Mùa Xuân Tân Sửu 1961, Bác Hồ có Thơ mừng năm mới gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, trong đó Người viết: “Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh”. Đó là mùa xuân đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội III (tháng 9/1960) của Đảng, đẩy mạnh cách mạng giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc vì cuộc sống ấm no, sung sướng, hạnh phúc của nhân dân.

Hồ Chí Minh - Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh
Hồ Chí Minh - Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh
Bác Hồ thăm Nhà máy Diêm Thống Nhất, năm 1956. Ảnh tư liệu
Bác Hồ thăm Nhà máy Diêm Thống Nhất, năm 1956. Ảnh tư liệu

Đường lên hạnh phúc rộng mở nhưng phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức lớn. Cách mạng ở miền nam với biết bao gian khổ, hy sinh, và phải dồn sức người, sức của của cả nước mới đi đến ngày toàn thắng vào mùa Xuân Ất Mão 1975 lịch sử. Thống nhất non sông là khát vọng lớn, là hạnh phúc vô bờ bến của toàn dân tộc Việt Nam.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc từ điểm xuất phát rất thấp kém và lạc hậu. Nông nghiệp, bình quân ruộng đất chỉ có ba sào Bắc Bộ một người (hơn 1.000 m2). Đảng và Bác Hồ chủ trương mở rộng diện tích canh tác bằng phục hóa khai hoang “phá xiềng 3 sào”, cũng là xóa đi sự kìm hãm trong nghèo đói. 

Công nghiệp, chỉ có mấy mỏ than ở Quảng Ninh, Nhà máy điện Yên Phụ, Hà Nội 6 vạn kW/năm, Nhà máy xi-măng Hải Phòng sản xuất 30 vạn tấn/năm, Nhà máy dệt Nam Định mỗi năm sản xuất được mấy triệu mét vải. 

Sau này mới có thêm Khu công nghiệp Thượng Đình, Hà Nội, Khu công nghiệp Việt Trì, Khu gang thép Thái Nguyên. “Ai tính được giá một cân gang thép. Một nén tơ tằm, một bát cơm ngô? Đã bao nhiêu ngày lụt, ngày khô. Và biết mấy chiến công, chiến sĩ” (Tố Hữu - Trên đường thiên lý). 

Miền bắc đã vươn mình, cất cánh. Năm 1964, đã căn bản giải quyết được lương thực cho toàn xã hội và sản xuất được 90% lượng hàng tiêu dùng; giáo dục, văn hóa phát triển tiến tới văn minh, tiến bộ. Tháng 3/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ tại Hội nghị chính trị đặc biệt: “miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới”(1).

Tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh định hình từ rất sớm. Năm 1927, trong tác phẩm Đường Cách mệnh, Người viết: “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”(2). Bản chất của cách mạng là đổi mới theo hướng tiến bộ, tích cực. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn dân xây dựng Đời sống mới, đoạn tuyệt với những thói xấu, sự lạc hậu, hướng tới cái mới mẻ, tốt đẹp. 

Trong bản Di chúc lịch sử, Người căn dặn Đảng và dân ta những điều cần làm để xây dựng lại đất nước sau ngày chiến thắng. Có một việc rất quan trọng: “Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”(3).

Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, con đường phát triển đất nước, đường lên hạnh phúc của cả dân tộc mở ra một kỷ nguyên mới. Tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh soi sáng con đường của Đảng và dân ta. Nhưng cả dân tộc phải gồng mình để vượt qua thách thức nặng nề. Phải khắc phục hậu quả to lớn của 30 năm chiến tranh. Phải kiên cường chiến đấu bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Phải vượt lên những hạn chế, yếu kém của chính mình bởi tư duy nóng vội, chủ quan, duy ý chí, quyết tâm đổi mới nhận thức, hành động, thay đổi cơ chế quản lý và chính sách, đổi mới từng phần tiến tới quyết định đường lối đổi mới toàn diện đất nước tại Đại hội VI của Đảng (12/1986).

Trải qua 40 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Năm 1986, thu nhập bình quân đầu người mới có gần 200 USD. Năm 2024 là 4.600 USD và năm 2025 này ước tính đạt 5.000 USD. 

Đại hội XIII của Đảng đặt mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, năm 2045 trở thành nước phát triển thu nhập cao. Xây dựng nước Việt Nam hùng cường, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc. Tổng kết 40 năm đổi mới, Đại hội XIV của Đảng sẽ mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

 

Trong lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, trên cả nước và thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn kiên định mục tiêu: Tất cả vì Tổ quốc giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân. Ngày nay mục tiêu xây dựng nước Việt Nam hạnh phúc đang ngày càng sáng tỏ. 

Một là, người dân sống trong độc lập, tự do, hòa bình, làm chủ đất nước, xã hội và cuộc sống của chính mình. Có chế độ chính trị, thể chế và hệ thống chính trị ưu việt, thật sự vì dân, như chỉ dẫn của Bác Hồ: Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. 

Hai là, có đời sống vật chất, thu nhập và chất lượng cuộc sống ngày càng cao. Không còn ai đói nghèo, ai cũng có nhà ở tử tế. Thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội với hệ thống chính sách bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm “không ai bị bỏ lại phía sau”. Không còn tham nhũng, lãng phí và những tiêu cực khác.

Ba là, đời sống văn hóa, tinh thần ngày càng phong phú, mức hưởng thụ văn hóa ngày càng cao. Mọi người được học hành để trở thành con người trí tuệ, thông thái, bản lĩnh. Người Việt Nam yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, đoàn kết, trung thực, cần cù và sáng tạo. Đẩy lùi và xóa bỏ cái xấu, lạc hậu, tiêu cực và hư hỏng. Tạo dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ. Không có tệ nạn xã hội. 

Bốn là, xã hội có kỷ cương, kỷ luật, thượng tôn pháp luật, bồi đắp đạo đức và mọi người sống trong trật tự, an toàn xã hội. Con người yêu thương nhau “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, thân ái, hữu nghị với bạn bè quốc tế... Con người được sống trong môi trường tự nhiên trong lành, bảo đảm an ninh phi truyền thống.

Khát vọng Hồ Chí Minh là đưa dân tộc tới đài vinh quang, để sánh vai với các cường quốc năm châu và “Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngày nay Việt Nam có đủ điều kiện và vận hội để hiện thực hóa khát vọng và niềm tin cao cả đó.

(1) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 14, trang 275.

(2) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 2, trang 284. 

(3) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 15, trang 617.

Bác Hồ thăm Nhà máy Diêm Thống Nhất, năm 1956. Ảnh tư liệu Đường lên hạnh phúc rộng mở nhưng phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức lớn. Cách mạng ở miền nam với biết bao gian khổ, hy sinh, và phải dồn sức người, sức của của cả nước mới đi đến ngày toàn thắng vào mùa Xuân Ất Mão 1975 lịch sử. Thống nhất non sông là khát vọng lớn, là hạnh phúc vô bờ bến của toàn dân tộc Việt Nam. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc từ điểm xuất phát rất thấp kém và lạc hậu. Nông nghiệp, bình quân ruộng đất chỉ có ba sào Bắc Bộ một người (hơn 1.000 m2). Đảng và Bác Hồ chủ trương mở rộng diện tích canh tác bằng phục hóa khai hoang “phá xiềng 3 sào”, cũng là xóa đi sự kìm h&

Tin khác cùng chủ đề

Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Quan điểm phát triển văn hóa, con người trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để phòng, chống tận gốc tham nhũng, tiêu cực
Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
Quan điểm của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và vận dụng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài hiện nay

Gửi bình luận của bạn