Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, trải qua nhiều vị trí công tác, dù ở vị trí công tác nào, đồng chí Đào Duy Tùng luôn thể hiện là một người cộng sản hết mực trung thành, tận tụy, một nhà lãnh đạo cấp cao với tư duy đổi mới và tầm trí tuệ cao, có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20-5-1924 - 20-5-2024): Nhà lãnh đạo có tư duy đổi mới và tầm trí tuệ cao của Đảng
Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20-5-1924 - 20-5-2024): Nhà lãnh đạo có tư duy đổi mới và tầm trí tuệ cao của Đảng

Đồng chí Đào Duy Tùng sinh ngày 20-5-1924 tại xã Cổ Loa (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) trong một gia đình nhà nho yêu nước. Trong giai đoạn tiền khởi nghĩa, đồng chí đã tham gia lãnh đạo phong trào Việt Minh ở xã từ tháng 4-1945. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, từ cán bộ Mặt trận Việt Minh ở cơ sở, đồng chí nhanh chóng trưởng thành trên các cương vị là Bí thư Huyện ủy, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Yên, Phó Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng. Những năm tháng ở cơ sở là thời gian đồng chí tham gia công tác lãnh đạo Đảng toàn diện trên nhiều lĩnh vực, gắn chặt lý luận với thực tiễn cách mạng và phong trào cách mạng của quần chúng. Tháng 1-1953, sau lớp chỉnh huấn ở Khu ủy Việt Bắc, đồng chí là một trong số cán bộ đầu tiên được Trung ương cử đi học tại Trường Lý luận Mác - Lênin ở Trung Quốc, sau đó làm công tác hướng dẫn học tập của nhà trường.

Đồng chí Đào Duy Tùng thăm tỉnh Yên Bái năm 1993. Ảnh tư liệu Văn phòng Trung ương Đảng.
Đồng chí Đào Duy Tùng thăm tỉnh Yên Bái năm 1993. (Ảnh tư liệu Văn phòng Trung ương Đảng)

Tháng 5-1955, đồng chí về công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng. Trong hơn 30 năm hoạt động trên lĩnh vực công tác tư tưởng, đồng chí đã lần lượt giữ các cương vị: Phó Vụ trưởng, Vụ trưởng Vụ Huấn học (1956 - 1962), Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (tháng 12-1962) kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản). Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12-1976), đồng chí được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 11-1980, đồng chí là Viện trưởng Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin. Tháng 11-1981, đồng chí được bầu là Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (tháng 3-1982), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, giữ chức Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, phụ trách công tác tư tưởng và khoa giáo. Tháng 5-1988, đồng chí được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6-1991), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, được phân công làm Thường trực Ban Bí thư và Thường trực Bộ Chính trị - Ban Bí thư cho đến tháng 6-1996.

Nhiều năm liền trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, đồng chí đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, xây dựng các luận cứ khoa học để góp phần hình thành Cương lĩnh, đường lối của Đảng; vận dụng sáng tạo và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đồng chí với vai trò là Tổ phó Tổ biên tập Báo cáo Chính trị đã dày công xây dựng bản Kết luận của Bộ Chính trị (khóa V) đối với một số vấn đề quan điểm kinh tế. Nội dung của bản Kết luận này được đưa vào Báo cáo Chính trị và thông qua tại Đại hội VI, đánh dấu sự đổi mới rất cơ bản về tư duy kinh tế của Đảng ta. Sau Đại hội VI, đồng chí được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ Thường trực Ban soạn thảo Cương lĩnh chính trị và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bám sát thực tiễn cách mạng trong nước và thế giới, đồng chí đã cùng tập thể Bộ Chính trị ngày đêm trăn trở, tập hợp trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, tổng kết lý luận, tổng kết thực tiễn xây dựng dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội VII thông qua. Từ Đại hội VI đến Đại hội VII và trong giai đoạn chuẩn bị Đại hội VIII, đồng chí đã tập trung trí tuệ, tâm huyết tổng kết sự phát triển đổi mới tư duy của Đảng, vừa góp phần xây dựng văn kiện, vừa góp phần truyền đạt tư tưởng đổi mới của Đảng cho cán bộ, đảng viên.

Đồng chí Đào Duy Tùng là nhà lãnh đạo có tư tưởng đổi mới, luôn tìm tòi, sáng tạo những vấn đề mới để vượt lên. Trong những bước ngoặt của cách mạng, đặc biệt là trước những khó khăn, thử thách lớn của đất nước thời kỳ bước vào đổi mới, đồng chí đã cùng tập thể Bộ Chính trị, các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, dành nhiều thời gian xuống cơ sở, tiếp xúc với nhân dân, học hỏi kinh nghiệm gần xa, lắng nghe, trân trọng mọi ý kiến đóng góp để chắt lọc cái đúng, cái hay, góp sức vào việc xây dựng và phát triển đường lối, chủ trương của Đảng. Có thể nói, "ba quan điểm kinh tế", "bốn nguy cơ" và "hai điều đánh giá tổng quát" về 10 năm đổi mới là công trình tập thể của Đảng ta nhưng mang dấu ấn của đồng chí Đào Duy Tùng về mặt khái quát lý luận.

Trong 17 năm (1965 - 1982) làm Tổng Biên tập Tạp chí Học tập, đồng chí Đào Duy Tùng đã góp phần quyết định đưa tạp chí - cơ quan lý luận chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có những bước phát triển vượt bậc và toàn diện. Đồng chí Đào Duy Tùng là một nhà báo lớn của Đảng. Tác phẩm báo chí của đồng chí chủ yếu là những bài chính luận với nét nổi bật chứa đựng nội dung sâu sắc, lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng, khúc chiết, giàu sức thuyết phục.

Từ năm 1992 - 1995, với cương vị Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng chí đã cùng tập thể Hội đồng Trung ương chỉ đạo và tổ chức hoàn thành biên soạn các bộ giáo trình triết học Mác - Lênin, kinh tế - chính trị Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo sâu sát của đồng chí, công tác giáo dục lý luận chính trị được tiến hành bài bản, chặt chẽ, bảo đảm chất lượng về nội dung và hình thức; chương trình giảng dạy, sách giáo khoa được biên soạn có hệ thống; đội ngũ giáo viên, báo cáo viên được đào tạo với chất lượng chuyên môn cao; phương pháp học tập đổi mới; cách thức tổ chức được thay đổi tích cực.

Cả cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Đào Duy Tùng gắn liền với chặng đường đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất vẻ vang, hào hùng của Đảng ta, nhân dân ta. Do có nhiều công lao và thành tích đối với cách mạng, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

T.K (Theo tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương)

Đồng chí Đào Duy Tùng sinh ngày 20-5-1924 tại xã Cổ Loa (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) trong một gia đình nhà nho yêu nước. Trong giai đoạn tiền khởi nghĩa, đồng chí đã tham gia lãnh đạo phong trào Việt Minh ở xã từ tháng 4-1945. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, từ cán bộ Mặt trận Việt Minh ở cơ sở, đồng chí nhanh chóng trưởng thành trên các cương vị là Bí thư Huyện ủy, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Yên, Phó Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng. Những năm tháng ở cơ sở là thời gian đồng chí tham gia công tác lãnh đạo Đảng toàn diện trên nhiều lĩnh vực, gắn chặt lý luận với thực tiễn cách mạng và phong trào cách mạng của quần chúng. Tháng 1-1953, sau lớp chỉnh hu

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn