95 năm xây dựng và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều đồng chí Tổng Bí thư xuất sắc. Chúng ta có thể kể đến tên tuổi và sự nghiệp của những Tổng Bí thư sau đây gắn với những thắng lợi tiêu biểu của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI

Dấu ấn của những Tổng Bí thư gắn với những thắng lợi tiêu biểu của cách mạng Việt Nam (Kỳ 1)
Dấu ấn của những Tổng Bí thư gắn với những thắng lợi tiêu biểu của cách mạng Việt Nam (Kỳ 1)

1.Tổng Bí thư Trường Chinh gắn với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 

Đồng chí Trường Chinh giữ chức vụ Quyền Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ tháng 11/1940 đến tháng 5/1941, Tổng Bí thư từ tháng 5/1941 đến tháng 10/1956 và từ tháng 7/1986 đến tháng 12/1986. Sự nghiệp và tên tuổi đồng chí gắn liền với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám.

Được giao trách nhiệm Quyền Tổng Bí thư tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1940 và chính thức tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941, đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh đã cùng Trung ương Đảng bước vào một thời kỳ chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng Tháng Tám.

Trước hết là sự chuẩn bị về lý luận, đặc biệt từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 5/1941 đã quyết định thay đổi chiến lược, giương cao ngọn cờ cách mạng giải phóng dân tộc lên hàng đầu, xúc tiến khởi nghĩa vũ trang. Có thể nói, đến giữa năm 1941, căn cứ diễn biến của tình hình thế giới và trong nước, Ban Chấp hành Trung ương đảng đã quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và xúc tiến chuẩn bị những điều kiện để tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền khi có thời cơ.

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 nêu rõ: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”[1].

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là đồng chí Trường Chinh, Đảng khẩn trương bắt tay vào chuẩn bị những điều kiện cho khởi nghĩa giành chính quyền, trước hết là xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa.

Đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh (Ảnh tư liệu)

Sự ra đời Mặt trận Việt Minh là sự chuẩn bị lực lượng chính trị trực tiếp cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cơ sở để tiến lên giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám. Mặt trận Việt Minh nhanh chóng phát triển rộng khắp các vùng rừng núi Việt Bắc rồi lan xuống các tỉnh đồng bằng và vào các đô thị, từ Bắc vào Nam và trở thành một phong trào mạnh mẽ, rộng khắp, với các đoàn thể quần chúng đại diện cho tất cả giai cấp và tầng lớp của dân tộc Việt Nam: công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, trí thưc, thiếu niên nhi đồng. Trong Cách mạng Tháng Tám, đông đảo nhân dân đã tập trung dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh, đoàn kết đứng lên đánh Pháp, đuổi Nhật, lật đổ chế độ phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân.

Từ sau khởi nghĩa Bắc Sơn, Trung ương Đảng chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang với việc duy trì và phát triển đội du kích Bắc Sơn, sau đó tiến lên xây dựng các trung đội Cứu quốc quân và đến ngày 22/12/1944 thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và đến tháng 5/1945 thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân. Lực lượng vũ trang cách mạng, tuy còn sơ khai, nhưng đã trở thành lực lượng nòng cốt cho cuộc đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám.

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Trường Chinh, tháng 3/1945, khi Nhật đảo chính Pháp, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, là một cao trào cách mạng trực tiếp dẫn tới cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám.

Căn cứ địa cách mạng cũng được chú ý lãnh đạo xây dựng từ căn cứ địa, khu giải phóng Việt Bắc rộng lớn đến căn cứ địa, chỗ đứng chân của lực lượng cách mạng các địa phương, đến tháng 8/1945 đã trở thành một hệ thống rộng lớn, rộng khắp, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Đảng bộ các địa phương được liên tục, kịp thời, khi thời cơ đến nhanh chóng phát động nhân dân đứng lên khởi nghĩa.

Có thể nói, từ năm 1941 đến năm 1945, đồng chí Trường Chinh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữ vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với những thắng lợi của cách mạng Việt Nam mà trên hết, trước hết là thắng lợi của cách Cách mạng tháng Tám năm 1945, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

 

2. Bí thư thứ nhất Lê Duẩn gắn liền với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 

Tháng 9/1960, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng bầu đồng chí Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Đồng chí giữ chức vụ Bí thứ thứ nhất từ năm 1960 đến năm 1976. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, tháng 12/1976, Đảng đổi tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Lê Duẩn tiếp tục được bầu gữ chức Tổng Bí thư đến tháng 7/1986, khi đồng chí qua đời.

Đại hội III năm 1960 đã đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với việc Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam Bắc, trong đó nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc có tính chất quyết định đối với cách mạng cả nước, nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam có tính chất quyết định trực tiếp thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn, Đảng đã ban hành 24 nghị quyết để lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc cũng như cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Đặc biệt, cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mang nhiều dấu ấn của đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn qua những nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết Đại hội III, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 11, 12, 13, 14, 20, 21. Căn cứ tình hình thế giới và tình hình cụ thể của cuộc kháng chiến trong nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra những nghị quyết này để thực hiện nhiệm vụ xây dựng miền Bắc xã chủ nghĩa đồng thời tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn tại miền Nam Việt Nam, đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn (Ảnh tư liệu)

Trong thời gian này, đồng chí Lê Duẩn cũng đã trực tiếp gửi nhiều thư, điện cho các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam và Liên khu ủy V, chỉ thị nhiều vấn đề cụ thể của cách mạng miền Nam về đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận, ngoại giao, có ý nghĩa quan trọng trong chỉ đạo kháng chiến trên chiến trường khu V cũng như Nam Bộ. Các thư, điện, chỉ thị của đồng chí được tập hợp trong tác phẩm nổi tiếng “Thư vào Nam”. Qua tác phẩm này, chúng ta có thể nghiên cứu tư duy, nghệ thuật lãnh đạo chiến tranh nhân dân linh hoạt, kịp thời và đúng đắn của đồng chí Lê Duẩn.

Các sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đều có dấu ấn của đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, nhất là cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, tạo ra bước ngặt của cuộc chiến tranh, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến bến bờ thắng lợi

 

3. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh gắn với công cuộc đổi mới

Năm 1986, đất nước ta đang lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên xô cũng đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế, yếu kém, sai lầm và đang trên bờ vực vực của khủng hoảng, sụp đổ. Chính trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không còn con đường nào khác lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nhất là đổi mới tư duy mà trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế.

Được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tháng 12/1986 và giữ chức vụ Tổng Bí thư đến tháng 6/1991, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã cùng Ban Chấp hành Trung ương đề ra đường lối đổi mới đất nước, đưa đất nước bước vào một thời kỳ mới với nhiệm vụ trước mắt là phải thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tên tuổi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh từ đây gắn với công cuộc đổi mới.

Ngay sau khi được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ năm 1987 đến năm 1990, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã có loạt bài trong chuyên mục “Những việc cần làm ngay” nổi tiếng trên báo Nhân Dân với bút danh NVL. Loạt bài báo đã góp phần truyền đạt những chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đặc biệt là của Tổng Bí thư. Tổng cộng đã có 72 bài báo trong chuyên mục này. Các bài báo không chỉ phản ánh những vấn đề kinh tế, xã hội cấp bách của các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương giải quyết và còn khơi dậy phong trào đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong những năm đầu đổi mới đất nước.

Với quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Trung ương Đảng nhanh chóng đề ra những chủ trương, đường lối, chính sách phù hợp cho công cuộc đổi mới, trong đó đặc biệt quan trọng là Nghị quyết số 10- NQ/TW ngày 05/4/1988 về đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, ban hành Luật đầu tư nước ngoài để thu hút nguồn vốn nước ngoài phát triển kinh tế, xã hội trong nước cùng hàng loạt các chủ trương, chính sách trên tất cả các lĩnh vực, mở đường cho đất nước ra khỏi khó khăn.

Chỉ sau một thời gian ngắn, đất nước ta đã bước đầu khắc phục được những khó khăn kinh niên. Từ một quốc gia quanh năm thiếu đói, mỗi năm phải nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn lương thực, đến năm 1989 Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo trong top đầu thế giới và dần dần tiến lên bảo đảm an ninh lương thực. Lĩnh vực chống lạm phát cũng đạt được hiệu quả to lớn, đưa tỷ lệ làm phát từ 774,7 % năm 1986 xuống 67,5 % năm 1991, góp phần ổn định kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Trên lĩnh vực ngoại giao, việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc đã đem lại một môi trường hòa bình ổn định để nước ta có thể tập trung vào phát triển kinh tế, xã hội nhằm mục tiêu nhanh chóng đưa Việt Nam thoát ra khỏi khủng hoảng. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đã từ 2,79 % năm 1986 lên trung bình 5,4 % trong giai đoạn 1987-1991.

Có thể nói, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh gắn liền với công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo góp phần từng bước đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, làm cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm 1991-1996 và đưa đất nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ năm 1996.

Tiểu sử Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

 

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr. 113.

Bình Nguyễn

1.Tổng Bí thư Trường Chinh gắn với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám  Đồng chí Trường Chinh giữ chức vụ Quyền Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ tháng 11/1940 đến tháng 5/1941, Tổng Bí thư từ tháng 5/1941 đến tháng 10/1956 và từ tháng 7/1986 đến tháng 12/1986. Sự nghiệp và tên tuổi đồng chí gắn liền với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Được giao trách nhiệm Quyền Tổng Bí thư tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1940 và chính thức tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941, đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh đã cùng Trung ương Đảng bước vào một thời kỳ chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng Tháng Tám. Trước hết là sự chuẩn bị về lý luận, đặc biệt từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn