Sáng 14/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức chương trình "Gặp mặt trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2019" nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2019).
Phát huy vai trò tiên phong sáng tạo của đội ngũ trí thức, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước
Phát huy vai trò tiên phong sáng tạo của đội ngũ trí thức, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước
Sáng 14/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức chương trình "Gặp mặt trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2019" nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2019).

Dự và chủ trì buổi gặp mặt có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính rị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Giáo sư, Viện sỹ Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Tham dự cuộc gặp mặt có 100 đại biểu là các nhà trí thức, khoa học đã đạt các giải thưởng khoa học, công nghệ trong nước, quốc tế, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Kovalevskaia; các nhà giáo, nhà khoa học hoạt động trong khối viện, trường có nhiều thành tích đóng góp cho sự phát triển của khoa học và công nghệ.

Các đồng chí chủ trì Hội nghị
Các đồng chí chủ trì Hội nghị

ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LUÔN LẮNG NGHE Ý KIẾN ĐÓNG GÓP TÂM HUYẾT CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC, CÁC NHÀ KHOA HỌC

Phát biểu tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhiệt liệt chào mừng các đại biểu trí thức, các nhà khoa học tiêu biểu, đại diện cho đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ cả nước.

Nhấn mạnh, trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng của tiến bộ xã hội và đội ngũ trí thức luôn đóng vai trò là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sáng tạo, truyền bá tri thức và xây dựng nền văn hóa dân tộc, đồng chí Võ Văn Thưởng khẳng định đội ngũ trí thức đã phát huy vai trò tiên phong sáng tạo, sát cánh cùng giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và toàn dân tộc, chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước: "Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo kể từ 1986 đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, kinh tế xã hội phát triển, an ninh quốc phòng được bảo đảm, tiềm lực và quy mô nền kinh tế ngày một tăng lên, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Có được thành tựu to lớn ngày hôm nay là công sức của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam.

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đánh giá cao những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, những người đã không quản ngày đêm, khắc phục mọi khó khăn thử thách, luôn miệt mài nghiên cứu, sáng tạo, có những đóng góp to lớn đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước” - Đồng chí Võ Văn Thưởng nêu rõ.

Đồng chí Võ Văn Thưởng: Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đánh giá cao những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học.
Đồng chí Võ Văn Thưởng: Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đánh giá cao những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học

Theo đồng chí Võ Văn Thưởng, trong những năm qua, nhiều chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển đội ngũ trí thức đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả. Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, luôn quan tâm đầu tư và đặt nhiều kỳ vọng vào đội ngũ trí thức, khoa học. Nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức, đội ngũ cán bộ khoa học được Đảng và Nhà nước ban hành, thực thi đem lại hiệu quả tốt, góp phần thu hút, bố trí, sử dụng trí thức; trong đó có cả những trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài. Đội ngũ trí thức, khoa học Việt Nam ngày càng lớn mạnh, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận.

Đội ngũ trí thức khoa học, công nghệ đóng vai trò động lực, đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều công trình khoa học đã góp phần quan trọng trong thay đổi cơ cấu nền kinh tế, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Các công trình nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, khoa học xã hội đã để lại nhiều dấu ấn trong tiến trình phát triển của đất nước, trong đời sống xã hội và góp phần vào sự phát triển của nền khoa học trên thế giới.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhiều cấp ủy đảng, chính quyền đã thường xuyên quan tâm, khuyến khích, động viên những trí thức có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Đó là những tập thể, cá nhân có sáng chế, giải pháp hữu ích, các giải thưởng sáng tạo hoặc thực hiện nhiều đề tài, dự án mang lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương.

Từ năm 2013, mỗi dịp đầu Xuân mới, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều có tổ chức gặp mặt với các đại biểu trí thức, văn nghệ sỹ trong cả nước. Nhiều Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước đã được trao cho các tác giả của các công trình, cụm công trình thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Từ năm 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu; Giải thưởng Trần Đại Nghĩa, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam và nhiều giải thưởng khác.

Tuy nhiên, đồng chí Võ Văn Thưởng cũng lưu ý, nhìn một cách tổng thể, sự phát triển đội ngũ trí thức cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu còn có những hạn chế. Sự phát triển đội ngũ trí thức cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu còn nhiều bất cập. Vị trí và vai trò của đội ngũ trí thức chưa được phát huy đầy đủ; việc huy động tiềm năng của trí thức vào sự nghiệp phát triển đất nước vẫn còn thấp so với yêu cầu; vẫn còn một số trí thức chưa ý thức đầy đủ trách nhiệm và bổn phận trước Tổ quốc và dân tộc.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đồng chí Võ Văn Thưởng khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng kinh tế tri thức, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

“Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị; đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước” – Đồng chí Võ Văn Thưởng cho biết.

Toàn cảnh buổi gặp mặt
Toàn cảnh buổi gặp mặt

Phân tích các biến động nhanh chóng của tình hình quốc tế và trong nước, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước luôn đặt ra nhiều vấn đề mới cần hoàn thiện, bổ sung, phát triển, đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước cần phải tiếp tục nghiên cứu, từng bước hoàn thiện từ lý luận đến thực tiễn; điều này phụ thuộc rất lớn vào sự tham gia, đóng góp của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học Việt Nam.

“Toàn Đảng, toàn dân luôn luôn trân trọng và kỳ vọng vào đội ngũ trí thức. Rất mong muốn đội ngũ trí thức và các nhà khoa học tiếp tục không ngừng phấn đấu, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, phát huy vai trò năng động, sáng tạo, vươn lên trở thành nhân tố nòng cốt, tiên phong trong xây dựng và phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước sẽ thường xuyên lắng nghe ý kiến đóng góp tâm huyết của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học để đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo” – Đồng chí Võ Văn Thưởng nói.

ĐÓNG GÓP VÀO NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG THỜI GIAN TỚI

Tại buổi gặp mặt, đội ngũ trí thức, các nhà khoa học đã phát biểu các ý kiến đóng góp, trao đổi, thể hiện nguyện vọng của mình về nhiệm vụ của ngành khoa học và công nghệ trong thời gian tới.

Nhấn mạnh lại chủ trương của Đảng, Nhà nước luôn trân trọng người tài và đội ngũ trí thức khoa học là tiềm năng vô giá của đất nước, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho rằng, đầu tư cho con người là đầu tư cho chất xám cũng như chính sách đãi ngộ cho người tài là đầu tư chiến lược cho sự nghiệp thịnh vượng và phát triển đất nước.

Đồng chí Chu Ngọc Anh cho rằng, Việt Nam cần dựa vào nhân tố con người như một lợi thế cạnh tranh quốc gia để thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng: “Chúng ta cần các nhà khoa học giỏi làm việc trong các viện nghiên cứu, trường đại học, cần các nhà công nghệ, kỹ sư giỏi làm việc trong các doanh nghiệp; cần các nhà quản lý giỏi điều hành các cơ quan, tổ chức khu vực công và tư. Nguồn vốn trí thức và các tài năng cần được nhân rộng trong mọi lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế và xã hội”.

Theo đồng chí Chu Ngọc Anh, hiện nay, thế giới các đang chứng kiến các bước tiến như vũ bão của khoa học và công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Nhưng không phải công nghệ, mà chính là nguồn lực con người với tư duy sáng tạo và tài năng sẽ quyết định sự thành bại của một quốc gia trong cuộc đua phát triển để mang lại sự thịnh vượng cho người dân và đất nước.

Đồng chí Chu Ngọc Anh: Việt Nam cần dựa vào nhân tố con người như một lợi thế cạnh tranh quốc gia để thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng.
Đồng chí Chu Ngọc Anh: Việt Nam cần dựa vào nhân tố con người như một lợi thế cạnh tranh quốc gia để thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng

Chia sẻ những câu chuyện về khoa học và công nghệ tại buổi gặp mặt, Giáo sư, Viện sỹ Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong việc giải quyết kịp thời những vấn đề mới xuất hiện trong quá trình phát triển của đất nước.

“Trong hoàn cảnh còn khó khăn chúng ta đã chắt chiu từng đồng để đầu tư xây dựng, cung cấp máy móc, thiết bị nghiên cứu hiện đại cho các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm trọng điểm. Trong nhiều năm qua, chúng ta đã quan tâm đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao và luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên hết.

Dẫn chứng về sự cố môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung xảy ra vào đầu tháng 4/2016, Giáo sư, Viện sỹ Đặng Vũ Minh chia sẻ: “Người ta kể lại rằng trong thời gian khảo sát tìm nguyên nhân cá chết, sau ngày làm việc vất vả trên hiện trường, các cán bộ khoa học không phải không nhận được những cú điện thoại gọi đến từ những số lạ, năn nỉ, hứa hẹn... Thế nhưng, lòng tự trọng, tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm đối với dân tộc, đối với đất nước đã giúp anh chị em vượt qua tất cả mọi thử thách và cám dỗ để hoàn thành nhiệm vụ được giao”.

GS.VS. Đặng Vũ Minh khẳng định vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong việc giải quyết kịp thời những vấn đề mới xuất hiện trong quá trình phát triển của đất nước.
Giáo sư, Viện sỹ Đặng Vũ Minh khẳng định vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong việc giải quyết kịp thời những vấn đề mới xuất hiện trong quá trình phát triển của đất nước

Giáo sư, Viện sỹ Đặng Vũ Minh cũng bày tỏ sự nhận thức sâu sắc vai trò và trách nhiệm của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong việc đóng góp ý kiến cho các chủ trương, chính sách, cho các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, các đề án, dự án lớn trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt để đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với lợi ích của đất nước và hợp lòng dân. Đây là một việc làm rất cần thiết, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, nhất là về những vấn đề mà dư luận xã hội đang quan tâm.

Là một nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan, Giám Đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã chia sẻ một số ý kiến liên quan đến vai trò của khoa học công nghệ gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn.

Khoa học công nghệ đã có vai trò to lớn trong sự phát triển của ngành nông nghiệp sau hơn 30 năm đổi mới; đưa nước ta từ một nước phải nhập khẩu lương thực thành một trong những nước xuất khẩu nông sản quan trọng của thế giới, trong đó có nhiều mặt hàng nông sản đứng đầu thế giới. Đặc biệt trong năm 2018, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt kỷ lục với 40,02 tỷ USD. GDP nông lâm thủy sản tăng 3,76%, giá trị sản xuất tăng 3,86%, tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,65%, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 42,4%.

GS.TS Nguyễn Thị Lan: Các thành tựu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có sự đóng góp rất quan trọng của khoa học công nghệ.
Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan: Các thành tựu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có sự đóng góp rất quan trọng của khoa học công nghệ

Các thành tựu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có sự đóng góp rất quan trọng của khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp, các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đã giúp tăng hiệu quả kinh tế từ 10 - 30%.

Để ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại và bền vững, đáp ứng kỳ vọng của Thủ tướng và mong đợi của nhân dân, là đưa Việt Nam trở thành 10 nước xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu thế giới, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan đưa ra một số kiến nghị:

Một là, nhà nước có chính sách cụ thể và khả thi trong đào tạo cán bộ khoa học công nghệ theo tinh thần thực học, thực hành, thực danh, thực nghiệp để có một đội ngũ các nhà khoa học nông nghiệp có đủ phẩm chất và năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới cũng như sáng tạo ra các công nghệ mới mang thương hiệu Việt Nam, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và dành lấy sự nể trọng của cộng đồng các nhà khoa học quốc tế.

Hai là, nhà nước có chính sách gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ gắn với khởi nghiệp; muốn vậy, rất cần nhà nước hỗ trợ thành lập trung tâm ươm tạo công nghệ và khởi nghiệp nông nghiệp ở tầm quốc gia và ở từng trường Đại học.

Ba là, cần xây dựng các chương trình khoa học công nghệ dài hạn phục vụ chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp, gắn với thị trường quốc tế, góp phần thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế nông thôn; tránh các chương trình nghiên cứu ngắn hạn gắn với sản phẩm sau 2-3 năm phải có địa chỉ ứng dụng theo cách ăn đong hiện nay.

Bốn là, cần quan tâm nhiều hơn đến các nghiên cứu mang tính nền tảng, dẫn đường, khai sáng, các nghiên cứu đỉnh cao để tạo ra các công nghệ nguồn “made by Vietnam”.

Năm là, kiên quyết thay lề lối quản lý khoa học chăm lo xây dựng đội ngũ, tạo động lực và nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển công nghệ, lấy kết quả đầu ra mà nhà/nhóm các nhà khoa học cam kết làm thước đo quyết định; giảm tải các thủ tục hành chính và thanh quyết toán.

ĐẨY MẠNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VÀ CÁC NHÀ KHOA HỌC

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất trân trọng tiếp thu các ý kiến phát biểu tại buổi gặp mặt hôm nay; đồng thời, mong muốn đội ngũ trí thức Việt Nam tiếp tục phát huy tài năng, trí tuệ của mình để góp phần xây dựng đất nước tiếp tục phát triển, phát triển nhanh hơn và bền vững hơn.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học. Đây cũng là niềm tự hào của mỗi người dân, đất nước Việt Nam: Các đại biểu trong buổi gặp mặt hôm nay chính là một phần hiền tài của đất nước. Trong suốt hai cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và các cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới, bảo vệ chủ quyền và trong thực hiện đổi mới hơn 30 năm qua, cũng như mấy nghìn năm lịch sử, vai trò của trí thức, các nhà khoa học là không thể thiếu.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng quyết định của sự phát triển của mỗi đất nước.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng quyết định của sự phát triển của mỗi đất nước

"Đội ngũ trí thức và các nhà khoa học đã có nhiều đóng góp đáng kể vào sự phát kiến, sáng tạo ra nhiều tri thức mới ở tầm vóc thế giới, được ngưỡng mộ như các công trình khoa học xã hội, trong đó có khoa học quản lý, khoa học chính trị.., góp phần quyết định để hình thành đường lối đổi mới cũng như tất cả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong suốt những năm qua. Các nhà khoa học qua các thời kỳ, nhất là trong thời kỳ cách mạng, đã góp phần quan trọng để tiếp tục phát triển di sản văn hóa của dân tộc. Rất nhiều công trình khoa học xã hội đã tạo ra những giá trị di sản mới cho đời sau. Đấy là sự đóng góp vô cùng to lớn và quý giá để những thế hệ sau này sẽ được trao truyền lại... Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những di sản quý báu đó” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ.

Nhấn mạnh lại chủ trương “khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”, nhưng trên tinh thần cầu thị, đồng chí Vũ Đức Đam thẳng thắn cho rằng, nhiều nơi, nhiều lúc trong chỉ đạo thực hiện chưa thực sự như vậy; trong quá trình thực hiện chưa được như mong muốn.

Khẳng định coi khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng quyết định của sự phát triển của đất nước, đồng chí Vũ Đức Đam cho biết, với sự góp ý của các nhà khoa học, Chính phủ và các cơ quan chức năng, các bộ phận chuẩn bị để đưa “khâu đột phá trong khoa học và công nghệ” vào trong văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu, trên cơ sở nhận thức đã nêu, trong chỉ đạo điều hành theo tinh thần nói đi đôi với làm và kỷ cương, làm sao để khoa học và giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, văn hóa là nền tảng tinh thần. Cụ thể, “không để sức ép về tăng trưởng kinh tế, những mục tiêu ngắn hạn trước mắt, các khó khăn chung của các nước đang phát triển lấn át mục tiêu dài hạn, những yếu tố có tính nền tảng. Điều này phải được thể hiện qua các cơ chế, chính sách. Bao trùm nhất là phải làm sao để các cơ chế, chính sách phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, phải khơi dậy được sự sáng tạo của tất cả mọi cá nhân trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ trí thức và các nhà khoa học.

Đảng và Nhà nước có chủ trương không hạn chế trong sáng tạo khoa học. Nhưng khi chúng ta tuyên truyền, đưa vào các văn kiện, cần cân nhắc và lựa chọn. Điều này chúng ta cần làm mạnh hơn; cần đẩy mạnh sự sáng tạo trong khoa học, có sự tôn vinh sáng tạo và chia sẻ” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ.

Phó Thủ tướng cũng cho biết, công bố quốc tế của Việt Nam trong vòng 5 năm trở lại đây tăng gấp đôi nhưng chúng ta vẫn đứng thứ 5 trong ASEAN. Trong hơn 8.000 công bố quốc tế năm 2018, khoa học xã hội chỉ chiếm có 6,48%. Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh phát triển khoa học xã hội, khơi dậy sự sáng tạo trong mỗi cá nhân.

Nêu hiện trạng tổng chi cho khoa học và công nghệ hiện nay còn rất thấp, Phó Thủ tướng yêu cầu cần có các chính sách về kinh tế, để các doanh nghiệp thấy được lợi ích của mình khi đầu tư vào khoa học và đào tạo. Tiếp tục khai thông, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về cơ chế quản lý thu chi trong khoa học, bởi hiện nay dù đã có một bước đổi mới nhưng chưa đáp ứng được mong muốn của các nhà khoa học.

Song song với đó, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa cơ chế tự chủ trong các trường đại học, biến các trường đại học thực sự là các trung tâm nghiên cứu lớn, không chỉ riêng các viện nghiên cứu của các bộ, ngành. Tiếp tục đẩy mạnh các cơ chế liên quan đến đãi ngộ về vật chất và tinh thần cho các nhà trí thức và nhà khoa học.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, không chỉ trong các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề mà ngay trong trường phổ thông, cách giảng dạy không được thụ động; cần đưa sự tranh luận, tìm tòi, phản biện của học sinh ngay từ thởu bé và ứng dụng các chương trình dạy học mới như stem…/.

Thu Hằng - Tuấn Anh

Theo tuyengiao.vn

Sáng 14/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức chương trình "Gặp mặt trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2019" nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2019). Dự và chủ trì buổi gặp mặt có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính rị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Giáo sư, Viện sỹ Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Tham dự cuộc gặp mặt có 100 đại biểu là các nhà trí thức, khoa học đã đạt các giải thưởng khoa học, công nghệ trong nước, quốc tế, giải thưởng Hồ Ch&iac

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn