Nhằm góp phần “Đổi mới căn bản chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo phương châm khoa học, thực tiễn, sáng tạo và hiện đại[1] theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ban Tuyên giáo Trung ương đã triển khai “Đề án thí điểm phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên Internet" (Đề án thí điểm) trên địa chỉ https://lyluanchinhtri.dcs.vn. Đây được coi là giải pháp đột phá nhằm xây dựng một hệ sinh thái số lưu trữ nguồn tư liệu về lý luận chính trị một cách khoa học, có hệ thống.

Một số kết quả bước đầu triển khai thực hiện Đề án thí điểm phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên Internet
Một số kết quả bước đầu triển khai thực hiện Đề án thí điểm phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên Internet

Tọa đàm khoa học “Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị trên Internet trong giai đoạn hiện nay”

Căn cứ Kế hoạch số 14-KH/TW, ngày 25/3/2019 của Ban Bí thư “Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” giao Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì tổ chức thí điểm việc phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên Internet, phù hợp với từng đối tượng. Qua hơn 8 tháng triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả như sau.

1. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện

Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành 15 văn bản để triển khai thực hiện. Lựa chọn 12 địa phương đơn vị triển khai Đề án thí điểm gồm: Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương; Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Bình Định, Bình Dương, Cần Thơ. Căn cứ các văn bản của Ban Tuyên giáo Trung ương, các địa phương, đơn vị đã tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả. Tập huấn, hướng dẫn cán bộ, đảng viên tham gia hệ thống thí điểm; theo dõi, giám sát, việc học tập của cán bộ, đảng viên. Các trung tâm chính trị cấp huyện đã bổ sung nội dung thực hiện Đề án thí điểm vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để triển khai thực hiện. Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức kiểm tra, khảo sát kết quả triển khai thực hiện Đề án thí điểm. Các địa phương, đơn vị được lựa đều quan tâm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc cán bộ, đảng viên tham gia truy cập vào hệ thống thí điểm.

2. Quá trình xây dựng cơ chế vận hành, lực lượng tham gia

Xác định đây là một nhiệm vụ mới và khó, chưa có tiền lệ, cần có sự tham gia của nhiều cơ quan lý luận ở Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương đã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đề án thí điểm, thành viên là các đồng chí Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương, Thông tấn xã Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, Bộ khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Cục Tuyên huấn - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Cục Công tác Đảng và công tác chính trị - Bộ Công an. Thành lập Hội đồng chuyên môn, Tổ giúp việc để triển khai thực hiện Đề án thí điểm. Xây dựng hệ thống tư liệu, lựa chọn, thẩm định các tài liệu để đăng tải cho cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập.

Xây dựng phần mềm hệ thống với giao diện hiện đại, bố cục hợp lý, khoa học, thân thiện, dễ sử dụng, tính tương tác cao, sử dụng được trên máy tính và điện thoại thông minh. Hệ thống bao gồm các modules chính: Học tập trực tuyến online, học tập với giáo viên, luyện tập, kiểm tra kiến thức qua bài kiểm tra tổng hợp… hỗ trợ nhiều dạng bài học như: bài giảng video, pdf, powerpoint, word, infographic... Đặc biệt, Hệ thống có ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề thi đáp ứng được các cuộc thi lớn, có thể lập kế hoạch học tập, kiểm tra, theo dõi tiến độ học tập, báo cáo kết quả học tập, kiểm tra của người dùng cho Trung ương và các địa phương kịp thời.

3. Về xây dựng tài liệu, nội dung đăng tải trên Hệ thống thí điểm

Hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2022

Ban Tuyên giáo Trung ương đã phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương, đơn vị được lựa chọn thí điểm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ Đề án. Ký hợp đồng với các chuyên gia, nhà khoa học xây dựng các chuyên đề về lý luận chính trị thuộc 5 môn lý luận cơ bản: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; các chuyên đề những quan điểm mới của Đảng trên các lĩnh vực: Phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - con người, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị để đăng tải trên hệ thống.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học tại 02 cuộc Hội thảo, tọa đàm khoa học, Ban Tuyên giáo Trung ương đã thống nhất xây dựng Hệ thống thí điểm gồm 5 cấu phần như sau: (1) Kiến thức lý luận chính tr(gồm các nội dung: Thường thức lý luận chính trị; Những quan điểm mới của Đảng; Kết quả nghiên cứu lý luận chính trị); (2) Nghiệp vụ công tác lý luận chính trị (gồm các nội dung: Hoạt động nghiệp vụ; Tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị; Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; Nghiên cứu lý luận); (3) Nghiên cứu - trao đổi (gồm những ý kiến trao đổi về những vấn đề lý luận mới trong thực tiễn, về chuyên môn, nghiệp vụ công tác tuyên giáo…); (4) Tư liệu - bài giảng (gồm các tài liệu, bài viết, bài giảng về lý luận chính trị); (5) Kiểm tra, đánh giá (gồm các bộ câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của cán bộ, đảng viên).

Tính đến tháng 5 năm 2024, hệ thống thí điểm đã đăng tải được 1.900 tài liệu, bài viết, câu hỏi trắc nghiệm cho cán bộ, đảng viên học tập, nghiên cứu. Các tài liệu đăng tải đều đảm bảo tính thời sự, chính xác, khoa học có chất lượng, góp phần phục vụ kịp thời công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và nhu cầu khai thác thông tin của cán bộ, đảng viên.

4. Vận hành Hệ thống thí điểm

Sau một thời gian chuẩn bị về nội dung và hạ tầng kỹ thuật phần mềm, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Lễ khai trương Hệ thống thí điểm vào ngày 9/8/2023 trên địa chỉ https://lyluanchinhtri.dcs.vn. Ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy đã tổ chức điểm cầu trực tuyến, triệu tập cán bộ, đảng viên tham dự Lễ khai trương và Hội nghị giao ban, tập huấn công tác giáo dục lý luận chính trị ở cơ sở năm 2023. Sau Lễ khai trương, ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy đã quán triệt, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện đúng tiến độ, bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực. Các địa phương, đơn vị thí điểm được cấp mỗi đơn vị 01 tài khoản quản trị để đôn đốc, theo dõi cán bộ, đảng viên tham gia học tập, kiểm tra.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Lễ khai trương Hệ thống thí điểm (ngày 9/8/2023) “sớm tham mưu mở rộng các địa phương, đơn vị tham gia Đề án thí điểm”, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tham mưu ban hành Công văn số 6961-CV/BTGTW, ngày 26/10/2023 về việc tham gia Hệ thống thí điểm gửi 51 tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy còn lại. Kết quả, tính đến nay đã có 63/63 tỉnh ủy, thành ủy tham gia Hệ thống thí điểm[2]. Tính từ khi khai trương Hệ thống thí điểm (ngày 9/8/2023) có 2.328 cán bộ, đảng viên tham gia, đến ngày 24/5/2024, Hệ thống đã có 237.406 lượt truy cập và 61.937 cán bộ, đảng viên đăng ký tài khoản (trong đó có 11.394 người dùng tham gia bài học (chiếm 18%), 24.103 người dùng tham gia bài kiểm tra (chiếm 42%).

Theo thống kê trên hệ thống, chỉ tính riêng trong ngày tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII (ngày 04/12/2023), đã có khoảng 30.000 lượt người dùng truy cập vào Hệ thống thí điểm qua điện thoại thông minh (75,9%), laptop (22,9%), máy tính bảng (1,1%) để tải các tài liệu học tập Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII. Ngoài ra, Ban Tuyên giáo Trung ương triển khai “Hệ thống phần mềm họp trực tuyến” trên nền tảng Internet, sử dụng web và ứng dụng (APP) nhằm hỗ trợ truy cập cho cán bộ, đảng viên ở các xã, phường, thị trấn (vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo không có điều kiện tham gia học tập tại các điểm cầu tập trung)…; Chỉ tính trong ngày 04/12/2023 có 10.300 điểm truy cập vào “Hệ thống phần mềm họp trực tuyến” để nghe báo cáo viên Trung ương truyền đạt các nội dung của Hội nghị. Việc đăng tải các nội dung bài giảng lên Hệ thống giúp cán bộ, đảng viên kịp thời truy cập, tải tài liệu để học tập, nghiên cứu.

Một số bài học có giá trị sâu sắc thu hút lượng lớn cán bộ, đảng viên tham gia như: "Tài liệu, bài giảng Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII", “Dấu mốc lịch sử, đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới”, Kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, quyết tâm xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, “Cả nước đồng lòng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc”, Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng… Một số bài kiểm tra có đông đảo người tham gia, như: Bài kiểm tra 5 môn lý luận chính trị, Nghị quyết TW8, khóa XIII của Đảng”, Nghị quyết Đại hội XIII, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Với những chức năng sẵn có của Hệ thống thí điểm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị đã đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương hỗ trợ về nội dung, kỹ thuật phần mềm để tổ chức thí điểm bồi dưỡng, cập nhật lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên Internet thuộc đối tượng 5 của Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh theo Quy định số 164-QĐ/TW, ngày 01/02/2013 của Bộ Chính trị (trong tháng 5/2024). Từ kết quả thực hiện thí điểm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị sẽ tiếp tục đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương hỗ trợ để triển khai rộng rãi trong toàn Đảng bộ.

5. Công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị

Ngay sau khi Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ khai trương Hệ thống thí điểm (ngày 09/8/2023), ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy thí điểm đã chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí của địa phương đưa tin về Lễ khai trương hệ thống thí điểm trên các phương tiện thông tin đại chúng, chia sẻ rộng rãi trên các trang Fanpage, nhóm Zalo, Cổng Thông tin điện tử Đảng bộ các tỉnh, thành phố, cấp huyện.

Công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị được ban tuyên giáo các địa phương, đơn vị thí điểm triển khai nghiêm túc, hiệu quả, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền Đề án thí điểm lồng ghép vào các hội nghị báo cáo viên, hội nghị tập huấn công tác xây dựng Đảng, sinh hoạt chuyên đề, các cuộc họp cơ quan, chi bộ. Nhiều chi bộ đã khai thác nội dung đăng tải trên Hệ thống để phục vụ sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên đề... Các trung tâm chính trị cấp huyện đã bước đầu chủ động đưa Đề án thí điểm vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của năm để triển khai thực hiện. Thông qua đó, các đồng chí tham gia Đề án thí điểm nhận thức sâu sắc, đầy đủ việc thực hiện Đề án góp phần đổi mới phương pháp phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên; phù hợp với xu thế phát triển của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư; khuyến khích cán bộ, đảng viên ứng dụng công nghệ thông tin để tự nghiên cứu, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

6. Một số nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian tới

1. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả học tập lý luận chính trị qua Hệ thống thí điểm gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII, Kết luận số 21-KL/TW; Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW; Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới. Lấy kết quả học tập là một trong các tiêu chí đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hằng năm.

2. Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thí điểm về giao diện, bố cục, hạ tầng kỹ thuật để người dùng dễ theo dõi, học tập, xây dựng App học tập lý luận chính trị để sử dụng cho điện thoại thông minh.

3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho quản trị viên của các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trực thuộc Trung ương các kiến thức cơ bản về quản trị hệ thống để hướng dẫn cho địa phương, đơn vị tham gia Đề án.

4. Đôn đốc các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương chỉ đạo cấp ủy các cấp, cán bộ, đảng viên truy cập vào Hệ thống thí điểm để học tập, nghiên cứu và làm bài kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức. Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật (máy tính thế hệ mới, đường truyền Internet tốc độ cao) cho cán bộ, đảng viên tham gia học tập, nghiên cứu đạt hiệu quả.

5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập lý luận chính trị, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Khắc phục “căn bệnh” lười học, ngại học tập lý luận, nghị quyết của một số cán bộ, đảng viên./..

6. Tham mưu Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án thí điểm (trong tháng 7/2024) để tiếp tục xin chủ trương triển khai rộng rãi trên phạm vi cả nước./.

Hoàng Lĩnh



[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb CTQG-ST, 2021, tr.182-183

[2] Thành phần gồm: Lãnh đạo, chuyên viên của ban tuyên giáo tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy của trường chính trị tỉnh và tương đương; lãnh đạo, chuyên viên ban tuyên giáo, trung tâm chính trị cấp huyện.

Tọa đàm khoa học “Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị trên Internet trong giai đoạn hiện nay” Căn cứ Kế hoạch số 14-KH/TW, ngày 25/3/2019 của Ban Bí thư “Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” giao Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì tổ chức thí điểm việc phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên Internet, phù hợp với từng đối tượng. Qua hơn 8 tháng triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả như sau. 1. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành 15 văn bản để triển khai thực hiện. Lựa chọn 12 địa

Tin khác cùng chủ đề

Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Quan điểm phát triển văn hóa, con người trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để phòng, chống tận gốc tham nhũng, tiêu cực
Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
Quan điểm của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và vận dụng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài hiện nay

Gửi bình luận của bạn