Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ra mắt ngày 02 tháng 02 năm 2023. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất lớn khi diễn ra đúng dịp kỷ niệm 93 năm thành lập Đảng và cũng là thời điểm đánh dấu 10 năm Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực được thành lập, trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu chỉ đạo.

Bàn luận giá trị chính trị - khoa học trong cuốn sách “kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng
Bàn luận giá trị chính trị - khoa học trong cuốn sách “kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng

Nội dung của cuốn sách như một đáp án trả lời khoa học gắn với quyết tâm chính trị cao cho câu hỏi vì sao chúng ta phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được mạnh mẽ, quyết liệt như thời gian qua; vì sao đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành công như vừa qua. Nội dung trong cuốn sách thể hiện quan điểm chính trị chỉ đạo xuyên suốt, nhất quán là: Quyết tâm cao, biện pháp quyết liệt, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng của Tổng Bí thư - Người đứng đầu của Đảng ta. Với tâm huyết của cá nhân đã đọc 623 trang, trong cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, góp phần bàn luận làm rõ thêm giá trị chính trị và khoa học, thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau đây:

          1. Tên cuốn sách thể hiện tư tưởng, thông điệp quyết tâm chính trị của Đảng là “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh

Ảnh minh họa

Tên cuốn sách là những liên từ có quan hệ chặt chẽ, vừa thể hiện khoa học và quyết tâm cao về chính trị của Tổng Bí thư - Người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thuật ngữ “kiên quyết” là khái niệm thể hiện tư tưởng hết sức cứng rắn, quyết làm bằng được điều đã định, dù khó khăn trở ngại đến mấy cũng không thay đổi. Thuật ngữ “kiên trì” là khái niệm phản ánh thái độ quyết tâm, cố gắng, nỗ lực vượt qua thử thách để theo đuổi mục tiêu đã đề ra, thể hiện ở sự nhẫn nại, bền bỉ, ý chí vững vàng. Khi ghép hai liên từ “kiên quyết, kiên trì” với nhau thì trở thành tư tưởng lớn, phản ánh mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và sách lược cũng như phương thức giải quyết vấn đề “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” - thứ giặc nội xâm rất nguy hiểm. Vì thế, phải lấy phòng là chính, chống là điều bất đắc dĩ và không phải làm một lần là xong xuôi mà phải tiến hành thường xuyên, liên tục…”. Cụm từ “kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” gắn với cụm từ “góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, đã phản ánh và thể hiện tư tưởng - quan điểm khoa học về hiện tượng “tham nhũng, tiêu cực” diễn ra trong bộ phận cán bộ, đảng viên thì sẽ trở thành nguy cơ lớn đối với một Đảng cầm quyền và lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa nói chung và của Đảng ta nói riêng.

Với thông điệp của cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, vừa phản ánh tư tưởng và thông điệp về quyết tâm chính trị của Đảng là … “bền bỉ, không nghỉ, không ngừng ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực…”[1]. Dù cán bộ, đảng viên đó giữ cương vị gì mà mắc phải căn bệnh “tham nhũng, tiêu cực” thì đều phải xử lý nghiêm minh. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, không tách rời với “công tác xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” là đúng đắn và sáng tạo.

           2. Kết cấu, nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện tư tưởng chỉ đạo: “Quyết tâm cao, biện pháp quyết liệt, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng” là  khoa học

Với kết cấu nội dung chung của cuốn sách gồm ba phần: Phần thứ nhất: Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam; Phần thứ hai: Nhất quán phương châm: Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc; Phần thứ ba: Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt. Đó là kết cấu logic, thể hiện tư tưởng quyết tâm chính trị cao,  nhưng vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm để nhất quán phương châm, đề ra biện pháp quyết liệt trong “Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc”. Qua đó tạo ra cơ chế, sự đồng thuận, nhất quán, hiệu quả trong “đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” để tạo bước chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các chặng đường mới của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

           Tên các phần và nội dung thể hiện ở các bài viết, bài nói, kết luận ở một số Hội nghị có mối liên hệ chặt chẽ và bảo đảm tính khoa học, khẳng định rõ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo: “Quyết tâm cao, biện pháp quyết liệt trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng”. Nội dung trong cuốn sách “không chỉ chắt lọc từ tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư, cùng với 4 bài phát biểu của Tổng Bí thư tại 4 Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng chống tham nhũng các năm 2014, 2018, 2020 và 2022; trích đăng ý kiến kết luận của Tổng Bí thư tại 36 phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Cuốn sách còn tập hợp cả những thông tin, tài liệu từ cách đây 50 năm để hình thành nên thông điệp mới về công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực, hấp dẫn hơn, sâu sắc hơn”.

Ví dụ: Ở tên phần thứ nhất: Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam, thì đã đặt bài phát biểu kết luận của Tổng Bí thư vào ngày 30/6/2022, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022, với tiêu đề là: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Một việc làm cần thiết, tất yếu; một xu thế không thể đảo ngược”[2] Nội dung bố cục chặt chẽ, thể hiện hệ thống logic từ đặt vấn đề vì sao phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xác định rõ mục tiêu: “Mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước, để phát triển đất nước”. Đồng thời, khẳng định rõ tính chất nguy hại của hiện tượng “tham nhũng, tiêu cực” là vì: “Đây là cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”, không phải là cuộc đấu giữa các “phe cánh” hay “đấu đá nội bộ”, như có người không hiểu hoặc cố tình xuyên tạc với động cơ sai, dụng ý xấu” [3]. Trên cơ sở đó đã làm rõ “tham nhũng, tiêu cực là gì?”, đưa ra nhận diện đúng về tham nhũng, tiêu cực[4]; phải: “Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Đảng”[5]; thực hiện đồng bộ giữa thi hành kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính và xử lý hình sự, rất nghiêm minh nhưng rất nhân văn; chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai để “không dám” tham nhũng, tiêu cực[6].

3. Giá trị khoa học của tư tưởng chỉ đạo: “Quyết tâm cao, biện pháp quyết liệt, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng” trong cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng                                    

* Giá trị lý luận

Góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về “xây dựng Đảng kiểu mới”, “xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh”. Ở thời kỳ C.Mác, Ph.Ăngghen đã có những tác phẩm tiêu biểu như: Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”; “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”… Thời kỳ V.I.Lênin có tác phẩm tiêu biểu như: “Làm gì?”; “Nhà nước và cách mạng”; “Thà ít mà tốt”… Chủ tịch Hồ Chí Minh có những tác phẩm: “Đường Cách mạng”; “Sửa đổi lối làm việc”; “Đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Đó là những cẩm nang bàn về tính tất yếu, yêu cầu, nguyên tắc của xây dựng chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, về xây dựng nhà nước vô sản. Đảng Cộng sản Việt Nam đã vừa trung thành vận dụng sáng tạo, vừa bổ sung phát triển làm phong phú thêm lý luận về xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền “vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức” thêm thành tố mới là “đạo đức”. Cho nên, cần gắn với vấn đề phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để góp phần làm trong sạch Đảng, là cơ sở để làm trong sạch bộ máy nhà nước là rất có giá trị về lý luận và đã thể rõ ở tư tưởng chỉ đạo: “Quyết tâm cao, biện pháp quyết liệt, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng” của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng mới, mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là khởi xướng.

 

Khái quát, phát triển lý luận về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng. Hiện tượng tham nhũng, tiêu cực sẽ còn diễn ra khi còn nhà nước mà còn sử dụng tài sản công. Điều khác biệt giữa các chế độ chính trị - xã hội là thái độ, quyết tâm, phương thức, cơ chế để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan của đảng phái chính trị cầm quyền và nhà nước hiện tồn. Ở nước ta, khi bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một vấn đề đổi mới mang tính đột phá sáng tạo và là cơ sở quan trọng góp phần đạt được thành tựu có ý nghĩa lịch sử. Với sự vận hành nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần kinh tế, theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng là vấn đề mới. Vì thế, thực hiện tư tưởng chỉ đạo: “Quyết tâm cao, biện pháp quyết liệt trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng” trong cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - là Người đứng đầu của Đảng có giá trị khoa học, định hướng tư tưởng và tổ chức thực hiện.

Bổ sung, phát triển lý luận về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng nhà nước trong sạch gắn với công tác giáo dục, quản lý, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên ở một nước còn ảnh hưởng nặng nề tư tưởng tiểu nông chuyển sang nền kinh tế công nghiệp. Trong điều kiện đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, bộ phận có chức quyền nói riêng được Đảng giao cho những chức vụ, trọng trách quan trọng thì chủ yếu xuất thân từ con, em nông dân nên không tránh khỏi ảnh hưởng của những tư tưởng tiêu cực của nguồn gốc xuất thân, tàn dư của nền sản xuất tiểu nông và gia trưởng phong kiến. Thực hiện tư tưởng quyết tâm cao, biện pháp quyết liệt trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng có giá trị tham chiếu, học tập của một số đảng có cùng đặc điểm; góp phần xây dựng đảng, nhà nước vô sản ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời đại mới.

* Giá trị thực tiễn 

Tạo nên nhận thức thống nhất, nhất quán trong quán triệt tư tưởng đến hành động trong toàn Đảng, toàn xã hội về sự cần thiết tiến hành kiên quyết, kiên trì, đấu tranh phòng, chống “tham nhũng, tiêu cực” - thứ giặc nội xâm”. Chúng ta quan tâm nhiều hơn, nhìn rõ hơn tác hại tiềm ẩn, khôn lường của tham nhũng, tiêu cực, làm hư hỏng, mất cán bộ, mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ và cuối cùng là mất chế độ như đã xảy ra trong thực tiễn lịch sử trên thế giới. Vị trí, vai trò của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng được coi trọng và nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn[7]. Đây là định hướng có giá trị thực tiễn, tạo nên sự thống nhất nhận thức thì tổ chức mới đạt hiệu quả thiết thực, đồng lòng, dọc ngang thông suốt.

          Tạo nên sự thống nhất về tổ chức triển khai, cách thức tiến hành đấu tranh phòng, chống “tham nhũng, tiêu cực” gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng Nhà nước pháp quyền trong sạch vững mạnh trong thời gian tới của các tổ chức, lực lượng trong hệ thống chính trị và toàn xã hội. Điều này, được Tổng Bí thư thể hiện ở nhiều bài viết, bài nói, kết luận ở các hội nghị đã khái quát, tổng kết thực tiễn và chỉ ra cách thức tiến hành bài bản, phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả “Dọc ngang thông suốt”, “Đúng vai, thuộc bài”. Thể hiện đổi mới, bao quát và bám sát thực chất của hiện tượng nên rất trăn trở khi còn trẻ tuổi về hiện tượng “làm xiếc”, “không trung thực”, trên cương vị Tổng Bí thư lại càng thấy rõ trọng trách, cách thức đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sao cho hiệu quả. Sự trăn trở đó diễn ra ở nhiều khía cạnh, thời gian gần đây Tổng Bí thư có đề xuất với Bộ Chính trị bổ sung từ “tiêu cực” trong tên “Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng”; với tên mới “Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”. Chỉ đạo các tổ chức, lực lượng giải quyết các vụ việc tham nhũng, tiêu cực đặt nên hàng đầu tính nhân văn, kiên trì nhưng rất kiên quyết, theo bài vở, mang tầm chỉ đạo của Đảng cầm quyền, rõ trách nhiệm của mỗi tổ chức, mỗi lực lượng và hiệu quả; phát hiện, điều tra làm rõ chứng cứ, có vi phạm thì xử lý kỷ luật Đảng trước và hành chính, hình sự sau… đã góp phần “Hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để không thể tham nhũng, tiêu cực” [8].

Giá trị nâng cao chất lượng đấu tranh vô hiệu hóa những luận điệu sai trái, thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nixon là Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ, viết cuốn sách “Năm 1999 chiến thắng không cần chiến tranh”, đưa ra một số lý do làm suy yếu trong nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa là: 1. Phát hiện thấy xu hướng phai nhạt dần lý tưởng cộng sản ở thế hệ trẻ; 2. Tham nhũng tài sản xã hội chủ nghĩa ở một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền; 3. Tham nhũng về chính trị, thực hiện mô hình gia đình trị, đưa con, cháu không đủ phẩm chất, năng lực, chui sâu, leo cao trong cơ quan của Đảng, nhà nước... Hiện tượng thực tế đó, cùng với cộng hưởng nhiều lý do khác nhau dẫn đến sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và Liên Xô đã diễn ra sớm hơn so với dự báo của Nixon.

Lợi dụng hiện tượng thực tế đó, trong những năm vừa qua đã xuất hiện rất nhiều luận điểm sai trái, phản động của các phần tử cơ hội chính trị cùng các thế lực thù địch từ nhiếu hướng nhằm hạ bệ nền tảng, vai trò, thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Với luận điệu cho rằng: “Ở Việt Nam do độc Đảng lãnh đạo thì còn đẻ ra nạn tham nhũng…”, hay luận điệu sai trái cho rằng: “Đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là đấu tranh phe cánh” hay “đấu đá nội bộ”[9]… Trong nhiều bài viết, bài nói, Tổng Bí thư - Người đứng đầu của Đảng đã phê phán quan điểm sai trái đó, công khai số lượng cán bộ, đảng viên vi phạm phải xử lý kỷ luật ở các mức độ khác nhau, không có vùng cấm, trong 10 năm (2012 - 2022)[10], rất minh bạch và đúng thực tế.

Đúc kết, rút ra những bài học có giá trị để củng cố thêm bản lĩnh và niềm tin của cán bộ, đảng viên, của nhân dân đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực[11]… Ở nhiều nội dung bài viết, bài nói, bài kết luận ở các hội nghị, Tổng Bí thư rất chú trọng đúc kết, rút ra bài học kinh nghiệm, lắng nghe ý kiến đánh giá, góp ý của các tầng lớp nhân dân. Cuốn sách ra mắt đã lan tỏa, thu hút sự quan tâm rất lớn, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân trong nước, bạn bè quốc tế đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; để xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh. Bối cảnh ra đời cuốn sách vào đúng dịp kỷ niệm 93 năm thành lập Đảng và thời điểm đánh dấu 10 năm Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực được thành lập, trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đứng đầu chỉ đạo đạt được kết quả to lớn. Là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tấm gương thanh liêm, đức độ, vì dân, thì cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng càng tăng thêm tính thuyết phục, có giá trị khoa học và niềm tin ngày càng vững chắc của các tầng lớp nhân dân trong nước, ngoài nước và bạn bè quốc tế.

Chúng ta tin tưởng rằng, với đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tệ nạn tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền sẽ được đẩy lùi. Cơ chế phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng chặt chẽ, quyết liệt và được luật hóa đủ sức răn đe để cán bộ, đảng viên có chức, có quyền không dám và không muốn thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực. Công tác xây dựng Đảng, Nhà nước ta ngày càng thực sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chặng đường mới; ý Đảng và lòng dân hướng tới mục tiêu chung là đưa nước ta phát triển “Thịnh vượng, nhân dân ta hạnh phúc” theo định hướng xã hội chủ nghĩa./.

                                                                             Đại tá, PGS, TS Lưu Ngọc Khải Viện KHXH&NVQS, Học viện Chính trị, BQP



Chú thích:

[1] Nguyễn Phú Trọng, Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb, CTQG-ST, 2023, tr37.

[2] Sđd, tr13 - tr67.

[3] Sđd, tr14.

[4] Sđd, tr15 - tr17.           

[5] Sđd, tr20 - tr22.

[6] Sđd, tr25 - tr30.

[7] Sđd, tr18.

[8] Sđd, tr30.

[9] Sđd, tr14.

[10] Sđd, tr16 - tr30.

[11] Sđd, tr36 - tr41.

Nội dung của cuốn sách như một đáp án trả lời khoa học gắn với quyết tâm chính trị cao cho câu hỏi vì sao chúng ta phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được mạnh mẽ, quyết liệt như thời gian qua; vì sao đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành công như vừa qua. Nội dung trong cuốn sách thể hiện quan điểm chính trị chỉ đạo xuyên suốt, nhất quán là: Quyết tâm cao, biện pháp quyết liệt, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng của Tổng Bí thư - Người đứng đầu của Đảng ta. Với tâm huyết của cá nhân đã đọc 623 trang, trong cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, góp phần bàn luận làm rõ thêm giá trị chính trị và khoa học, thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau đây: &n

Tin khác cùng chủ đề

Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Quan điểm phát triển văn hóa, con người trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để phòng, chống tận gốc tham nhũng, tiêu cực
Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
Quan điểm của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và vận dụng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài hiện nay

Gửi bình luận của bạn