Cấp phát Cloramin B, tiếp tục diệt lăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi, tuyên truyền cách phòng ngừa dịch bệnh cho người dân… là những hoạt động ngành Y tế đang triển khai để phòng, chống dịch bệnh sau lũ.
Triển khai phòng, chống dịch bệnh sau lũ
Triển khai phòng, chống dịch bệnh sau lũ
     Cấp phát Cloramin B, tiếp tục diệt lăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi, tuyên truyền cách phòng ngừa dịch bệnh cho người dân… là những hoạt động ngành Y tế đang triển khai để phòng, chống dịch bệnh sau lũ.

     Bệnh truyền nhiễm gia tăng

     Từ giữa tháng 10 đến nay, nhất là sau đợt mưa lũ vừa qua, tại các bệnh viện (BV), số bệnh nhi mắc bệnh truyền nhiễm gia tăng, trong đó có bệnh tiêu chảy do vi rút.


Đội Y tế dự phòng TP. Nha Trang cấp phát tài liệu tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh sau bão lụt cho người dân

     Khoa Nhi, BV Đa khoa tỉnh những ngày này tiếp nhận nhiều ca mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó số trẻ bị mắc bệnh tiêu chảy tăng gấp đôi so với các tháng trước. Khoa Nhiễm, BV Đa khoa khu vực Ninh Hòa bình quân mỗi ngày tiếp nhận điều trị cho khoảng 15, 16 ca tay chân miệng. Riêng bệnh tiêu chảy, nếu tháng 9 số ca mắc khoảng 2, 3 ca/ngày thì từ giữa tháng 10 trở đi tăng lên 9 - 11 ca/ngày.

     Bác sĩ Nguyễn Đông - Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới tỉnh cho biết, do thời tiết mưa nắng thất thường, từ tháng 10 đến nay số ca mắc bệnh tay chân miệng điều trị tại BV tăng đột biến, lên đến 114 ca, tăng gấp 3 lần so với tháng 9, trong đó có nhiều ca nặng. Đặc biệt, trong 8 ngày đầu tháng 11, BV tiếp nhận điều trị 62 ca bị tiêu chảy, trong đó có 25 ca bị tiêu chảy do vi rút rota, loại vi rút rất dễ lây lan thành dịch.

     Được biết, sau lũ lụt, có rất nhiều yếu tố nguy cơ phát sinh bệnh tật. Theo đó, các nhóm bệnh phát sinh trực tiếp từ các nguồn bệnh trong vùng bão lụt như: nấm kẽ chân, nấm móng, viêm kẽ ngón tay, ngón chân, mẩn ngứa, viêm da…; viêm gan vi rút A, E, một số bệnh như: đau mắt đỏ, viêm tai giữa nhiễm khuẩn, tay chân miệng cũng là bệnh thường xảy ra sau lũ lụt. Ngoài ra, nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm sau bão lụt tạo điều kiện cho muỗi và vi rút sinh sôi nảy nở gây bệnh: sốt xuất huyết, sốt do vi rút, sốt rét… cho người. Đặc biệt, do sức đề kháng yếu, trẻ em dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa như: tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn. “Để phòng, chống dịch bệnh sau lũ lụt, người dân cần tuân thủ việc ăn chín, uống sôi; không tắm rửa ở ao hồ, sông ngòi và có thể chủ động tiêm vắc xin dự phòng một số bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao”, bác sĩ Đông khuyên.

     Phòng, chống dịch bệnh sau lũ lụt

     Những ngày này, nhân viên các trạm y tế ở TP. Nha Trang, nhất là những vùng bị ngập lụt trong thời gian qua đang lên danh sách cấp phát Cloramin B cho những hộ gia đình có giếng nước để khử khuẩn. Bà Đặng Thị Mỹ - Trưởng trạm Y tế xã Vĩnh Hiệp cho hay: “Vừa qua, xã Vĩnh Hiệp có 1.598/1.998 hộ bị ngập, trong đó có 400 hộ có giếng nước. Chúng tôi vừa nhận được 5kg Cloramin B từ Đội Y tế dự phòng của thành phố, trong tuần này sẽ cấp phát cho các hộ để khử khuẩn môi trường, ưu tiên những hộ có giếng nước. Bên cạnh đó, trạm sẽ phối hợp với các thôn tiếp tục thực hiện diệt lăng quăng tại những nơi có nguy cơ cao bùng phát dịch sốt xuất huyết, kết hợp với tuyên truyền phòng, chống các bệnh sau lũ lụt”.


Đội Y tế dự phòng TP. Nha Trang phun hóa chất diệt muỗi ở hộ dân

     Ngoài cấp phát Cloramin B cho các cơ sở y tế để giúp người dân khử khuẩn môi trường, các đội Y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh còn tiến hành phun hóa chất diệt muỗi, ra quân diệt lăng quăng ở một số nơi. Ông Lê Tấn Lộc - Đội trưởng Đội Y tế dự phòng thị xã Ninh Hòa cho biết: “Chúng tôi đã và đang thực hiện việc cấp phát Cloramin B cho các trạm y tế nằm trong vùng bị ngập lụt. Hiện nay, chúng tôi đề xuất mua thêm một số cơ số thuốc gồm: các thuốc kháng sinh, hạ sốt, giảm ho, thuốc bôi ngoài da, chai nhỏ mắt… để cấp phát cho các trạm y tế phòng, chống các dịch bệnh sau lũ lụt”.
      Trong cuộc họp mới đây với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người, ông Nguyễn Đắc Tài - Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lãnh đạo các địa phương phải thực hiện ngay và làm tốt công tác vệ sinh môi trường, nhất là nguồn nước để phòng tránh các dịch bệnh sau bão lụt trong cộng đồng.

     Trong cuộc họp mới đây với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người, ông Nguyễn Đắc Tài - Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lãnh đạo các địa phương phải thực hiện ngay và làm tốt công tác vệ sinh môi trường, nhất là nguồn nước để phòng tránh các dịch bệnh sau bão lụt trong cộng đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Hải - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, trung tâm đã chỉ đạo các cơ sở y tế sử dụng các cơ số thuốc phòng, chống lụt bão của năm trước để điều trị bệnh cho người dân (nếu có) và đề xuất Sở Y tế mua bổ sung thêm 40 cơ số thuốc. Ngoài ra, trung tâm đã cấp phát hóa chất khử khuẩn cho các Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố và đã tổ chức tập huấn cho tất cả cán bộ y tế trên toàn tỉnh về hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt, cách phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa…

     Ông Bùi Xuân Minh - Giám đốc Sở Y tế cho biết, sở đã có văn bản yêu cầu các đơn vị từ nay đến cuối năm chủ động các phương án bảo vệ, đảm bảo tuyệt đối cho người bệnh, cán bộ y tế và các trang thiết bị tại vùng có nguy cơ xảy ra lũ lụt, sạt lở; chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất y tế phòng, chống lụt bão để triển khai các hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trường, các nguồn nước uống, vệ sinh an toàn thực phẩm phòng, chống dịch bệnh có thể phát sinh trong và sau mùa mưa lũ. Các bệnh viện tổ chức thường trực 24/24 giờ, sẵn sàng tiếp nhận, thu dung điều trị các bệnh nhân bị ảnh hưởng của mưa lũ. Các trung tâm y tế chuẩn bị các đội cơ động sẵn sàng hỗ trợ cho tuyến dưới khi có yêu cầu...

Theo baokhanhhoa.com.vn
     Cấp phát Cloramin B, tiếp tục diệt lăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi, tuyên truyền cách phòng ngừa dịch bệnh cho người dân… là những hoạt động ngành Y tế đang triển khai để phòng, chống dịch bệnh sau lũ.      Bệnh truyền nhiễm gia tăng      Từ giữa tháng 10 đến nay, nhất là sau đợt mưa lũ vừa qua, tại các bệnh viện (BV), số bệnh nhi mắc bệnh truyền nhiễm gia tăng, trong đó có bệnh tiêu chảy do vi rút. Đội Y tế dự phòng TP. Nha Trang cấp phát tài liệu tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh sau bão lụt cho người dân      Khoa Nhi, BV Đa khoa tỉnh những ngày này tiếp nhận nhiều ca mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó số trẻ bị mắc bệnh tiêu chảy tăng gấp đôi so với các tháng trước. Khoa

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn