Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Khánh Hòa vừa tiếp nhận kỹ thuật “Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ dưới dẫn đường bằng siêu âm”. Với nhiều ưu điểm, phương pháp này giúp cho người dân ở tỉnh có thêm lựa chọn trong điều trị.

Thêm phương pháp điều trị sỏi thận
Thêm phương pháp điều trị sỏi thận

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Khánh Hòa vừa tiếp nhận kỹ thuật “Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ dưới dẫn đường bằng siêu âm”. Với nhiều ưu điểm, phương pháp này giúp cho người dân ở tỉnh có thêm lựa chọn trong điều trị.


Điều trị thành công cho bệnh nhân


Giữa tháng 12, bệnh nhân Lê Thị X. (59 tuổi, huyện Vạn Ninh) có triệu chứng đau hông phải, bí tiểu, tiểu ra máu nên nhập viện điều trị. Qua thăm khám và từ hình ảnh chụp X-quang, các bác sĩ BVĐK tỉnh xác định bệnh nhân bị sỏi thận san hô, viên sỏi có kích thước khá lớn (19x23mm). Tương tự, bệnh nhân Nguyễn H. (50 tuổi, TP. Nha Trang) nhập viện trong tình trạng bị đau lưng, sốt, bí tiểu. Hình ảnh từ X-quang khẳng định bệnh nhân bị sỏi san hô lấp các đài, bể thận gây ứ nước.

 

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân bằng phương pháp “Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ dưới dẫn đường bằng siêu âm”.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân bằng phương pháp “Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ dưới dẫn đường bằng siêu âm”.


2 bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi “Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ dưới dẫn đường bằng siêu âm”. Dưới sự chỉ dẫn, tham gia của ê-kíp y, bác sĩ của BV Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), cuộc phẫu thuật đã thực hiện thành công. Sau phẫu thuật, sức khỏe 2 bệnh nhân phục hồi nhanh, các triệu chứng đau nhức trước đó đều không còn và xuất viện về trong tuần.  


Theo các bác sĩ phẫu thuật, kích thước sỏi thận của 2 bệnh nhân trên khá lớn. Sỏi san hô có thể phát triển nhanh chóng trong khoảng thời gian từ vài tuần đến vài tháng thành những cục sỏi lớn ở đài thận và toàn bộ bể thận, triệu chứng không rõ ràng nên thường khó phát hiện. Nếu không phát hiện và được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận và bệnh thận giai đoạn cuối. Ngoài ra, loại sỏi này dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu nên người bệnh có nguy cơ rất cao bị nhiễm trùng huyết.


Nhiều ưu điểm, sẽ sớm triển khai độc lập

 

Sỏi thận là bệnh lý phổ biến, chiếm gần 2/3 tổng số các bệnh lý về tiết niệu. Đây là loại bệnh gây nhiều biến chứng nặng nề như thận ứ nước, nhiễm trùng, ứ mủ, suy thận, thậm chí có thể tử vong và dễ tái phát.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Trường Thành - Trưởng khoa Phẫu thuật tiết niệu, BV Hữu nghị Việt Đức, người chuyển giao trực tiếp kỹ thuật cho biết, so với phương pháp tán sỏi nội soi thông thường, phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ (18Fr) dưới hướng dẫn siêu âm có nhiều ưu điểm, an toàn, thời gian phẫu thuật được rút ngắn. Ở phương pháp này, bệnh nhân sẽ được đặt ở tư thế nằm nghiêng nên kỹ thuật viên sẽ thao tác dễ dàng. Chỉ với một vết rạch da (khoảng 0,5 - 1cm vùng thắt lưng), dưới hướng dẫn của siêu âm, tạo một đường hầm vào thận; dùng nguồn năng lượng laser, các viên sỏi trong thận sẽ được tán nhỏ và lấy ra ngoài. Phương pháp này giúp cho bệnh nhân ít đau, ít mất máu, không làm tổn thương thận như mổ mở, giúp cải thiện tối đa chức năng của thận; hiệu quả sạch sỏi cao và tỷ lệ biến chứng sau mổ rất thấp; vết mổ nhỏ đảm bảo tính thẩm mỹ, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, người bệnh nhanh hồi phục. Việc sử dụng siêu âm thay thế cho X-quang trong nội soi giúp bệnh nhân và người tham gia phẫu thuật không bị ảnh hưởng bởi tia xạ. Ngoài ra, phương pháp này có thể sử dụng để tán những viên sỏi lớn mà trước kia chỉ có thể mổ hở. “Dự kiến, sau khi chuyển giao từ 5 đến 10 đợt, đội ngũ y, bác sĩ ở BVĐK tỉnh sẽ thực hiện được độc lập” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Trường Thành khẳng định.


Bác sĩ Phan Hữu Chính - Giám đốc BVĐK tỉnh cho biết, trước khi mời đội ngũ chuyên gia của BV Hữu nghị Việt Đức tới BVĐK tỉnh chuyển giao trực tiếp, BV đã cử đội ngũ y, bác sĩ học tập tại BV Hữu nghị Việt Đức. Trong thời gian tới, việc chuyển giao kỹ thuật sẽ tiếp tục thực hiện theo kiểu cầm tay chỉ việc trực tiếp. Về trang thiết bị để triển khai kỹ thuật này, BV đã đáp ứng đầy đủ.


 Trong những năm gần đây, BVĐK tỉnh đã triển khai nhiều phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn trong điều trị sỏi thận như tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi niệu quản ngược dòng, tán sỏi thận qua da. Việc tiếp nhận phương pháp “Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ dưới dẫn đường bằng siêu âm” vừa nâng cao chất lượng điều trị ở BV vừa giúp cho người bệnh tiếp cận kỹ thuật tiên tiến ở tuyến trên ngay tại Khánh Hòa.


C.ĐAN

 

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Khánh Hòa vừa tiếp nhận kỹ thuật “Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ dưới dẫn đường bằng siêu âm”. Với nhiều ưu điểm, phương pháp này giúp cho người dân ở tỉnh có thêm lựa chọn trong điều trị. Điều trị thành công cho bệnh nhân Giữa tháng 12, bệnh nhân Lê Thị X. (59 tuổi, huyện Vạn Ninh) có triệu chứng đau hông phải, bí tiểu, tiểu ra máu nên nhập viện điều trị. Qua thăm khám và từ hình ảnh chụp X-quang, các bác sĩ BVĐK tỉnh xác định bệnh nhân bị sỏi thận san hô, viên sỏi có kích thước khá lớn (19x23mm). Tương tự, bệnh nhân Nguyễn H. (50 tuổi, TP. Nha Trang) nhập viện trong tình trạng bị đau lưng, sốt, bí tiểu. Hình ảnh từ X-quang khẳng định bệnh nhân bị sỏi san hô lấp các

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn