Trải qua gần 40 năm đổi mới (từ 1986 đến nay), đất nước bước ra khỏi khủng hoảng, hoàn thành những nhiệm vụ của chặng đầu thời kỳ quá độ, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Trong đó, xây dựng Đảng về đạo đức là yếu tố cấu thành nền tảng tinh thần xã hội, gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người. Chuẩn mực đạo đức được coi là những nguyên tắc, quy tắc mang tính mực thước, khuôn mẫu đánh giá, điều chỉnh hành vi của con người, phản ánh sự tiến bộ, văn minh của xã hội.

Công tác xây dựng Đảng về Đạo đức qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Công tác xây dựng Đảng về Đạo đức qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới ở Việt Nam

 Các đại biểu tham gia học tập quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội

1. Quá trình phát triển nhận thức của Đảng đối với công tác xây dựng Đảng về đạo đức

1.1. Đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng, là yếu tố cấu thành nền tảng tinh thần xã hội, gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người. Chuẩn mực đạo đức được coi là những nguyên tắc, quy tắc mang tính mực thước, khuôn mẫu đánh giá, điều chỉnh hành vi của con người, phản ánh sự tiến bộ, văn minh của xã hội.

Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo, uy tín của Đảng bằng bản lĩnh, trí tuệ, sự nêu gương về đạo đức cách mạng và phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, đảng viên nối tiếp nhau qua nhiều thế hệ.

1.2. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đại hội VI của Đảng đặt ra yêu cầu bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức mới, nâng cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Các kỳ đại hội VII, VIII, IX, X, XI của Đảng đề cao và chú trọng yêu cầu chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Tại Đại hội XII của Đảng, lần đầu tiên Đảng ta đưa công tác xây dựng Đảng về đạo đức ngang hàng với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng một lần nữa nhấn mạnh, đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.

Việc xây dựng chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên được Đảng ta chú trọng. Nhiều chỉ thị, nghị quyết về xây dựng Đảng, trong đó có nội dung nhấn mạnh xây dựng Đảng về đạo đức, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được ban hành. Đặc biệt, trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp Đại hội XI, XII, XIII, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, quyết sách quan trọng cùng với các biện pháp xử lý nghiêm khắc, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” để đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tình trạng tham nhũng, tiêu cực, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.

1.3. Nhận thức của Đảng ngày càng phát triển, sáng rõ quan điểm, tư duy, phương pháp xây dựng Đảng về đạo đức, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên “vừa hồng vừa chuyên”, xây dựng Đảng ta thật trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”, xứng đáng với trọng trách được nhân dân giao phó.

Công tác xây dựng Đảng về đạo đức được Trung ương và các cấp uỷ, tổ chức đảng đề cao, xác định tầm quan trọng đặc biệt của công tác này trong xây dựng Đảng và phát huy tiềm lực, nội lực, nguồn lực quốc gia dân tộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đại hội Đảng VI của Đảng khẳng định: “Đổi mới tư duy, nâng cao phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân... hướng vào việc bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức mới, nâng cao tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần quốc tế vô sản và tinh thần quốc tế xã hội chủ nghĩa”(1). Đại hội VII, VIII của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm chỉ đạo xây dựng đạo đức trong Đảng.

Những năm tiếp theo trong quá trình xây dựng Đảng thời kỳ đổi mới, Đại hội IX của Đảng tiếp tục chỉ rõ: “Xây dựng các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự trong sạch và vững mạnh, có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng”(2). Văn kiện Đại hội X của Đảng nêu bật: “Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có phẩm chất, đạo đức cách mạng... năng động, sáng tạo, vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách”(3). Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng về đạo đức gắn với trách nhiệm nêu gương.

Đại hội XII của Đảng xác định rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng về đạo đức, đặt ngang hàng với các nhiệm vụ trọng yếu về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định tính chất đặc biệt của công tác xây dựng Đảng về đạo đức: “Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”.

Các kỳ đại hội của Đảng đều quan tâm, coi trọng đề ra nội dung, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức, thể hiện trên 3 khía cạnh cốt lõi: (i) Giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao lập trường, bản lĩnh chính trị, trí tuệ, tính chiến đấu của cán bộ, đảng viên; (ii) Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; (iii) Chủ trương xây dựng các quy định, chế tài nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng Đảng trọng sạch, vững mạnh.

Ngay từ Đại hội VI, Đảng ta đã nêu rõ: “Tăng cường công tác giáo dục và công tác kiểm tra của Đảng... chống chủ nghĩa cơ hội dưới mọi hình thức”(4). Đại hội VII của Đảng nhấn mạnh: “Bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh... Chống sự tha hóa về phẩm chất chính trị, xa rời quần chúng, tham nhũng, làm ăn bất chính, chạy theo tiền tài, danh vị, chia rẽ bè phái”(5). Đại hội VIII của Đảng tiếp tục chỉ rõ: “Tăng cường giáo dục chính trị và phẩm chất, đạo đức cho cán bộ, đảng viên”(6). Đại hội IX của Đảng yêu cầu: “Giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân”(7). Quan điểm chỉ đạo của Đại hội X của Đảng: “Có cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng người có đức, có tài; thay thế kịp thời những người kém năng lực và kém phẩm chất, có khuyết điểm nghiêm trọng”(8). Đại hội XI của Đảng một lần nữa nhấn mạnh: “Xây dựng các tiêu chí, yêu cầu cụ thể về tư tưởng chính trị, trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên đáp ứng yêu cầu cách mạng giai đoạn mới”(9).

Đại hội XII khẳng định: “Xây dựng và thực hiện tốt các quy định để phát huy vai trò gương mẫu trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công tác của cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị” (10). Đại hội XIII xác định: “Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, thực hiện thường xuyên, sâu rộng, có hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị”(11). Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn(12). Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các giá trị đạo đức cách mạng theo tinh thần “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”(13).

2. Thành tựu, hạn chế trong xây dựng Đảng về đạo đức, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

2.1. Thành tựu xây dựng Đảng về đạo đức

* Đánh giá khái quát những thành tựu đạt được

Cùng với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, xây dựng Đảng về đạo đức đã góp phần cùng toàn Đảng, hệ thống chính trị lãnh đạo, dẫn dắt, định hướng, tác động tích cực, mạnh mẽ  vào quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tổng kết quá trình 35 năm đổi mới đất nước, Đại hội XIII của Đảng ta đã chỉ rõ: “Công tác xây dựng Đảng về đạo đức được đề cao, góp phần rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”(14).

Một là, Công tác giáo dục lý luận, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, truyền thống cách mạng đối với đảng viên, cán bộ có những chuyển biến tích cực, đi vào nền nếp. Đánh giá kết quả đạt được qua gần 40 năm đổi mới, tại Đại hội XIII, Đảng ta đã nhận định: Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị được đổi mới cả về nội dung và phương pháp; tăng cường quản lý, kỷ luật trong giảng dạy, học tập.

Hai là, Việc xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác xây dựng Đảng về đạo đức được ban hành kịp thời, đồng bộ từ Trung ương đến các cấp ủy, tạo cơ sở chính trị quan trọng đẩy mạnh xây dựng Đảng trên lĩnh vực đạo đức nói riêng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị nói chung; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Ba là, Việc thực hiện các nghị quyết, quy định của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nêu gương có chuyển biến tích cực. Cấp ủy các cấp quan tâm, coi trọng việc xây dựng và phát huy tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và rèn luyện cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ trong công tác hằng ngày, gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Bốn là, Việc xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được nghiên cứu trên cơ sở đánh giá tầm quan trọng, sự cần thiết, căn cứ lý luận, thực tiễn ban hành quy định và đã được Bộ Chính trị thông qua, ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024.

Năm là, Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; có nhiều cách làm mới, sáng tạo, đạt kết quả tích cực. Điểm nổi bật của chuyển biến từ học tập sang làm theo Bác và nêu gương thể hiện rõ nét: (i) Công tác xây dựng Đảng về đạo đức được đẩy mạnh, kết hợp hài hoà giữa "xây" và "chống"; (ii) Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ" được đẩy mạnh; (iii) Công tác biểu dương, tuyên truyền, nhân rộng các tấm gương, điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác kịp thời, có sức thuyết phục.

Sáu là, Công tác tự phê bình và phê bình được các cấp uỷ, tổ chức đảng đã nghiêm túc chỉ đạo, tổ chức thực hiện; coi trọng đôn đốc, kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, có tác dụng cảnh báo, răn đe đối với tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên.

Bảy là, Công tác phòng, chống tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ.

* Nguyên nhân đạt được những kết quả nêu trên là do:

Một là, Sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đúng đắn của Trung ương và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả của các cấp uỷ, tổ chức đảng; giải quyết kịp thời, có kết quả nhiều vấn đề mới, khó, phức tạp nảy sinh trong thực tiễn; kiên quyết khắc phục hạn chế, khuyết điểm; kế thừa những kinh nghiệm hay, bài học quý trong xây dựng Đảng.

Hai là, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp uỷ, tổ chức đảng đã tăng cường sự đoàn kết, thống nhất và có nhiều đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng.

Ba là, Đa số cấp uỷ, tổ chức đảng, đảng viên, nhất là người đứng đầu đã nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết phải tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới.

Bốn là, Phát huy có hiệu quả vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Năm là, Các cơ quan tham mưu của Đảng, Nhà nước đã chủ động, tích cực tham mưu, hướng dẫn, thường xuyên kiểm tra và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.

3.2 Hạn chế

Một là, Công tác giáo dục lý luận chính trị tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác giáo dục lý tưởng, truyền thống cách mạng, đạo đức hiệu quả chưa cao. Một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa coi trọng, đầu tư đúng mức đối với công tác giáo dục lý luận, chưa theo kịp yêu cầu của đổi mới.

Hai là, Công tác rèn luyện, quản lý cán bộ, đảng viên ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, còn thiếu chặt chẽ; có nơi còn buông lỏng sinh hoạt đảng; tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình còn yếu.

Ba là, Thực hiện quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên chưa trở thành nền nếp, hiệu quả chưa cao. Tự phê bình và phê bình ở không ít nơi còn hình thức; tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên ở một số nơi chưa thường xuyên, hiệu quả thấp.

Bốn là, Công tác kiểm tra ở một số nơi chưa thường xuyên, quyết liệt, thiếu trọng tâm, trọng điểm; công tác giám sát còn hẹp về phạm vi, đối tượng, kết quả chưa thực chất. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở một số địa phương, bộ, ngành chưa chuyển biến rõ rệt; tham nhũng, lãng phí vẫn còn diễn biến phức tạp.

Năm là, Chưa có quy định riêng về chuẩn mực đạo đức cách mạng, có tính bao quát, định khung các thành tố và tiêu chí chuẩn mực để tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động cho tất cả các cấp, các ngành.

* Nguyên nhân căn bản của những hạn chế nêu trên là:

Một là, Một số cấp uỷ, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng về đạo đức; việc quán triệt các nghị quyết của Đảng ở một số nơi chưa kịp thời, sâu sắc.

Hai là, Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa chủ động, sâu sát, thiếu quyết liệt; chưa coi trọng việc tự kiểm tra, xử lý vi phạm.

Ba là, Sự thiếu tu dưỡng đạo đức, ý thức kỷ luật, tự giác, tự kiểm điểm, tự soi, tự sửa trong cán bộ, đảng viên. Điều này đòi hỏi cần có chế tài, hành lang pháp lý đủ mạnh, đủ sức răn đe, cảnh tỉnh.

3.3. Bài học kinh nghiệm

Một là, Luôn nhận thức sâu sắc, thấu đáo và nêu cao quyết tâm hành động về xây dựng Đảng về đạo đức; coi công tác cán bộ là nhiệm vụ "then chốt" trong xây dựng Đảng, có liên quan đến sự sống còn của Đảng và vận mệnh của chế độ.

Hai là, Phải luôn gắn kết chặt chẽ, đồng bộ việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức gắn với các nghị quyết xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, quy định nêu gương, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 

Ba là, Phải xác định đúng và trúng các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm để tập trung lãnh đạo thực hiện. Đối với những việc mới, khó, phức tạp thì tiến hành thí điểm, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, tìm ra cách làm phù hợp, hiệu quả nhất để nhân rộng.

Bốn là, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, coi trọng và đầu tư đúng mức việc nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền, kịp thời phản ánh sinh động các gương điển hình, mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả.

Năm là, Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và biểu dương các gương điển hình, tiên tiến trong học tập và làm theo Bác, phong trào thi đua yêu nước.

4. Đối với công tác xây dựng Đảng về đạo đức

4.1. Quan điểm

Xây dựng Đảng về đạo đức là gốc trong tổng thể nhiệm vụ xây dựng Đảng.

Luôn coi công tác xây dựng Đảng về đạo đức là nhiệm vụ chính trị đặc biệt, hoạt động thường xuyên, liên tục của cấp ủy các cấp, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm xây dựng và hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức cách mạng; kế thừa các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc; giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức, nâng cao ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng và thực hành đạo đức cách mạng; đấu tranh phản bác, chống lại sự nhận thức và mọi hành động sai lầm trái với đạo đức cách mạng; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

4.2. Mục tiêu, yêu cầu

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, và đường lối đổi mới của Đảng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về đạo đức, tổ chức và cán bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.

Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cách mạng, rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất, chuẩn mực đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên; kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Đẩy mạnh đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí.

4.3. Nhiệm vụ, giải pháp

Một là, Nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy đảng về vị trí, vai trò của công tác xây dựng Đảng về đạo đức. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về công tác xây dựng Đảng về đạo đức nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức cho cán bộ, đảng viên; tăng cường sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong Đảng và toàn xã hội.

Hai là, Đẩy mạnh giáo dục lý luận đạo đức cách mạng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, luôn vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng.

Ba là, Thực hiện tốt các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp, cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu.

Bốn là, Nghiêm túc thực hiện Quy định số 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, bảo đảm Đảng vững mạnh về mọi mặt trong điều kiện Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Năm là, Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, thực chất, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Sáu là, Nâng cao trách nhiệm, tính tự giác, gương mẫu của các cấp ủy, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, lãnh đạo chủ chốt các cấp trong thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng đạo đức, gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Bảy là, Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm” những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ bằng quyết tâm chính trị cao, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, triệt để hơn, hiệu quả hơn, bằng các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

 Tám là, Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng. Thực hiện có hiệu quả việc giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu và cán bộ chủ chốt./.

TS Đoàn Văn Báu

Ban Tuyên giáo Trung ương

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, NXB CTQG Sự thật, HN, 2013, tập 47, tr. 459-461.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, 2016, tập 60, tr. 382.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, 2018, tập 65, tr. 225.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, tập 47, tr.563.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, tập 51, tr.211-212.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, tập 55, tr.411.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, tập 60, tr.222.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, tập 65, tr.228.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr.260.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.203.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd,  t.1, tr.193-194.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd,  t.1, tr.183-184.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd,  t.1, tr.194-195.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.1, tr.74.

 Các đại biểu tham gia học tập quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội 1. Quá trình phát triển nhận thức của Đảng đối với công tác xây dựng Đảng về đạo đức 1.1. Đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng, là yếu tố cấu thành nền tảng tinh thần xã hội, gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người. Chuẩn mực đạo đức được coi là những nguyên tắc, quy tắc mang tính mực thước, khuôn mẫu đánh giá, điều chỉnh hành vi của con người, phản ánh sự tiến bộ, văn minh của xã hội. Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo, uy tín của Đảng bằng bản lĩnh, trí

Tin khác cùng chủ đề

Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Quan điểm phát triển văn hóa, con người trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để phòng, chống tận gốc tham nhũng, tiêu cực
Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
Quan điểm của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và vận dụng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài hiện nay

Gửi bình luận của bạn