UBND huyện Khánh Sơn vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa tổ chức kết nối nhà vườn với doanh nghiệp nhằm xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng Khánh Sơn, góp phần ổn định đầu ra, nâng cao giá trị loại nông sản này.

Sầu riêng Khánh Sơn: Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ
Sầu riêng Khánh Sơn: Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ

UBND huyện Khánh Sơn vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa tổ chức kết nối nhà vườn với doanh nghiệp nhằm xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng Khánh Sơn, góp phần ổn định đầu ra, nâng cao giá trị loại nông sản này.


3 vùng trồng được cấp mã số


Với lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, những năm qua, huyện đã tập trung phát triển nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, trở thành thủ phủ cây ăn quả của tỉnh. Đến nay, toàn huyện có hơn 3.300ha cây ăn trái, trong đó diện tích sầu riêng hơn 2.100ha, đã cho thu hoạch hơn 12.000 tấn. Hiện nay, sầu riêng là nông sản chủ lực của huyện đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ cấp). Năm 2019, sầu riêng Khánh Sơn được bình chọn là thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam.

 

1

Người trồng sầu riêng mong muốn xây dựng chuỗi liên kết.


Thêm tin vui đến với người trồng sầu riêng Khánh Sơn khi tháng 8 vừa qua, Tổng cục Hải quan Trung Quốc và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã phê duyệt cấp 3 mã số vùng trồng xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc cho: Tổ hợp tác trái cây Ba Cụm Bắc, Tổ hợp tác trái cây Sơn Bình và hộ gia đình ông Nguyễn Hữu Đức (xã Ba Cụm Bắc) với tổng diện tích 90,5ha. Đây là tiền đề quan trọng góp phần bảo vệ thương hiệu sầu riêng của huyện trong quá trình tiêu thụ trên thị trường, nhất là khi xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Nhờ đó, tránh được tình trạng lợi dụng nhãn hiệu, trà trộn sản phẩm của các địa phương khác vào vùng trồng đã cấp mã số; góp phần ổn định đầu ra, nâng cao giá trị trái sầu riêng tươi Khánh Sơn.


Tuy nhiên, diện tích được cấp mã số vùng trồng hiện nay chỉ mới đạt 4,5% tổng diện tích sầu riêng của huyện. Mặt khác, một số vùng trồng không đạt điều kiện về diện tích tối thiểu 10ha, người dân chưa hiểu rõ những lợi ích khi được cấp mã số vùng trồng mang lại nên chưa mạnh dạn đăng ký tham gia. Theo ông Nguyễn Quốc Đông - Phó Chủ tịch UBND huyện, thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đối với các chủ thể là hợp tác xã, tổ hợp tác, nhà vườn để các chủ thể này tiếp tục đăng ký. Bên cạnh đó, địa phương sẽ phổ biến các quy định về quản lý, giám sát vùng trồng đã được cấp mã số, giúp cho các chủ thể triển khai quy trình sản xuất đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn vùng trồng tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc…


Liên kết nhà vườn - doanh nghiệp


Ông Lê Anh Trung - đại diện Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Vạn Hòa (TP. Hồ Chí Minh) - doanh nghiệp đề xuất chính sách liên kết cho biết: Công ty là 1 trong 25 cơ sở đóng gói được Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp nhận, cho phép xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường này. Vì vậy, doanh nghiệp mong muốn hợp tác với các hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân trồng sầu riêng trên địa bàn xây dựng mã số vùng trồng, hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng bền vững, cùng có lợi. Công ty đề xuất hỗ trợ đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân tham gia chuỗi liên kết bằng cách cho vay không lãi suất khoảng 50 triệu đồng/ha; có chính sách chi trả thưởng sau thu hoạch cho hợp tác xã, tổ hợp tác khoảng 500 đồng/kg, nông dân 300 đồng/kg để ghi chép, tổ chức sản xuất theo đúng quy định; giá thu mua sầu riêng được mua theo giá thị trường, chốt giá trước khi thu hoạch 10-15 ngày; hỗ trợ tập huấn cho nhà nông các phương pháp trồng, chăm sóc, duy trì cấp mã số vùng trồng… Công ty cũng kiến nghị huyện tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng gói, bởi khi liên kết, vùng nguyên liệu ở đâu thì cần xây dựng cơ sở đóng gói ở đó để việc thu mua được thuận lợi.

 

Sầu riêng VietGAP tại Lễ hội trái cây Khánh Sơn 2022.

Sầu riêng VietGAP tại Lễ hội trái cây Khánh Sơn 2022.


Theo ông Mai Văn Khang - người trồng sầu riêng ở xã Sơn Lâm, việc huyện và ngành nông nghiệp kết nối nông dân với doanh nghiệp thu mua để tìm đầu ra cho sầu riêng là rất cần thiết, tránh tình trạng được mùa mất giá. Những chính sách mà doanh nghiệp đề xuất rất thiết thực với người trồng sầu riêng. Tuy nhiên, nhà vườn mong muốn, để chuỗi liên kết được bền vững thì cần có sự cam kết giá thu mua ổn định.


Ông Lê Bá Ninh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị: Các hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân trồng sầu riêng trên địa bàn huyện và Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Vạn Hòa cần tiếp tục làm việc cụ thể để sớm hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, giúp sầu riêng Khánh Sơn có đầu ra ổn định, nâng cao giá trị… Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, doanh nghiệp cần tích cực triển khai việc hỗ trợ, hướng dẫn, đồng hành với nông dân trong quá trình thực hiện các thủ tục, yêu cầu để mở rộng vùng được cấp mã số vùng trồng. Cơ quan chức năng cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát và đẩy mạnh việc tuyên truyền cho người dân về mã số vùng trồng và tuân thủ các điều kiện, yêu cầu từ phía Trung Quốc nhằm đảm bảo việc xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang thị trường này và các thị trường khác trong tương lai một cách bền vững.


HẢI LĂNG - HỒNG ĐĂNG

 

UBND huyện Khánh Sơn vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa tổ chức kết nối nhà vườn với doanh nghiệp nhằm xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng Khánh Sơn, góp phần ổn định đầu ra, nâng cao giá trị loại nông sản này. 3 vùng trồng được cấp mã số Với lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, những năm qua, huyện đã tập trung phát triển nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, trở thành thủ phủ cây ăn quả của tỉnh. Đến nay, toàn huyện có hơn 3.300ha cây ăn trái, trong đó diện tích sầu riêng hơn 2.100ha, đã cho thu hoạch hơn 12.000 tấn. Hiện nay, sầu riêng là nông sản chủ lực của huyện đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa do Cục Sở hữu tr&iac

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn