạo của các thế hệ cán bộ chủ chốt địa phương đem lại.

Bốn là, kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những người yếu về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, lối sốngV.I.Lênin đã từng cảnh báo rằng: “Phải khai trừ ra khỏi đảng tất cả những đảng viên Đảng Cộng sản Nga ít nhiều đáng nghi ngờ, không vững vàng, đã không chứng minh được sự kiên định của mình; những người này có quyền được kết nạp lại sau khi thẩm tra và thử thách thêm”(7). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh: Kiên quyết chống chạy chức, chạy quyền, đã chạy là không dùng. Với tinh thần này, các cấp uỷ đảng cần có biện pháp tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, đề cao vai trò giám sát Mặt trận Tổ quốc các cấp, của quần chúng nhân dân trong phát hiện, tố giác kịp thời những sai phạm, vi phạm đạo đức, lối sống của cán bộ chủ chốt các cấp để xử lý kịp thời. Từng bước hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách một cách đầy đủ, toàn diện, không tạo ra kẽ hở, “khoảng trống” để cán bộ cốt cán dễ dàng thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Uỷ ban kiểm tra các cấp đối với địa phương, tập trung vào những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như: đất đai, quy hoạch, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, đấu thầu… Khi phát hiện cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở địa phương có dấu hiệu vi phạm các cơ quan lập tức vào cuộc điều tra, xác minh nếu đủ chứng cứ, yếu tố cấu thành tội phạm tiến hành truy tố, xét xử, loại ngay ra khỏi bộ máy chính quyền…

Thực hiện đồng bộ những nội dung, biện pháp trên, góp phần nêu cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp ở nước ta hiện nay. Khơi dậy tinh thần dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, dám chịu đựng khó khăn, gian khổ và dám chịu trách nhiệm trước tổ chức về những quyết định đưa ra của mình, từ đó, góp phần xây dựng Đảng ta, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

ThS Nguyễn Tú Anh

                     Học viện Chính trị

Bộ Quốc phòng

Tài liệu tham khảo

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.183-184.

(2) Hồ Chí Minh,Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.284.

(3) Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

(4) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia. Sự thật, Hà Nội, t.II, tr.165.

(5) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2011, tr. 280.

(6) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H.2011, tr.293.

(7) V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t. 43, tr. 432.

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan toả, thúc đẩy các phong trào cách mạng”(1). Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu) Gương mẫu của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức, hành động trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”(2)

Tin khác cùng chủ đề

Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Quan điểm phát triển văn hóa, con người trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để phòng, chống tận gốc tham nhũng, tiêu cực
Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
Quan điểm của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và vận dụng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài hiện nay

Gửi bình luận của bạn