Chiều 16/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội, một trụ cột của hệ thống chính sách giảm nghèo.
Thủ tướng: Tín dụng chính sách xã hội tạo xung lực cho giảm nghèo bền vững
Thủ tướng: Tín dụng chính sách xã hội tạo xung lực cho giảm nghèo bền vững
Chiều 16/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội, một trụ cột của hệ thống chính sách giảm nghèo.

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam, lãnh đạo các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố tại các đầu cầu truyền hình trực tuyến.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tín dụng chính sách xã hội là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển xã hội, tạo xung lực cho giảm nghèo bền vững.

Cho rằng một yếu tố làm nên thành công này là hoạt động tín dụng chính sách luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Thủ tướng nêu rõ các bộ, ngành, địa phương ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội. Đặc biệt, nhiều địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), mô hình tổ chức thực hiện tín dụng chính sách ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với điều kiện, cấu trúc hệ thống chính trị của Việt Nam khi đến nay, có 11.000 điểm giao dịch, 200.000 sổ tiết kiệm vay vốn ở tất cả các thôn, bản trong cả nước, kể cả vùng sâu, vùng xa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, sự tham gia của các tổ chức chính trị-xã hội trong thực hiện tín dụng chính sách được xem là một đặc thù sáng tạo của Việt Nam. Cùng với đó, qua hoạt động của NHCSXH, đã khắc phục hạn chế của chính sách hỗ trợ cho không, tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức của người nghèo từ mặc cảm, tự ti, ỷ lại, sợ vay vốn, không biết cách sử dụng vốn đến ý chí làm ăn, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Vốn tín dụng chính sách góp phần đẩy lùi tệ nạn cho vay nặng lãi, giảm thiểu bất ổn xã hội.

Định hướng nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng chỉ rõ, còn nhiều việc phải làm bởi nếu để người dân nghèo quá, khó khăn quá, chênh lệch mức sống lớn quá thì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thành công. Đến nay, cả nước còn 1,9 triệu hộ nghèo và 1,3 triệu hộ cận nghèo.

Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh, cán bộ làm tín dụng, hệ thống làm tín dụng chính sách nhất thiết phải gần dân, sát dân, phải nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để đáp ứng tốt hơn, phù hợp với nhu cầu của người vay vốn.

NHCSXH cần tiếp tục phát triển theo hướng ổn định, bền vững, bảo đảm thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên thoát nghèo bền vững.

Lưu ý NHCSXH coi trọng chất lượng tín dụng, Thủ tướng đề nghị cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại; đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tạo thuận lợi nhất để người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận vốn tín dụng NHCSXH; đồng thời kịp thời xem xét, giải quyết các đề xuất, kiến nghị một cách chủ động.

Các bộ, ngành cần chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường nguồn lực, thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội. “Các đồng chí đều nói là lần đầu tiên Chính phủ đã kiến nghị Quốc hội ghi kế hoạch trung hạn cho NHCSXH với con số là 21.000 tỷ đồng trong 5 năm”, Thủ tướng cho biết. “Chính phủ quan niệm rằng đầu tư cho NHCSXH, cho người nghèo là đầu tư cho phát triển”.

Ghi nhận các kiến nghị của một số đại biểu, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của các địa phương, kịp thời trình cấp có thẩm quyền để điều chỉnh chính sách tín dụng, đối tượng, mức cho vay, bảo đảm phù hợp với thực tế, khả năng của ngân sách Nhà nước, đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn tín dụng của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Nhấn mạnh vai trò của xã hội hóa nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước… ủy thác vốn, đóng góp vốn tự nguyện, không hoàn lại thông qua NHCSXH để chung tay tạo lập nguồn vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống.

Các địa phương cần quan tâm bố trí vốn ủy thác sang NHCSXH, hỗ trợ cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH.


Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Ảnh: VA

Tại Hội nghị, Thủ tướng đã biểu dương 16 tỉnh, thành phố có vốn ủy thác trên 100 tỷ đồng, trong đó Hà Nội dẫn đầu với gần 2.000 tỷ đồng. Tiếp theo là TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Đồng Tháp, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Quảng Nam, Cần Thơ, Quảng Ninh, Gia Lai, An Giang.

Thủ tướng cũng nêu tên một số tỉnh, thành phố khá giả nhưng có vốn ủy thác chưa tương xứng như Hải Phòng (95 tỷ đồng), Bắc Ninh (65 tỷ đồng), Hải Dương (42 tỷ đồng), Nam Định (15 tỷ đồng) và mong muốn “các đồng chí thúc đẩy để nguồn lực của NHCSXH phong phú”.

Thủ tướng đề nghị các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện tốt hơn nữa những công việc được NHCSXH ủy thác, bảo đảm cho vay đúng chính sách, đúng đối tượng, giúp người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, cải thiện đời sống và có nguồn vốn trả nợ ngân hàng.

Tín dụng chính sách chú trọng vào hỗ trợ người dân khởi nghiệp, nhất là phụ nữ, thanh niên; hỗ trợ hình thành chuỗi liên kết, chuỗi sản xuất, tiêu thụ, ứng dụng khoa học công nghiệp, cải thiện năng lực sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập.

Tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

Nhân dịp này, 20 tập thể và 9 cá nhân được Thủ tướng tặng bằng khen đạt thành tích xuất sắc trong triển khai chương trình tín dụng chính sách.

Trước đó, báo cáo tại Hội nghị, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng khẳng định, tín dụng chính sách xã hội đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đến nay đã thực sự đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong 15 năm qua (2002-2017), vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước; trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới…

Đã có trên 31,8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH; góp phần giúp trên 4,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho gần 3,4 triệu lao động, hơn 3,5 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 9,9 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; gần 105 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, gần 528 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, trên 11 nghìn căn nhà phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung; trên 112 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài… Chương trình đã giúp cho trên 3,5 triệu lượt học sinh, sinh viên được vay vốn học tập.

Mạng lưới hoạt động của NHCSXH có 63 chi nhánh cấp tỉnh, 631 phòng giao dịch cấp huyện và gần 11.000 điểm giao dịch đặt tại trụ sở UBND cấp xã. Ngoài ra, còn hệ thống hơn 187.000 tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động tại thôn, ấp, bản, làng./.

Theo dangcongsan.vn
Chiều 16/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội, một trụ cột của hệ thống chính sách giảm nghèo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam, lãnh đạo các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố tại các đầu cầu truyền hình trực tuyến. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tín dụng chính sách xã hội là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển xã hội, tạo xung lực cho giảm nghèo bền vững. Cho rằng một yếu tố làm nên thành công

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn