Sau chiến thắng vang dội Điện Biên Phủ, ngày 21/7/1954, Hiệp định Genever về Đông Dương được ký kết tại thành phố Genève, Liên bang Thuỵ Sĩ. Việc ký kết Hiệp định Genever đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của Nhân dân Việt Nam, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, mở ra giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam hướng đến mục tiêu thống nhất đất nước.

Nhìn lại 70 năm ký kết Hiệp định Genever về kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam
Nhìn lại 70 năm ký kết Hiệp định Genever về kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam
10 4 ky

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định Giơnevơ. Ảnh tư liệu.

1. Khái quát về Hiệp định Genever

Hiệp định Genève về Đông Dương với 6 chương, 47 điều khẳng định các nội dung liên quan trực tiếp đến vận mệnh của dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia, cụ thể:

Một là, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam gồm 7 nội dung cơ bản: (1) Ngày thực hiện đình chiến hoàn toàn ở Bắc Bộ là ngày 28/7/1954, ở Trung Bộ là ngày 01/8/1954, ở Nam Bộ là ngày 11/8/1954. (2) Giới tuyến quân sự tạm thời vạch dọc theo con sông chảy ra Cửa Tùng phía Bắc đường số 9 (đường Quảng Trị đi Lào). (3) Thời hạn hai bên tập kết xong quân đội (kể cả hải quân, lục quân, không quân) về khu vực của mình là 300 ngày sau khi ký Hiệp định. Riêng ở Hà Nội thì quân Pháp phải rút khỏi Hà Nội sau 80 ngày từ ngày ký Hiệp định. (4) Hai bên cam kết không khủng bố những người đã cộng tác với đối phương. (5) Cấm đưa vũ khí mới, quân đội mới, nhân viên quân sự mới vào Việt Nam sau khi ngừng bắn, trừ số cần thiết mà Hiệp định đình chiến cho phép. (6) Thả tất cả thương binh, tù binh, thường dân bị giam giữ trong thời kỳ chiến tranh. (7) Hai bên cam kết không cho ngoại quốc lập căn cứ quân sự trong vùng thuộc quyền kiểm soát.

Hai là, Hiệp định đình chiến ở Lào gồm 5 nội dung cơ bản: (1) Hai bên bảo đảm đình chỉ hoàn toàn mọi chiến sự ở Lào và bắt đầu thực hiện chậm nhất là 17 ngày sau khi ký Hiệp định. (2) Quân đội ngoại quốc phải hòan toàn rút khỏi nước Lào trong khi chờ đợi một giải pháp về chính trị. Quân đội giải phóng Lào sẽ tập kết trong vùng Sầm Nưa, Phongsalỳ và phần phía Bắc Luông Prabăng. Việc rút lui và vận chuyển quân đội, lương thực và quân trang, vũ khí phải hòan thành trong 200 ngày kể từ ngày bắt đầu thi hành Hiệp định. (3) Ngay sau khi tuyên bố ngừng bắn, cấm không được đưa vào đất nước Lào mọi quân đội tăng viện hoặc nhân viên quân sự, mọi thứ vũ khí, đạn dược và quân trang, quân dụng. Chính phủ, Nhà vua Lào có thể giữ lại trên đất Lào một số nhân viên quân sự Pháp nhất định. (4) Ngay sau ngừng bắn, cấm không cho ngoại quốc lập căn cứ quân sự (kể cả lục quân, thuỷ quân và không quân) trên nước Lào. (5) Hai bên sẽ thả và cho hồi hương tất cả tù binh và thường dân bị giam giữ.

Ba là, Hiệp định đình chiến ở Campuchia: (1) Hai bên bảo đảm đình chỉ hoàn toàn mọi chiến sự ở Campuchia và bắt đầu thực hiện chậm nhất là 17 ngày sau khi ký Hiệp định. (2) Quân đội ngoại quốc phải hòan toàn rút khỏi Campuchia. Việc rút lui và vận chuyển quân đội, lương thực và quân trang, vũ khí phải hòan thành trong 200 ngày kể từ ngày bắt đầu thi hành Hiệp định. (3) Ngay sau khi tuyên bố ngừng bắn, cấm không được đưa vào đất Campuchia mọi quân đội tăng viện hoặc nhân viên quân sự, mọi thứ vũ khí, đạn dược và quân trang, quân dụng. Chính phủ, Nhà vua Campuchia có thể giữ lại trên đất Campuchia một số nhân viên quân sự Pháp nhất định. (4) Ngay sau ngừng bắn, cấm không cho ngoại quốc lập căn cứ quân sự (kể cả lục quân, thuỷ quân và không quân) trên đất nước Campuchia. (5) Hai bên sẽ thả và cho hồi hương tất cả tù binh và thường dân bị giam giữ.

Bốn là, Bản tuyên bố chung của Hội nghị Genève có 8 điểm cơ bản: (1) Hội nghị thừa nhận độc lập và chủ quyền của Việt Nam, Campuchia và Lào. (2) Thừa nhận việc giải quyết các vấn đề chính trị ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc độc lập, thống nhất và giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Tổng tuyển cử ở Việt Nam sẽ tiến hành tháng 7/1956. (3) Quân đội và nhân viên quân sự ngoại quốc sẽ rút khỏi Việt Nam, Campuchia và Lào do sự thoả thuận giữa các bên. (4) Sau khi đình chiến, không được đưa quân đội, nhân viên quân sự ngoại quốc vào. (5) Sau khi đình chiến, các nước Việt Nam, Lào, Campuchia không được để cho ngoại quốc lập căn cứ quân sự. (6) Toàn thể công dân Campuchia, Lào đều có quyền và nghĩa vụ công dân trong quốc gia chung, đặc biệt là tham gia tổng tuyển cử. Tổng tuyển cử sẽ tiến hành trong năm 1955. (7) Trong các mối quan hệ với Việt Nam, Lào, Campuchia, các nước tham gia Hội nghị Genève cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước nói trên và cam kết không can thiệp vào nội trị của các nước. (8) Các nước tham gia Hội nghị Genève sẽ xem xét những hành động tập thể cần thiết trong trường hợp có những sự xâm phạm nghiêm trọng đến Hiệp định đình chiến.

2. Kết quả đạt được của Hiệp định Genever về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương

Hiệp định Genève đã chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương trên cơ sở các nước tham gia Hội nghị công nhận và cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia. Đây là thắng lợi to lớn của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ba nước Đông Dương và là thắng lợi to lớn của lực lượng hòa bình, dân chủ trên thế giới.

Hiệp định Genève là một văn bản có tính pháp lý quốc tế, một giải pháp đồng bộ về quân sự, chính trị nhằm kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương; tuyệt đối không phải là một thoả thuận chỉ giới hạn trong việc ngừng bắn của các bên tham chiến. Hiệp định đã thể hiện được phương hướng, lập trường và mục tiêu cơ bản của Việt Nam khi bước vào cuộc thương lượng như báo cáo của Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước Quốc hội ngày 10/4/1953, là: vì hòa bình, độc lập, thống nhất và dân chủ.

Hiệp định Genève là thắng lợi ngoại giao to lớn cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm gian khổ của Nhân dân Việt Nam. Làm cho âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương của Pháp bị thất bại, buộc Pháp phải rút hết quân về nước, chấm dứt ách thống trị gần 100 năm của Pháp ở Đông Dương, mở ra một kỷ nguyên mới tiến tới độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc cho nhân dân các nước Đông Dương.

Hiệp định Genève là một cuộc ngưng chiến đúng lúc, giúp Việt Nam củng cố thực lực, chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới. Hiệp định Genève đánh dấu sự thắng lợi của đường lối kháng chiến toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam trên tất cả các mặt kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao.

Việt Nam đã phải tự lực cánh sinh, chiến đấu trong sự bao vây bốn phía của chủ nghĩa đế quốc. Tuy nhiên, với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh, Việt Nam đã dần kết nối được với bên ngoài, làm cho thế giới hiểu về Việt Nam hơn, xích lại gần với Việt Nam và giúp đỡ Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quân dân Việt Nam đã đấu tranh mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi loại vũ khí, mọi hình thức và mọi con đường. Khi mặt trận ngoại giao được mở ra, Việt Nam đã tích cực tham gia đàm phán, thương lượng nhằm sớm kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình.

Việc ký Hiệp định Genève để giải quyết vấn đề chính trị bằng con đường hòa bình của ba nước Đông Dương là Việt Nam, Lào, Campuchia đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập môi trường hòa bình ổn định cho Đông Dương sau chiến tranh vì độc lập, tự do, hòa bình của các nước.

Hiệp định Genève đã chứng minh đường lối đối ngoại, đường lối quốc tế linh hoạt, mềm dẻo của Đảng. Kết quả của Hội nghị và Hiệp định chứng tỏ sự thể hiện kiên quyết về lập trường quan điểm nhằm bảo vệ lợi ích cơ bản của đất nước; đồng thời, biết chấp nhận sự nhân nhượng phù hợp với tình hình thực tế đàm phán, thương lượng tại Hội nghị và tương quan lực lượng trên chiến trường.

Hiệp định Genève đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng của cách mạng Việt Nam đã trải qua gần một trăm năm đấu tranh giải phóng dân tộc và sau gần chín năm kháng chiến trường kỳ anh dũng. Đây cũng là kết quả của sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng hòa bình dân chủ trên thế giới, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ Pháp. Hiệp định Genève xác lập trên phạm vi quốc tế sự thất bại hòan toàn cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của một thế lực đế quốc hùng mạnh, đánh dấu bước mở đầu có tính quyết định cho sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống thực dân thống trị phương Tây trên quy mô toàn cầu, góp phần quan trọng cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa.

Hiệp định Genève với những nội dung cơ bản và ý nghĩa chính trị, pháp lý đã trở thành một trong những nhân tố quyết định hình thành đường lối, chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân Việt Nam. Việt Nam trên cơ sở tôn trọng Hiệp định Genève ngày càng nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các nước cũng như của lực lượng yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới.

3. Kết luận

Với những kết quả đạt được tại Hội nghị Genever, Hiệp định Genever là một điểm sáng trong suốt tiến trình cách mạng của Nhân dân Việt Nam, tạo tiền đề và cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tiếp tục cuộc đấu tranh đi tới thống nhất đất nước.

Với 6 chương, 47 điều và phụ bản kèm theo, Hiệp định Genève được các bên tham gia Hội nghị công nhận và ký kết đã trở thành văn bản mang tính quốc tế cho một giải pháp kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình cho Việt Nam đồng bộ trên các mặt quân sự, chính trị, xã hội và pháp lý.

Hiệp định Genève khẳng định lần đầu tiên các nước lớn phải thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia, tạo tiền đề và cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam, Lào và Campuchia tiến hành cuộc đấu tranh chống sự can thiệp và xâm lược của Mỹ, giải phóng hòan toàn đất nước.

 

Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2015). Hiệp định Genève 50 năm nhìn lại. H. NXB Chính trị quốc gia.
2. Bộ Ngoại giao Việt Nam (1976). Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945-1954). Tập 2. Tài liệu lưu hành nội bộ.
3. Nguyễn Đình Bin (chủ biên) (2002). Ngoại giao Việt Nam 1945-2000. H. NXB Chính trị quốc gia.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014). Điện Biên Phủ, Hội nghị Genève – Văn kiện Đảng. H. NXB Chính trị quốc gia – Sự thật.
5. Vũ Quang Hiển (2004). Hiệp định Giơnevơ – 50 năm nhìn lại. Tạp chí Lịch sử, số tháng 7/2024.
6. Mấy nhận xét của Hội nghị Genève. Hồ sơ Hội nghị Genève của Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Quyển 2.

TS. Hoàng Thị Thắm
Trường Đại học Thương Mại

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định Giơnevơ. Ảnh tư liệu. 1. Khái quát về Hiệp định Genever Hiệp định Genève về Đông Dương với 6 chương, 47 điều khẳng định các nội dung liên quan trực tiếp đến vận mệnh của dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia, cụ thể: Một là, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam gồm 7 nội dung cơ bản: (1) Ngày thực hiện đình chiến hoàn toàn ở Bắc Bộ là ngày 28/7/1954, ở Trung Bộ là ngày 01/8/1954, ở Nam Bộ là ngày 11/8/1954. (2) Giới tuyến quân sự tạm thời vạch dọc theo con sông chảy ra Cửa Tùng phía Bắc đường số 9 (đường Quảng Trị đi Lào). (3) Thời hạn hai bên tập kết xong quân đội (kể cả hải quân, lục quân, không quân) về khu vực của mình là 300 ngà

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn