Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai kết luận và quy định của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng (ngày 9/12/2021) đã chỉ rõ: từ năm 2016 đến năm 2020, cả nước có 1.722 đảng viên biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” bị xử lý kỷ luật. Trước thực trạng đáng báo động trên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền phải “luôn đấu tranh với chính mình để không phạm phải những cám dỗ đời thường”[1]. Lời chỉ dạy của Tổng Bí thư cũng là lời nhắc nhở để mỗi cán bộ, đảng viên tự xem lại mình, tránh rơi vào “tự diễn biến, tự chuyển hóa”.

Đấu tranh với chính mình - vũ khí tự thân đánh bại “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
Đấu tranh với chính mình - vũ khí tự thân đánh bại “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

 

Đấu tranh với chính mình - vũ khí tự thân đánh bại “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” 

 

(LLCT) - Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai kết luận và quy định của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng (ngày 9/12/2021) đã chỉ rõ: từ năm 2016 đến năm 2020, cả nước có 1.722 đảng viên biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” bị xử lý kỷ luật. Trước thực trạng đáng báo động trên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền phải “luôn đấu tranh với chính mình để không phạm phải những cám dỗ đời thường”[1]. Lời chỉ dạy của Tổng Bí thư cũng là lời nhắc nhở để mỗi cán bộ, đảng viên tự xem lại mình, tránh rơi vào “tự diễn biến, tự chuyển hóa”.

Ảnh minh họa

“Đấu tranh” là một phạm trù của triết học Mác - Lênin dùng để chỉ sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Các mặt đối lập này có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Như vậy, đấu tranh không chỉ có ở thế giới bên ngoài mà nó diễn ra ngay ở tư duy khi trong tâm trí của mỗi người cùng lúc xuất hiện nhiều suy nghĩ mâu thuẫn với nhau. Các suy nghĩ này sẽ luôn đấu tranh để tìm ra hướng đi đúng đắn nhất. Trên “chiến trường nội tâm” đó, mỗi người sẽ là “một chiến binh” dũng cảm đấu tranh loại bỏ những cái xấu, ác, vô nhân tính bên trong con người mình để nhường chỗ cho cái thiện, tốt đẹp, tiến bộ. Đối với mỗi cán bộ, đảng viên “đấu tranh với chính mình” có vai trò quan trọng, quyết định cuộc đời, nhân phẩm và danh dự của mỗi người.

Lênin đã từng viết: “không ai có thể tiêu diệt được chúng ta ngoài những sai lầm của bản thân chúng ta [2]. Trong một bài phát biểu, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng khẳng định: “sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, bắt nguồn từ việc bản thân cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng; sa vào chủ nghĩa cá nhân, quên mất trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước dân [3]. Như vậy, để không bị rơi vào quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thì bản thân mỗi người cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện bản lĩnh chính trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng và đặc biệt là phải thường xuyên tự đấu tranh nội tâm để vượt qua những cám dỗ, tác động tiêu cực từ âm mưu lôi kéo, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của kẻ thù . Bởi vì xét đến cùng, kẻ thù lớn nhất của mỗi người không ai khác chính là “giặc ở trong lòng”. Đó là kẻ thù “nội xâm”, nếu không đánh bại được kẻ thù ấy thì mỗi người chúng ta sẽ là những kẻ sa ngã đầu tiên.

Bài học từ sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu thời kỳ trước năm 1991 đã chứng minh: bản thân mỗi người cán bộ đảng viên nếu không tỉnh táo, nêu cao tinh thần cảnh giác, thường xuyên tự điều chỉnh, uốn nắn suy nghĩ và tự đấu tranh với chính mình thì sớm hay muộn cũng sẽ bị “tha hóa”. Lịch sử có lẽ chưa bao giờ quên một sự thật chua xót rằng một bộ phận lớn cán bộ, đảng viên ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây như Hunggari, Ba Lan, Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ Đức… cũng đã “tự diễn biến”, hoài nghi về chế độ xã hội chủ nghĩa, tự đốt thẻ đảng, rời khỏi hàng ngũ của những người cộng sản. Thậm chí, ngay cả ở thành trì vững chắc nhất của chủ nghĩa xã hội lúc bấy giờ là Liên Xô, các lãnh đạo cấp cao của đất nước cũng đã không vượt qua được chính mình,“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, để rồi từng bước vén “tấm màn sắt” mời chủ nghĩa tư bản “lên ngôi” ở nước này. Thực tiễn đó cho thấy tầm quan trọng của việc mỗi cán bộ, đảng viên tự đấu tranh nội tâm, tư tưởng để “giữ lấy mình”. Bởi vì chỉ khi cán bộ, đảng viên trong sạch thì Đảng mới trong sạch, chế độ xã hội chủ nghĩa mới vững mạnh.

Trong bối cảnh hiện nay, với xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển, Mỹ và các nước phương Tây đã ra sức cải thiện mối quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để chúng thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đất nước ta. Quá trình đó không chỉ diễn ra ở một số những người dân ít hiểu biết về chính trị mà còn ảnh hưởng tới một bộ phận thanh niên, trí thức, cán bộ, đảng viên. Qua nhiều hình thức, phương tiện khác nhau, các thế lực thù địch lần lượt “tung” những luận điệu xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước; gieo rắc những tư tưởng mang tên dân chủ, tự do phương Tây; đánh vào tâm lý con người, từng bước dẫn dắt cán bộ, đảng viên và nhân dân ta rơi vào “cơn mê” của cái gọi là “thời đại tư bản chủ nghĩa”. Và trong “cơn mê” ấy, một bộ phận cán bộ, đảng viên bắt đầu tìm thấy những “điểm bất hợp lý” trong quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin so với thực tiễn hiện nay. Từ đó cho rằng, chủ nghĩa xã hội là nghèo đói, bất công, khổ đau. Nhưng họ lại không biết rằng, những điều tốt đẹp mà họ đọc được về các nước phương Tây, về chủ nghĩa tư bản chỉ là bề nổi, là những hiện tượng cá biệt, không phải phổ biến và mang tính chất một mặt. Đằng sau những tốt đẹp của chế độ xã hội đó vẫn là đầy rẫy những khổ đau, thiếu công bằng, là sự dân chủ, tự do quá trớn ảnh hưởng đến cả tính mạng của con người.

Những nhận thức và tư tưởng đó mặc dù mới chỉ là những biểu hiện ban đầu, chưa mạnh mẽ, chưa quyết liệt. Nó mới tồn tại ở tư duy, thể hiện bằng ngôn ngữ, thái độ chứ chưa thành hành động cụ thể chống đối Đảng và Nhà nước. Nhưng nếu để lâu và không ngăn chặn kịp thời thì sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường. Bởi vì cán bộ, đảng viên là những người có trình độ và nhận được nhiều sự tín nhiệm của nhân dân. Nếu như những người này bị “biến chất” thực sự thì họ sẽ sử dụng tài năng và sự tín nhiệm của mình để “truyền bá” và “lây nhiễm” những quan điểm, tư tưởng phản động sang các tầng lớp nhân dân khác. Để ngăn chặn ngay từ đầu những manh nha của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, cách tốt nhất là phải xuất phát từ nguyên nhân của nó. Trong đó có nguyên nhân bắt nguồn từ việc bản thân cán bộ, đảng viên có suy nghĩ lệch lạc, kém hiểu biết, lập trường giai cấp phai nhạt, tư tưởng hưởng thụ, hẹp hòi ích kỷ và bị chủ nghĩa cá nhân chi phối. Nguyên nhân này chỉ khắc phục được thông qua việc mỗi cán bộ đảng viên tự đấu tranh với chính mình.

Những năm gần đây, trong bộ máy chính trị của nước ta, đã có không ít đảng viên, cán bộ lãnh đạo từ Trung ương cho đến địa phương đã phải chịu kỷ luật trước Đảng, trước nhân dân vì những hành vi sai trái của mình. Hàng loạt các vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng đã được đem ra xét xử như Đại án Việt Á, chuyến bay giải cứu, vụ nâng khống thiết bị y tế xảy ra ở bệnh viện Bạch Mai… đã tố giác nhiều cán bộ, đảng viên, lãnh đạo cấp cao suy thoái, biến chất. Đây là bài học cho thấy tất cả cán bộ, đảng viên, dù ở cương vị nào, trọng trách nào cũng không được buông lỏng tinh thần tự đấu tranh, tự rèn luyện. Bởi vì “phòng, chống tiêu cực, mà trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tức là trị tận gốc của tham nhũng [4]. Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã chỉ ra 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. 27 biểu hiện đó là tấm gương soi chiếu hằng ngày để mỗi chúng ta tự mình nhìn nhận mình và kịp thời chỉnh sửa bản thân không rơi vào những khuyết điểm, sai lầm.

Để ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:

Quang cảnh hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2021. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Một là, phải nghiêm khắc với chính mình. Để nghiêm khắc với chính mình, mỗi cán bộ đảng viên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và trau dồi bản lĩnh cách mạng. Sống và làm việc phải có lý tưởng, mục đích, có nguyên tắc, không để những tư tưởng, tình cảm cá nhân cũng như những ham muốn vật chất quyến rũ và lôi kéo. Muốn làm được điều đó, người cán bộ đảng viên phải biết phân biệt rõ phải - trái, đúng - sai, phải đấu tranh trong suy nghĩ và suy nghĩ kỹ trước khi hành động; phải luôn có tinh thần cầu thị, có thái độ làm việc nghiêm túc, khoa học và phải có tinh thần phê bình và tự phê bình… Giải pháp này đòi hỏi mỗi người phải tự giác thực hiện và phải thực hiện thường xuyên liên tục thì mới có thể ngày càng hoàn thiện mình.

Hai là, phải không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị

Để học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị đạt hiệu quả cao, mỗi cán bộ đảng viên phải nhận thức được rõ trách nhiệm, vai trò của mình đối với vị trí công tác. Thái độ nghiêm túc, tích cực, tinh thần tự giác, động cơ trong sáng và mục đích rõ ràng sẽ đem lại chất lượng, hiệu quả học tập cao hơn. Khi đã là cán bộ, đảng viên, được cử tham gia học tập lý luận chính trị thì cần phải đem lý luận vận dụng vào thực tiễn, sau đó lại đem thực tiễn soi ngược lại lý luận để tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và bài học bổ sung cho lý luận. Càng liên hệ, càng vận dụng thì mỗi người càng “ngấm” và thấm nhuần hơn nữa các quan điểm, nguyên lý khoa học. Qua đó, mỗi ngày lại bồi đắp thêm “nền tảng tư tưởng” khoa học cho chính mình. Ngoài ra, để “tự học” đạt hiệu quả cao nhất và không đem đến những tiêu cực, lệch hướng thì bản thân mỗi người phải biết đứng trên quan điểm, lập trường giai cấp công nhân để nhìn nhận, đánh giá vấn đề. Đồng thời, phải biết chọn lọc, loại bỏ những thông tin “giả, xấu, độc” để nghiên cứu, học tập.

Ba là, tích cực học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Ảnh minh họa

Để việc học tập, làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thật sự hiệu quả, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc, tự giác các nội dung của Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII, Chỉ thị số 27/CT-Ttg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Trong đó đặc biệt nêu cao tinh thần, trách nhiệm nêu gương, nhất là đối với người đứng đầu. Mỗi người phải là một tấm gương tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong làm việc để quần chúng nhân dân noi theo, đúng như tinh thần “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Khi việc học Bác và làm theo Bác trở thành một phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa lớn sẽ góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đất nước ta./.

                                                                     Lê Thị Hồng Hạnh

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang 

[1] Nguyễn Phú Trọng: Bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

[2] V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2006, t.42, tr. 311.

[3] Nguyễn Phú Trọng: Bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai kết luận và quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày 9/12/2021.

[4] Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch vững mạnh, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr. 16.

  Đấu tranh với chính mình - vũ khí tự thân đánh bại “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”    (LLCT) - Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai kết luận và quy định của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng (ngày 9/12/2021) đã chỉ rõ: từ năm 2016 đến năm 2020, cả nước có 1.722 đảng viên biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” bị xử lý kỷ luật. Trước thực trạng đáng báo động trên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền phải “luôn đấu tranh với chính mình để không phạm phải những cám dỗ đời thường”[1]. Lời chỉ dạy của Tổng Bí thư cũng là lời nhắc nhở

Tin khác cùng chủ đề

Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Quan điểm phát triển văn hóa, con người trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để phòng, chống tận gốc tham nhũng, tiêu cực
Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
Quan điểm của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và vận dụng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài hiện nay

Gửi bình luận của bạn