Quê hương Khánh Hòa đã sản sinh ra nhiều nữ anh hùng mà khi hi sinh tuổi đời mới chỉ đôi mươi như chị Nguyễn Thị Trừ, chị Trần Thị Tính, chị Trần Thị Tư, chị Nguyễn Thị Ngọc Oanh... Họ đã sống một cuộc đời thật đẹp "làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi. Vật chất họ mất nhưng tinh thần họ sẽ luôn luôn còn với non sông Việt Nam. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ." (1)
Nhớ về một nữ anh hùng
Nhớ về một nữ anh hùng

Quê hương Khánh Hòa đã sản sinh ra nhiều nữ anh hùng mà khi hi sinh tuổi đời mới chỉ đôi mươi như chị Nguyễn Thị Trừ, chị Trần Thị Tính, chị Trần Thị Tư, chị Nguyễn Thị Ngọc Oanh... Họ đã sống một cuộc đời thật đẹp "làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi. Vật chất họ mất nhưng tinh thần họ sẽ luôn luôn còn với non sông Việt Nam. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ." (1)

Riêng với chị Nguyễn Thị Ngọc Oanh, là một trí thức, đã học xong tú tài ở trường Collège Francaise Hàn Thuyên – Nha Trang, rồi sau đó trở thành một nhà giáo. Trước cảnh quê hương đất nước đang bị giày xéo bởi ngoại bang, chị đã không sống an phận mà đến với cách mạng, để "đền nợ nước". Xin giới thiệu câu chuyện về cuộc đời chị do đồng chí Đinh Hòa Khánh, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng huyện Nam Ninh Hòa (301) thời chống Mỹ ghi lại.

"... Ngày 19/8/1967, cô giáo Nguyễn Thị Ngoc Oanh cố ý đến trường chậm hơn mọi ngày 15 phút. Vừa bước vào cổng trường tiểu học Trí Đức (Xóm Rượu – Ninh Hòa) cô thấy nhà trường đang đặt trong tình trạng giới nghiêm. Rất nhiều lính cảnh sát súng lăm lăm trong tay xộc hết chỗ này sang chỗ khác thu nhặt các tờ truyền đơn rơi trắng cả sân trường. Chúng gom các em học sinh lại từng cụm nhỏ, lục soát túi áo, túi quần, cặp sách vở nhưng không tìm thấy gì. Các em hồn nhiên, vô tư, reo hò chỉ trỏ khắp nơi, cùng cảnh sát đi nhặt truyền đơn. Ngoài đường bà con trong xóm, người đi đường đứng dụm lại ngơ ngác nhìn cảnh sát và hỏi nhau: “Chuyện gì vậy!”. Có người nói to lên: “Truyền đơn của Việt cộng rải đêm qua bà con ơi!”.

Oanh học cách sử dụng các loại lựu đạn và súng ngắn, cách sử dụng mìn hẹn giờ và thuốc nổ C4. Oanh thích nhất là mìn hẹn giờ và thuốc nổ C4. Oanh đề nghị cho đánh một quả mìn hẹn giờ vào nhà ở của 3 tên cố vấn Mỹ ở gần đồn GI (bộ chỉ huy địa phương quân của quận Ninh Hòa).

Kế hoạch đánh vào nhà cố vấn Mỹ đang chuẩn bị thuận lợi thì tôi nhận được chỉ thị của Tỉnh ủy phải lập gấp một sơ đồ bố phòng của địch tại thị trấn Ninh Hòa, chú ý nắm kỹ quân số, phiên hiệu các sắc lính, trang bị, công sự, vị trí đặt súng cối, súng máy... Tôi giao nhiệm vụ này cho Oanh. Rất nhanh, trong vòng hai ngày Oanh đã hoàn thành công việc khó khăn đó một cách khá chuẩn xác. Và cũng chính Nguyễn Thi Ngọc Oanh là người mang sơ đồ quân sự này đến một cơ sở hợp pháp tại Suối Ré, Vạn Khê, xã Ninh Lộc để chuyển về trên.




Di ảnh Liệt sĩ, AHLLVT Nguyễn Thị Ngọc Oanh

Tối đêm 28 tháng chạp năm 1968 âm lịch, tại nhà anh Nguyễn Kiến Đường xảy ra một việc rất ngoạn mục. Ở ngoài sân và thềm nhà, một trung đội nghĩa quân trải bạt nằm la liệt. Chúng mở to đài Sài Gòn để nghe hát cải lương và sát phạt đỏ đen với nhau. Chúng la hét, cãi cọ, chửi thề om sòm. Ở trong nhà, cửa đóng chặt, đèn điện chiếu sáng. Oanh, má Oanh, dì Oanh, Sáu, Bảy và tôi đang trải rộng lá cờ mặt trận giải phóng dài 3,5m; ngang 2,8m để may ngôi sao vàng vì cờ quá rộng. Sau khi khẩn trương may xong ngôi sao vàng, Oanh gấp nhỏ lá cờ lại, vừa cười vừa nói vui rất hóm hỉnh: “Có chuyện lạ đời, lính Sài Gòn được phái đến nghiêm ngặt canh gác để cho Việt cộng may cờ mặt trận giải phóng, chỉ tối mai này thôi lá cờ sẽ phấp phới bay trên cột cờ của trụ sở quận đường Ninh Hòa”.

Cũng trong đêm 29 âm lịch, lúc 3 giờ sáng một chiến sĩ giải phóng vai mang khẩu thượng liên RPD tập tễnh bước vào nhà. Đồng chí ấy rút trong túi áo ra chứng minh thư quân giải phóng và nói với cả nhà: “Tôi là quân giải phóng ở căn cứ Hòn Hèo được lệnh đánh vào bộ chỉ huy địa phương quân của địch. Nhưng do không có người dẫn đường nên không đánh được địch mà bị địch đánh trả nên bị thương ở đùi. Tôi chạy lạc sang khu vực này mong cả nhà che chở”.

Tên Ân – chỉ huy trưởng cảnh sát ngụy, tên Thạnh – thượng sĩ – cận vệ của Ân và 2 lính xộc vào buồng của Oanh và quát to: “Việt cộng đâu? Chỉ ngay”. Oanh chững chạc trả lời: “Các ông đánh nhau với Việt cộng cả ngày mồng một Tết, giờ họ đã rút hết về núi rồi, muốn tìm Việt cộng thì lên trên núi mà tìm, chứ giữa ban ngày ban mặt tại quận lỵ này làm gì có Việt cộng”. Tên Thạnh xông tới tát vào mặt Oanh một cái tát nảy lửa và hằn học quát: “Mày giấu Việt cộng ở đâu? Chỉ ngay”. Oanh tức quá nói ta: “Ông là đàn ông mà ức hiếp phụ nữ như vậy không biết xấu hổ à?”. Tên Thạnh xông tới định tát tiếp thì Oanh nói: “Các ông muốn tìm Việt cộng, tôi chỉ cho”. Nói xong Oanh vội bồng con ra ngoài trao cho mẹ và nói: “Mẹ ẳm con của con ra ngoài”. Oanh bước vào buồng với đôi mắt đỏ ngầu. Nhanh như cắt, Oanh kéo hộc đầu giường lấy quả lựu đạn Mỹ rút chốt (lựu đạn gài) xáng ngay trước mặt tên Ân và thét to: “Việt cộng đây!”. Một tiếng nổ chát chúa làm rung chuyển cả một vùng. Tên Ân chết ngay tại chỗ, tên Thạnh và 2 tên lính đều bị thương. Oanh bị thương rất nặng, máu ra nhiều.

Oanh tỏ lời cảm ơn các y bác sĩ và nói: “Vết thương của tôi quá nặng, tôi không thể sống được đâu. Tôi chấp nhận cái chết mà không ân hận gì vì tôi đã làm tròn nhiệm vụ: “Đền nợ nước”. Rồi Oanh ngất đi. Oanh trút hết tàn lực nói thật to, rành rọt từng tiếng và đây cũng là lời trăn trối cuối cùng: “Oanh Anh con! Mai sau con lớn lên con nên nhớ rằng trong người con có dòng máu cách mạng của mẹ”.

Mãi đến ngày 2-5-1995 mới tìm được hài cốt của người nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân – liệt sĩ Nguyễn Thị Ngọc Oanh do cha con cụ già giữ nhà xác bệnh viện tỉnh chỉ chỗ."

(1): Trích thư Bác Hồ viết cho người cha của một liệt sĩ.

Một số bài thơ do nhà giáo – AHLLVT, Liệt sỹ Nguyễn Thị Ngọc Oanh sáng tác.

XIN NHẬP CUỘC

Khói lửa mịt mù phủ vòng đai
Anh ơi chiến cuộc vẫn phơi bày
Nhân thế phù sinh kêu thảng thốt
Cuộc chiến ngàn năm vẫn đọa đày.

Giặc Mỹ lan tràn khắp nước ta
Bao nhiêu năm máu lệ chan hòa
Nặng nước nhạ nhà phân đội ngả
Ngàn năm chiến cuộc vẫn chưa nhòa.

Chí cả no đầy trong mắt môi
Nghiệt ngã vây quanh uất nghẹn lời
Dương danh một lũ người vong bản
Khuân vác sầu đau khuất đỉnh trời.

Khóc vô ích, đau thương không thể xóa
Nước non vang tiếng gọi đến sa trường
Xin nhập cuộc, căm hờn thành trái phá
Dâng trọn đời cho Tổ quốc quê hương.

LỜI NÀY CHO CHA

Trăm đắng cay con ra đời trong khói lửa
Lớn lên theo tiếng rú của đạn bom.
Nặng gánh nuôi con thân xác mẹ hao mòn
Mang nợ nước cha dãi sầu mưa nắng.
Đêm hằng đêm con chấp tay cầu khấn
Xuân thanh bình sớm đến với dân ta
Nhưng rồi ngày, rồi tháng cứ dần qua
Giặc Mỹ đến lan tràn thôn xóm,
Ruộng vườn hoang dân cày không thức sớm
Cỏ xanh rì không ai thả trâu ăn.
Lớp học con không dứt tiếng thì thầm
Âu lo của bao mái đầu thơ trẻ,
Phấn trắng bảng đen ngày ngày cô giáo vẽ
Lên tương lai mờ mịt của chúng con.
Cha hỡi cha! Giờ giặc Mỹ đang còn
Thì cha vẫn đêm sương ngày nắng
Mẹ vẫn còn than dài thở vắn
Con vẫn còn xa cách tình thương.

Nhưng cha ơi! Nếu giữa chốn chiến trường
Cha vắng bóng lấy ai người đánh Mỹ?
Tổ quốc gọi những tâm hồn chân lý
Cha cứ đi gia quyến vẫn còn con.
Muốn yên vui không thể nuốt căm hờn
Mà phải trút lên đầu lê mũi súng
Dẫu gian nan không dễ gì nao núng
Không tự do không thể sống làm người!
Gia đình ta chỉ còn được vui tươi
Khi Tổ quốc không còn quân xâm lược.
Cha cứ đi yên tâm làm việc nước
Ở gia đình dẫu khổ vẫn còn con.
Nếu ngày mai – Vì nước – Cha không còn
Thì con đã sẵn sàng ra tiền tuyến.

LÒNG MẸ

Đêm canh ba gà gáy
Mẹ trở giấc buâng khuâng
Thương con giờ gian khổ
Lệ mẹ chảy không ngừng.

Hai mươi năm rồi đó
Nặng nợ nước con đi
Hai mươi lần tết đến
Vườn hoang cỏ xanh rì.

Mùa đông về buốt giá
Mẹ đan áo len này
Kẻo rừng sâu con lạnh
Vào những chiều mưa bay.

Mùa xuân về trong nắng
Sưởi ấm ngón tay gầy
Mẹ phơi từng trái chuối
Theo tình mẹ hôm nay.

Và mỗi lần hè sang
Cho ngọn lúa trĩu vàng
Mẹ sàn từng hạt thóc
Cho con đỡ cơ hàn.

Lá vàng báo mùa thu
Rừng núi mịt mây mù
Thương con còn xa cách
Nên trời cũng âm u.

Con mẹ đi đánh Mỹ
Mẹ kiêu hãnh tự hào
Thương con và yêu nước
Căm thù càng dâng cao.

Mai này tan giặc nước
Con ca khúc khải hoàn 
Mẹ bước nhanh tới trước
Thấy con đầu hàng quân.


THẰNG MỸ ĐEN

Chiều hôm qua trên đường về chợ
Xe quá nhiều em phải nép một bên
Cả đoàn xe nào Mỹ trắng Mỹ đen
Chiếc nối chiếc kẹt cầu dừng lại đó.

Trên chiếc jeép một thằng đen như lọ
Cao lêu nghêu đứng thủ khẩu đại liên
Băng đạn dài vàng chóe bế liền bên
Em trong chẳng khác nào con khỉ đột.

Nhe răng trắng hắn cười tênh hếch
Chuồn khỏi xe giở nón bạn quen em
Bao căm thù ứ nghẹn chợt bùng lên
Hòn đá sẵn trong tay em ném tới
Không phòng bị hắn ôm đầu chới với
Quay lại nhìn – người đông nghẹt hai bên
Hắn cau mày hai mắt cứ trừng lên
Em lo sợ chúng bắn vào dân chúng.
Nhưng may sao! Chiếc xe đâì xịch rúng
Và đằng sau mười chiếc tiếp lao nhanh
Đứng bên em đứa bé gái khen rằng
Chị gan quá! Đáng đời thằng giặc Mỹ.

Em không nói chỉ cúi đầu suy nghĩ
Tiếc cho mình không được sống đời trai
Xếp bút nghiên đem cả tháng năm dài
Trừ giặc Mỹ cứu quê nhà điêu đứng.

Điều em mơ một chiều em cầm súng
Cùng các anh diệt hết lũ tham tàn
Dâuc tàn thây, dẫu máu đổ gian nan
Không nao núng – quyết tiến lên mạnh bước.

NIỀM ĐAU
Rưng rưng trời nhỏ giọt sầu
Đồng xanh giờ đã nám màu lửa binh.
Anh theo tiếng gọi đăng trình
Cho lòng đất mẹ nặng tình núi sông.
Em dù ngày nhớ đêm mong
Vẫn ghi hồ thỉ tang bồng anh ơi.
Niềm đau chính chiến chưa nguôi
Non sông nước biếc ngậm ngùi nhìn nhau.
Kìa anh! Những cảnh cơ cầu
Ruộng hoang nhà cháy con đâu thanh bình.
Em ôm con khóc bình minh
Miếng cơm không có con mình khóc than.
Quê hương đổ nát điêu tàn
Mồ chôn chật đất khăn tang trắng đầu.
Mẹ già tóc bạc mắt sâu
Dõi tin thắng trận anh mau đem về.
Giờ đây mây xám còn che
Ngày mai Mỹ cút anh về que hương.
Anh đi trăm nhớ ngàn thương
Anh về ruộng lúa mái trường vui sao!

Nguyễn Thị Kim Hoa (Hội KHLS tỉnh)

Quê hương Khánh Hòa đã sản sinh ra nhiều nữ anh hùng mà khi hi sinh tuổi đời mới chỉ đôi mươi như chị Nguyễn Thị Trừ, chị Trần Thị Tính, chị Trần Thị Tư, chị Nguyễn Thị Ngọc Oanh... Họ đã sống một cuộc đời thật đẹp "làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi. Vật chất họ mất nhưng tinh thần họ sẽ luôn luôn còn với non sông Việt Nam. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ." (1) Riêng với chị Nguyễn Thị Ngọc Oanh, là một trí thức, đã học xong tú tài ở trường Collège Francaise Hàn Thuyên – Nha Trang, rồi sau đó trở thành một nhà giáo. Trước cảnh quê hương đất nước đang bị giày xéo bởi ngoại bang, chị đã không sống an phận mà đến với cách mạng, để "đền nợ nước". Xin giới thi

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Đoàn kết quốc tế - Tư tưởng chiến lược Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam
70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân

Gửi bình luận của bạn