Mỗi người được sinh ra, lớn lên là cả một quá trình được nuôi dưỡng và giáo dục, trong đó tuổi vị thành niên là lứa tuổi quan trọng của mỗi đời người; lứa tuổi của giai đoạn chuyển dần từ trẻ con sang người lớn.
Thực trạng và giải pháp giáo dục gia đình  với trẻ vị thành niên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Thực trạng và giải pháp giáo dục gia đình với trẻ vị thành niên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Mỗi người được sinh ra, lớn lên là cả một quá trình được nuôi dưỡng và giáo dục, trong đó tuổi vị thành niên là lứa tuổi quan trọng của mỗi đời người; lứa tuổi của giai đoạn chuyển dần từ trẻ con sang người lớn.

Gia đình luôn có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con trẻ. Giáo dục gia đình không chỉ tác động mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách của trẻ em ở giai đoạn ấu thơ mà nó còn quyết định sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của chúng trong các giai đoạn của cuộc đời. Chính vì vậy, giáo dục gia đình đã góp phần hình thành tâm lý, tình cảm, thái độ tích cực của trẻ vị thành niên trong đời sống gia đình và xã hội.


Đồng chí Phạm Văn Chi - Chủ tịch Hội Trí thức tỉnh phát biểu kết luận tại Hội thảo Giáo dục gia đình với trẻ vị thành niên trên địa bàn tỉnh
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 107.563 trẻ vị thành niên, trong đó có 106.744 trẻ vị thành niên đang học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông công lập và ngoài công lập. Năm học 2015 - 2016, có 22.322 em đạt học sinh giỏi tại các trường THCS (chiếm 30%), 3.168 em đạt học sinh giỏi tại các trường THPT (chiếm 9,32%) và nhiều em đạt thành tích cao trong các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia…

Bên cạnh những kết quả đạt được, giáo dục gia đình với trẻ vị thành niên hiện nay vẫn còn một số hạn chế, như: giáo dục, lối sống cho trẻ vị thành niên chưa được chú ý đúng mức, nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc học tập, giáo dục đạo đức, lối sống cho con, giáo dục trong cách đối nhân xử thế; việc giáo dục pháp luật cho trẻ vị thành niên ở nhiều gia đình chưa được chú trọng… Vì vậy, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật dẫn đến trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật mà không biết.

Trong năm 2016, trên địa bàn toàn tỉnh có 107 vụ việc vi phạm pháp luật do 162 đối tượng người chưa thành niên gây ra, đã xử lý hình sự 68 vụ, xử phạt hành chính 85 vụ và giao gia đình quản lý, giáo dục 28 đối tượng. Việc trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cụ thể: nguyên nhân khách quan gồm những yếu tố như gia đình, nhà trường, bạn bè, truyền thông, môi trường xã hội; nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính bản thân trẻ vị thành niên.

Trong tình hình hiện nay trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội nhất là tình trạng bạo lực học đường, thanh thiếu niên tụ tập thành nhóm sử dụng hung khí đâm chém, giết người, trộm cắp, cướp giật tài sản… Để góp phần nâng cao nhận thức và kỹ năng giáo dục trẻ vị thành niên trong gia đình, thời gian tới cần đẩy mạnh thực hiện tốt các giải pháp sau:

Một là, mỗi gia đình cần tạo mọi điều kiện cho các em tham gia vào các tổ chức Đoàn, Đội; các hoạt động văn hóa, giáo dục đạo đức, truyền thông, pháp luật và các hoạt động vui chơi giải trí khác để ngăn ngừa các em tiếp xúc với các hiện tượng tiêu cực.

Hai là, gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội phải thường xuyên chủ động phối hợp trong việc quản lý, giáo dục các em trong thời gian học tập. Chú ý quan tâm đến các em có biểu hiện sa sút về học tập, phẩm chất đạo đức để động viên kịp thời.

Ba là, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cần xây dựng chương trình giáo dục pháp luật để áp dụng thống nhất trong các trường trên địa bàn toàn tỉnh. Đào tạo, tập huấn pháp luật chuyên sâu cho đội ngũ giáo viên chuyên trách. Đưa ra những quy định cụ thể, ràng buộc giữa nhà trường với gia đình để kịp thời nắm bắt tình hình học tập, tâm tư tình cảm của các em.

Bốn là, lực lượng công an cần thực hiện tốt công tác phòng chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự; nâng cao chất lượng quản lý nghiệp vụ số đối tượng chưa thành niên có nguy cơ vi phạm pháp luật và đối tượng đã phạm tội; thường xuyên phối hợp với gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội giáo dục kịp thời ngăn ngừa các em có biểu hiện lệch lạc.

Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại địa phương để nâng cao kiến thức pháp luật cho trẻ vị thành niên; chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương cần tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho trẻ vị thành niên được giáo dục kỹ năng sống, có môi trường vui chơi, giải trí, sinh hoạt lành mạnh./.


Hải Vân

Mỗi người được sinh ra, lớn lên là cả một quá trình được nuôi dưỡng và giáo dục, trong đó tuổi vị thành niên là lứa tuổi quan trọng của mỗi đời người; lứa tuổi của giai đoạn chuyển dần từ trẻ con sang người lớn. Gia đình luôn có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con trẻ. Giáo dục gia đình không chỉ tác động mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách của trẻ em ở giai đoạn ấu thơ mà nó còn quyết định sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của chúng trong các giai đoạn của cuộc đời. Chính vì vậy, giáo dục gia đình đã góp phần hình thành tâm lý, tình cảm, thái độ tích cực của trẻ vị thành niên trong đời sống gi

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn