Ngay từ khi thành lập Đảng ta đã đặc biệt quan tâm tới công tác bồi dưỡng, giáo dục chính trị nhằm nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên, xem đó là vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhân dân. Quy định số 54-QĐ/TW của Ban Bí thư về chế độ học tập lý luận trong Đảng đã khẳng định “học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, đảng viên”, “đảng viên ở cơ sở phải học xong chương trình lý luận chính trị sơ cấp”. 

ĐÀO TẠO SƠ CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TỈNH KHÁNH HÒA: 13 NĂM NHÌN LẠI
ĐÀO TẠO SƠ CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TỈNH KHÁNH HÒA: 13 NĂM NHÌN LẠI
Ngay từ khi thành lập Đảng ta đã đặc biệt quan tâm tới công tác bồi dưỡng, giáo dục chính trị nhằm nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên, xem đó là vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhân dân. Quy định số 54-QĐ/TW của Ban Bí thư về chế độ học tập lý luận trong Đảng đã khẳng định “học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, đảng viên”, “đảng viên ở cơ sở phải học xong chương trình lý luận chính trị sơ cấp”.
Trong công tác giáo dục chính trị của hệ thống trường Đảng, chương trình sơ cấp lý luận chính trị cùng với chương trình trung cấp lý luận chính trị và cao cấp lý luận chính trị giữ vai trò “xương sống”. Thông qua việc học tập sơ cấp lý luận chính trị, người học hiểu những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó củng cố niềm tin vào sự nghiệp Đổi mới, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Việc học tập sơ cấp lý luận chính trị là nền tảng quan trọng để học viên tiếp cận các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chính trị khác.
Trong 13 năm qua, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức được 49 lớp sơ cấp lý luận chính trị với 3208 học viên theo học, trung bình mỗi năm tổ chức được khoảng 4 lớp. Đây là một cố gắng lớn của đội ngũ cán bộ, giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
Bảng thống kê thực hiện chương trình sơ cấp lý luận chính trị
tỉnh Khánh Hòa từ năm 2002 đến nay

(Nguồn: Phòng Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

Cũng trong 13 năm qua đã diễn ra nhiều sự thay đổi lớn trong thực hiện chương trình sơ cấp lý luận chính trị. Việc thay đổi này gắn với quá trình đổi mới công tác lý luận chính trị nói chung theo tinh thần Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 18/3/2002 của Ban chấp hành Trung ương “Về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”; Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030.
Trước hết, đó là sự thay đổi tên gọi chương trình từ bồi dưỡng chính trị phổ thông sang sơ cấp lý luận chính trị. Bên cạnh đó là sự thay đổi về nội dung, tính từ năm 2002 đến nay, chương trình sơ cấp lý luận chính trị đã 3 lần thay đổi nội dung, khung chương trình đào tạo. Nếu chương trình đào tạo từ năm 2002 đến 2010 bao gồm 5 môn với 228 tiết (15 ngày), chương trình (thí điểm) từ năm 2010 đến 2012 bao gồm 3 môn với 210 tiết (21 ngày) thì chương trình (mới) từ năm 2013 đến nay bao gồm tới 18 bài, 295 tiết (30 ngày) với nội dung kiến thức ngày càng được nâng cao và cập nhật. Nếu trước đây học viên phải sử dụng kết hợp nhiều giáo trình thì nay được đơn giản hóa chỉ còn một giáo trình duy nhất.
Bên cạnh đó, trình độ của đội ngũ giảng viên ngày càng được chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu công tác. Đội ngũ giảng viên đã tích cực tự học, cập nhật kiến thức nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Họ đã tích cực cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy lý luận chính trị, đưa các phương pháp mới như phương pháp dạy học tích cực, sử dụng giáo án điện tử… tạo hứng thú cho người học; vận dụng linh hoạt chương trình, kế hoạch bồi dưỡng theo đặc điểm của địa phương, gắn thực tiễn địa phương vào trong bài giảng, đồng thời rút gọn một số nội dung không phù hợp với đối tượng người học, giúp học viên tiếp thu kiến thức tốt hơn. Sau khi học sơ cấp lý luận chính trị, đa số học viên phát huy được kiến thức đã học và vận dụng vào thực tiễn, góp phần tích cực vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở địa phương, đơn vị.
Sự thay đổi còn đến từ quá trình tổ chức hoạt động đào tạo. Nếu như trước đây, việc giám sát quá trình giảng dạy, chấm thi, ra quyết định công nhận tốt nghiệp do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trực tiếp triển khai thì nay quyền tự chủ trong tổ chức hoạt động của các trung tâm bồi dưỡng chính trị được mở rộng, phần lớn các hoạt động trong quy trình tổ chức đào tạo được các trung tâm chủ động thực hiện. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ giám sát việc tổ chức thực hiện các quy trình về mặt nghiệp vụ quản lý có đúng hay không. Đối với những đối tượng đủ chuẩn sơ cấp lý luận chính trị nhưng chưa có bằng sơ cấp, sau thời gian lúng túng về mặt triển khai, trong năm 2015 các trung tâm đã thực hiện được quy trình xác nhận tương đương sơ cấp cho các đối tượng đủ tiêu chuẩn. Điều này giúp tiết kiệm ngân sách vì không cần tổ chức lớp đào tạo đủ chuẩn và cũng tiết kiệm thời gian cho người học ưu tiên cho công tác chuyên môn.

Lễ bế giảng Lớp Sơ cấp chính trị tại Thành phố Cam Ranh
Cấp ủy cơ sở cũng ngày càng quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị nói chung, sơ cấp lý luận chính trị nói riêng. Đặc biệt, huyện ủy Cam Lâm đã ban hành Chỉ thị 18-CT/HU, ngày 28/7/2010 về tổ chức học chương trình sơ cấp chính trị và các chương trình bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, đảng viên toàn huyện. Đây là lần đầu tiên, cấp ủy cơ sở ra một nghị quyết chuyên đề về đạo tạo sơ cấp lý luận chính trị nhằm đảm bảo đủ chuẩn cho cán bộ, đảng viên cơ sở.
Giữa những việc đã làm được, việc thực hiện chương trình sơ cấp chính trị đang đặt ra nhiều vấn đề khó khăn đòi hỏi cần phải sớm giải quyết trong thời gian tới. Trước hết, đó là nguồn học viên ngày càng thu hẹp do trình độ văn hóa của đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng nâng cao, đa số đã có bằng đại học, cao đẳng, gần như đủ chuẩn trình độ sơ cấp lý luận chính trị. Như trung tâm bồi dưỡng chính trị thành phố Nha Trang nhiều năm liền không chiêu sinh được lớp sơ cấp lý luận chính trị cũng vì lý do này. Bên cạnh đó là khó khăn trong thực hiện Hướng dẫn số 65-HD/BTGTW, yêu cầu “cấp ủy không cử và các trường chính trị tỉnh, thành phố không tiếp nhận người chưa có bằng sơ cấp lý luận chính trị hoặc giấy chứng nhận có trình độ tương đương sơ cấp lý luận chính trị vào học chương trình Trung cấp lý luận chính trị” một số nơi còn chưa thực hiện nghiêm túc…
Nhìn chung, việc thực hiện chương trình sơ cấp lý luận chính trị nói riêng và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chính đã cơ bản đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ cán bộ, đảng viên, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Đây là một cố gắng lớn trong bối cảnh cán bộ, giảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị còn gặp nhiều khó khăn về chế độ, chính sách. Việc thực hiện chương trình sơ cấp lý luận chính trị trong thời gian tới cũng cần phải tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động; góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Quốc Việt
Ngay từ khi thành lập Đảng ta đã đặc biệt quan tâm tới công tác bồi dưỡng, giáo dục chính trị nhằm nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên, xem đó là vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhân dân. Quy định số 54-QĐ/TW của Ban Bí thư về chế độ học tập lý luận trong Đảng đã khẳng định “học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, đảng viên”, “đảng viên ở cơ sở phải học xong chương trình lý luận chính trị sơ cấp”. Trong công tác giáo dục chính trị của hệ thống trường Đảng, chương trình sơ cấp lý luận chính trị cùng với chương trình trung cấp lý luận chính trị và cao cấp lý luận chính trị giữ vai trò &ld

Tin khác cùng chủ đề

Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Quan điểm phát triển văn hóa, con người trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để phòng, chống tận gốc tham nhũng, tiêu cực
Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
Quan điểm của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và vận dụng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài hiện nay

Gửi bình luận của bạn