Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới, có thể khẳng định Chỉ thị 24-CT/TW đã đi vào cuộc sống và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp về phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới
Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp về phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới
Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới, có thể khẳng định Chỉ thị 24-CT/TW đã đi vào cuộc sống và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 có 100% bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện, thị xã, thành phố có khoa Y dược cổ truyền, 100% phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã, phường, thị trấn có Tổ y dược học cổ truyền do cán bộ chuyên trách về y dược học cổ truyền phụ trách; tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền đạt 20% tuyến tỉnh, 25% tuyến huyện, thị xã, thành phố và 40% tuyến xã, phường, thị trấn. Trong thời gian tới yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể trong tỉnh tập trung bám sát vào 06 nhiệm vụ, giải pháp sau:

1- Nâng cao nhận thức và tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, vai trò nòng cốt của Hội Đông y; nâng cao hiệu quả phối hợp của các cấp, các ngành và đoàn thể từ Trung ương đến địa phương về y dược cổ truyền

Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác YDCT. Đẩy mạnh phát triển Hội Đông y trong cộng đồng các dân tộc, tôn giáo, nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức chính trị, xã hội cho cán bộ, hội viên nhằm thực hiện tốt nội dung “củng cố, phát triển Hội Đông y Việt Nam là thực hiện công tác dân vận của Đảng và góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân”.

Các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân cần chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức thành hành động cụ thể và thiết thực, coi sự phát triển YDCT chính là bảo tồn bản sắc văn hóa cũng như phát huy tinh thần tự lập, tự cường của dân tộc Việt Nam. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần tiếp tục đưa nhiệm vụ phát triển YDCT là một nội dung trọng tâm trong công tác, hoạt động thường kỳ; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về YDCT vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị.

Các cấp ủy đảng, chính quyền chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo để triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển YDCT trên địa bàn; phát huy vai trò chủ đạo của Ngành y tế và Hội Đông y các cấp trong công tác tham mưu phát triển YDCT tại địa phương, đơn vị. Thường xuyên theo dõi, đánh giá việc triển khai các chương trình, đề án, dự án kế hoạch từ Trung ương đến địa phương về công tác YDCT để kịp thời đề ra các giải pháp phù hợp.

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các ban, ngành, Hội Đông y, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ Trung ương đến địa phương trong triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án kế hoạch liên quan đến YDCT nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho công tác này. Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền cho người dân về ý thức trồng và sử dụng cây thuốc trong phòng bệnh, chữa bệnh tại gia đình và cộng đồng; về bảo vệ tài nguyên dược liệu ở mỗi địa phương gắn liền với vốn tri thức truyền thống trong chăm sóc sức khỏe.

2- Ngành Y tế chủ động tham mưu triển khai Chỉ thị 24-CT/TW bằng đề án cụ thể; xây dựng và thực hiện chương trình phát triển YHCT, tăng cường kết hợp với y học hiện đại trong phòng bệnh, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe.

Tiếp tục cụ thể hóa việc thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW bằng chương trình phát triển y học cổ truyền, kết hợp YDCT với YHHĐ đến năm 2025; xây dựng chiến lược và chương trình bảo đảm an ninh dược liệu. Nghiên cứu bảo đảm tài chính cho các chương trình, đề án, dự án và đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng về YDCT.

Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới khám chữa bệnh YHCT ở các tuyến, đặc biệt ở tuyến cơ sở theo hướng kết nối y tế cơ sở với các phòng khám tư nhân, phòng chẩn trị đông y. Đầu tư xây dựng Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng trong giai đoạn 2020 - 2025 trở thành bệnh viện phục hồi chức năng kết hợp nghỉ dưỡng; xây dựng Trung tâm ứng dụng thừa kế, phát huy và phát triển nền đông y đối với công tác khám, chữa bệnh, nuôi trồng, chế biến dược liệu; trạm y tế xã, phường, thị trấn có bộ phận khám, chữa bệnh YHCT. Nâng cao và hiện đại hóa hệ thống kiểm nghiệm chất lượng dược liệu và thuốc từ dược liệu.

Tăng cường đầu tư và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng YHCT, nhất là việc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại cho các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã. Xem xét có cơ chế tự chủ và thanh toán BHYT; thống nhất danh mục thuốc nam được sử dụng và thanh toán BHYT trong cơ sở khám chữa bệnh YHCT. Tăng dần tỷ lệ ngân sách chi cho mua thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vị thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh (ngoài hệ bệnh viện YHCT).

3- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới trong công tác đào tạo nhân lực, đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực YDCT

Từng bước đổi mới đào tạo nhân lực y, dược cổ truyền theo hướng tập trung đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao, chuyên sâu đáp ứng yêu cầu hội nhập. Trước mắt, đào tạo bác sỹ chuyên khoa định hướng y học hiện đại cho bác sỹ YHCT; đào tạo dược sỹ chuyên ngành dược liệu, thuốc cổ truyền ở bậc đại học.
Tăng cường công tác xã hội hóa về YDCT nhằm huy động mọi nguồn lực, thành phần tham gia. Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào các hoạt động phòng bệnh, khám chữa bệnh YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ; các hoạt động nuôi trồng, khai thác và bào chế, cung cấp các dược liệu trong nước. Tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong việc truyền bá và đưa các dịch vụ YDCT Việt Nam ra nước ngoài.

4- Tập trung phát triển và kiểm soát chất lượng dược liệu, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh YHCT và phát triển kinh tế xã hội

Khẩn trương hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu của các địa phương làm cơ sở để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm chuẩn ứng dụng vào công tác quản lý, từ khâu nuôi trồng, khai thác đến chế biến, sử dụng dược liệu trong sản xuất thuốc, khám chữa bệnh và các ngành khác có liên quan. Tăng cường các biện pháp kiểm soát chất lượng dược liệu, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn dược liệu giả, kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ.

Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong YDCT, tập trung nghiên cứu kế thừa, ứng dụng, nuôi trồng và chế biến dược liệu, nghiên cứu kết hợp YHCT với YHHĐ; chú trọng công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn nguồn gen dược liệu, nhất là phát hiện dược liệu mới, quý hiếm; nghiên cứu về dược liệu và thuốc từ dược liệu, gắn quá trình nghiên cứu với thực tiễn nuôi trồng dược liệu và sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp.

Chuẩn hóa các phương pháp nghiên cứu khoa học về y, dược cổ truyền cho phù hợp với lý luận về y học cổ truyền để có các minh chứng khoa học dựa trên bằng chứng đối với các phương thức chẩn trị, điều trị không dùng thuốc, các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền. Hỗ trợ phát hiện, đăng ký, công nhận sở hữu trí tuệ và thương mại hóa các bài thuốc y học cổ truyền; tôn vinh và bảo đảm quyền lợi của các danh y.

5- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về YDCT

Đẩy mạnh việc phát triển y học dân tộc, có chính sách khuyến khích thích đáng sản xuất và chữa bệnh bằng thuốc nam. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về y, dược cổ truyền theo hướng tập trung, bao phủ toàn diện các lĩnh vực của y, dược cổ truyền, tạo thuận lợi trong áp dụng, tra cứu và tổ chức thực hiện; phân công, phân cấp cụ thể trách nhiệm cho các bộ, ngành, đoàn thể và địa phương.

Có chính sách đặc thù trong phát triển dược liệu, nhất là các dược liệu quý hiếm; ưu tiên đầu tư và tập trung phát triển các vùng chuyên canh, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến dược liệu.

Sớm tháo gỡ những khó khăn về cơ chế, chính sách của y, dược cổ truyền hiện nay như chính sách BHYT cho cơ sở khám chữa bệnh YHCT; đấu thầu thuốc YHCT tại các địa phương, đơn vị; cấp chứng chỉ hành nghề cho nhóm được đào tạo bồi dưỡng lương y sau thời điểm Luật Khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực, nhóm người hành nghề theo kinh nghiệm dân gian, y học các dân tộc thiểu số (thầy lang); sớm ban hành các quy định cụ thể trong bảo tồn, kế thừa, ứng dụng các bài thuốc YHCT, các phương pháp chữa bệnh dân gian, phương pháp chữa bệnh của các thầy thuốc dân tộc thiểu số.

6- Hội Đông y tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền, phối hợp với ngành Y tế để phát triển nền đông y Việt Nam

Tiếp tục kế thừa, bảo tồn và phát triển đồng bộ Đông y, Đông dược, môn thuốc, bài thuốc của các dân tộc Việt Nam. Thường xuyên củng cố tổ chức Hội ở các cấp, đi đôi với nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề và trình độ quản lý; tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng cả kiến thức hàn lâm đông y, cả kèm cặp thừa kế và truyền nghề, theo hướng chuyên sâu từng lĩnh vực; hỗ trợ đăng ký sở hữu trí tuệ, tăng cường thừa kế các môn thuốc, bài thuốc các dân tộc, tôn giáo Việt Nam.

Tăng cường phát triển các phòng chẩn trị YDCT của các cấp Hội và hội viên, các bệnh viện YHCT tư nhân, tổ chức khám chữa bệnh YHCT kết hợp với YHHĐ ở tất cả các tuyến. Đa dạng các loại hình chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển mạnh tới cộng đồng như khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, xoa bóp bấm huyệt, nâng cao sức khỏe và thể lực tầm vóc người Việt Nam.

Phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh sưu tầm, phát hiện, bảo tồn cây thuốc, vị thuốc bản địa theo sở trường của các thầy thuốc đông y ở cơ sở; tích cực nuôi trồng, thu hái, phát triển dược liệu sạch, an toàn, bảo đảm đủ dược làm thuốc, tiến tới sản xuất dược liệu có tác dụng chữa bệnh cao và có giá trị xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội./.

HV
Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới, có thể khẳng định Chỉ thị 24-CT/TW đã đi vào cuộc sống và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 có 100% bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện, thị xã, thành phố có khoa Y dược cổ truyền, 100% phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã, phường, thị trấn có Tổ y dược học cổ truyền do cán bộ chuyên trách về y dược học cổ truyền phụ trách; tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền đạt 20% tuyến tỉnh, 25% tuyến huyện, thị xã, thành phố và 40% tuyến xã, phường, thị trấn. Trong thời gian tới yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đo&agrav

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn