Tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng đầu năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh/ Là thống nhất, là độc lập, là hòa bình ấm no /Công ơn Đảng thật là to/ Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch tử bằng vàng”. Từ thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định lịch sử Đảng là một pho lịch sử bằng vàng, cho đến nay đã 65 năm, Đảng ta, nhân dân ta đã viết tiếp những trang lịch sử trong pho lịch sử bằng vàng của Đảng như thế nào?

Ghi tiếp những trang trong pho lịch sử bằng vàng của Đảng (Kỳ 1)
Ghi tiếp những trang trong pho lịch sử bằng vàng của Đảng (Kỳ 1)

Pho lịch sử bằng vàng 30 năm của Đảng 

 

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là lịch sử xây dựng tổ chức và lịch sử hoạt động lãnh đạo của Đảng, lịch sử lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến.

Trong 15 năm đầu tiên, Đảng đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành 3 cao trào cách mạng giải phóng dân tộc. Mở đầu là cao trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ -Tĩnh với việc thành lập chính quyền cách mạng công nông tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Cao trào cách mạng đã bị chính quyền thực dân, phong kiến đàn áp khốc liệt, tuy nhiên đã để lại những kinh nghiệm đầu tiên cho sự lãnh đạo của Đảng cũng như rèn luyện cho cán bộ, đảng viên và quần chúng yêu nước tinh thần đấu tranh cách mạng, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Bộ đội về tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954 (Ảnh tư liệu)

Từ năm 1936 đến năm 1939, Đảng đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam và Đông Dương trong cao trào dân chủ, đấu tranh đòi những quyền lợi dân sinh, dân chủ chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa. Cao trào dân chủ 1936 -1939 tiếp tục rèn luyện tinh thần đấu tranh cách mạng cho nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng rèn luyện cho Đảng khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh trên một số phương diện như đấu tranh nghị trường, đấu tranh chống phản động thuộc địa, lợi dụng thời cơ thuận lợi của Mặt trân bình dân Pháp để đem lại những thuận lợi cho Đảng. Trong giai đoạn này, nhân dân Việt Nam đã đòi được nhiều quyền dân sinh, dân chủ, đồng thời bản thân Đảng Cộng sản Đông Dương cũng đã đạt được những kết quả to lớn, nhất là việc tranh thủ quan điểm tiến bộ của chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp để đấu tranh đòi ân xá tù chính trị, cải thiện đời sống của tù chính trị. Trong thời gian này, hàng nghìn tù chính trị ở Đông Dương, trong đó có nhiều đảng viên cộng sản gạo cội đã được trả tự do và đó là nguồn cán bộ lãnh đạo quan trọng của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945.

Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, chính quyền thuộc địa siết chặt ách cai trị, cuộc đấu tranh của Đảng bước sang một giai đoạn mới.

Đây là thời kỳ đường lối cách mạng của Đảng được bổ sung hoàn thiện và ngày càng phù hợp với thực tế cách mạng của Việt Nam và Đông Dương.

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 năm 1939, tháng 11 năm 1940 và đặc biệt là tháng 5 năm 1941 đã dẫn đến việc “thay đổi chiến lược" trong cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Nếu như trước đó, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc ngang hàng với nhiệm vụ giải phóng giai cấp nông dân, đặt mục tiêu độc lập dân tộc ngang hàng với mục tiêu người cày có ruộng, thì đến thời điểm này, Đảng chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đẩy mạnh việc xúc tiến chuẩn bị các điều kiện để tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Từ tháng 3 năm 1945, trong bối cảnh Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã nhanh nhạy, sáng tạo ban hành Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phát động trên toàn quốc phong trào kháng Nhật, cứu nước, đẩy nhanh các hoạt động xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa, an toàn khu và nhất là tập dượt cho quần chúng đấu tranh qua cao trào phá kho thóc của Nhật. Cao trào kháng Nhật, cứu nước là cao trào rèn luyện quần chúng đấu tranh ngay trước thềm tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Giữa tháng 8 năm 1945, tình hình thế giới hết sức thuận lợi với việc quân phiệt Nhật bị đánh bại trên chiến trường châu Á bởi Đồng Minh và phải tuyên bố đầu hàng. Trước thời cơ vô cùng thuận lợi đó, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân vùng lên giành chính quyền từ tay quân phiệt Nhật và chính phủ độc lập không có thực quyền, thực chất chỉ là bù nhìn là chính quyền Trần Trọng Kim, giành chính quyền về tay nhân dân và thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

Như vậy đây là thắng lợi vĩ đại đầu tiên trong pho lịch sử bằng vàng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định “một Đảng mới 15 tuổi, đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền toàn quốc”.

Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập ngày 30/4/1975 (Ảnh tư liệu)

Sau khi tuyên bố độc lập không lâu, Đảng đã lãnh đạo nhân dân bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Trong 16 tháng kháng chiến, kiến quốc, với bản lĩnh chính trị vững vàng và sách lược mềm dẻo, Đảng đã lãnh đạo, “chèo lái con thuyền cách mạng” vượt qua thác ghềnh lịch sử, đặc biệt là vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” của thù trong, giặc ngoài và những khó khăn kinh tế, xã hội chồng chất, cuối năm 1946 chủ động phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.

Từ năm 1945 đến 1954, Đảng đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp, với đường lối cách mạng đúng đắn: toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính.

Với đường lối kháng chiến đúng đắn đó, Đảng đã lãnh đạo nhân dân từng bước vượt qua khó khăn ban đầu của thế bị bao vây, cô lập với phong trào cách mạng thế giới, từ thế phòng ngực chuyển dần lên thế phản công và tiến công, đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc xây dựng chế độ dân chủ nhân dân và cuối cùng lãnh đạo dân tộc Việt Nam làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với Hiệp định Geneva, giải phóng miền Bắc, đưa đất nước bước vào một giai đoạn cách mạng mới với nhiệm vụ cơ bản là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến lên thống nhất nước nhà.

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đến năm 1960 vừa tròn 30 năm. Trong 30 năm đó, Đảng đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với Cách mạng tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và hiệp định Geneva.

Lịch sử tổ chức của Đảng, từ những đảng viên đầu tiên, những tổ chức Đảng đầu tiên những ngày đầu thành lập mùa Xuân năm 1930 cách đây 95 năm, đến năm 1960 đã phát triển lên trên 500.000 đảng viên và cuộc đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam cũng giành thắng lợi với phong trào Đồng khởi, còn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cũng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, dù mới chỉ là bước đầu.

Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoàn toàn chính xác khi khẳng định ba mươi năm lịch sử Đảng 1930-1960 là một pho lịch sử bằng vàng. Pho lịch sử bằng vàng đó chưa chấm dứt. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam đang tiếp tục mở ra những thắng lợi mới trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Xuân Nguyễn

Pho lịch sử bằng vàng 30 năm của Đảng    Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là lịch sử xây dựng tổ chức và lịch sử hoạt động lãnh đạo của Đảng, lịch sử lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến. Trong 15 năm đầu tiên, Đảng đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành 3 cao trào cách mạng giải phóng dân tộc. Mở đầu là cao trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ -Tĩnh với việc thành lập chính quyền cách mạng công nông tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩn

Tin khác cùng chủ đề

Dấu ấn của những Tổng Bí thư gắn với những thắng lợi tiêu biểu của cách mạng Việt Nam (Kỳ 1)
Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc

Gửi bình luận của bạn