Việc phân luồng học sinh sau trung học đã được Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) chỉ rõ: Tăng quy mô học nghề bằng mọi hình thức để nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ lao động được đào tạo và “đào tạo đủ công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, có tính đến nhu cầu xuất khẩu lao động”. Đây là định hướng căn bản để giúp mỗi học sinh phổ thông tự hướng nghiệp phù hợp khả năng, sở trường và nhu cầu lao động xã hội mà không nhất thiết phải vào bậc đại học.

Việc phân luồng học sinh sau trung học đã được Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) chỉ rõ: Tăng quy mô học nghề bằng mọi hình thức để nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ lao động được đào tạo và “đào tạo đủ công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, có tính đến nhu cầu xuất khẩu lao động”. Đây là định hướng căn bản để giúp mỗi học sinh phổ thông tự hướng nghiệp phù hợp khả năng, sở trường và nhu cầu lao động xã hội mà không nhất thiết phải vào bậc đại học.
Sau Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), nhiều văn bản, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) được ban hành nhằm hướng đến một nền GD - ĐT lành mạnh, đáp ứng nhu cầu học tập và cung - cầu lao động của xã hội. Trong những năm qua, Khánh Hòa với thế mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tỉnh ta luôn dành sự ưu tiên, quan tâm hàng đầu cho lĩnh vực GD - ĐT. Mức đầu tư cho ngành giáo dục liên tục tăng theo sự phát triển kinh tế của tỉnh, cho đến nay chiếm trên 20% tổng chi ngân sách của tỉnh. Mạng lưới trường lớp học ngày càng được củng cố, mở rộng và phân bố đến hầu hết ở các địa bàn dân cư từ thành thị đến miền núi, hải đảo; thiết bị dạy học được trang bị khá đầy đủ. Toàn tỉnh hiện có 519 trường học từ bậc mầm non đến trung học phổ thông (THPT), trong đó có 188 trường đạt chuẩn quốc gia (gồm 51 trường mầm non, 67 trường tiểu học, 62 trường THCS và 8 trường THPT). Ngoài ra, có 01 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, 8 trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp, 137 trung tâm học tập cộng đồng, 07 trung tâm ngoại ngữ và tin học, hơn 70 cơ sở ngoại ngữ, tin học, 02 trường trung cấp chuyên nghiệp, 06 trường đào tạo bậc đại học và 08 trường đào tạo hệ cao đẳng. Có thể nói, hệ thống trường học đa dạng và đầy đủ trên địa bàn tỉnh đã góp phần không nhỏ để đảm bảo ổn định quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của tỉnh và thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau THCS và THPT.
Đối với công tác phân luồng học sinh sau trung học luôn được các cấp ủy đảng và chính quyền đặc biệt quan tâm, năm 2012, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT. Theo đó, chủ trương của Khánh Hòa phấn đấu đến năm 2015 có ít nhất 15% học sinh sau khi tốt nghiệp THCS vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và trung cấp nghề; đến năm 2020, tỉ lệ này là 30%. Tuy nhiên, kết quả phân luồng, hướng nghiệp học sinh sau trung học đến nay vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS lên học THPT ngày càng tăng: năm học 2012 - 2013 là 66,5%, năm học 2013 - 2014 là 71,7%, đến năm 2014 -2015 tăng lên 74,25%; tỷ lệ tuyển sinh vào đại học, cao đẳng cũng tăng thường xuyên làm cho tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THPT lên học đại học ngày càng cao. Tỷ lệ học sinh đã tốt nghiệp THCS, THPT đi học nghề và trung cấp chuyên nghiệp thấp và chưa ổn định: năm học 2012 - 2013 là 12,3%; năm học 2013 - 2014 giảm xuống còn 9,8%; đến năm học 2014 -2015 là 17,9%.
Với các kết quả trên cho thấy, công tác phân luồng học sinh sau trung học ở Khánh Hòa vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn và chưa đạt như mong muốn. Trong đó, khó khăn, thách thức đầu tiên là xã hội chưa đồng thuận cao, vì tâm lý khoa cử vẫn còn ăn sâu trong nếp nghĩ của người dân. Phần lớn các bậc phụ huynh vẫn chưa sẵn sàng cho con em mình nghỉ học phổ thông ở độ tuổi 15 - 16 để rẽ sang con đường học nghề. Ai cũng mong học để “làm thầy” hơn là học để “làm thợ” và nguyện vọng của các bậc phụ huynh đều muốn cho con em mình được học hết bậc phổ thông rồi tiếp tục lên cao đẳng, đại học dù chưa biết tương lai nghề nghiệp thế nào; Hai là, các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề tuy đã được đầu tư phát triển hơn nhưng chưa thực sự tạo được sức thu hút cho học sinh, vấn đề giải quyết đầu ra cho học viên chưa được quan tâm thỏa đáng, nhiều học sinh sau khi học nghề không tìm được việc làm; Ba là, chưa có kế hoạch phân luồng phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực. Việc đào tạo nghề chưa gắn với giải quyết việc làm; Bốn là, nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu người dự tuyển lao động phải tốt nghiệp THPT, cao đẳng, đại học. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến học sinh sau khi tốt nghiệp THCS chỉ muốn vào THPT, không thích chuyển sang học nghề; Năm là, điều kiện của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp yếu kém, bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu phân luồng học sinh; Sáu là, một số môn văn hóa dạy trong các trường trung cấp nghề, TCCN không thích hợp với đối tượng học sinh vốn học lực đã yếu, động cơ học tập thấp nên không thể học được.
Để thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29 và Chỉ thị số 10, ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) trong đó có nội dung “tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở”, đồng thời khắc phục những bất hợp lý về cơ cấu nguồn nhân lực, trong thời gian tới Khánh Hòa cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho phụ huynh và học sinh. Các trường THCS, THPT cần liên kết với các trung tâm dạy nghề, các trường trung cấp nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức các buổi hội thảo, tư vấn, giới thiệu và tuyên truyền về nghề nghiệp... nhằm nâng cao nhận thức cho phụ huynh và học sinh lớp 9, lớp 12 để họ hiểu rõ về khả năng của học sinh và điều kiện gia đình trong việc lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp các cấp học phổ thông. Trong việc tuyên truyền, giáo dục, cần định hướng cho học sinh có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp.
Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động của các trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề. Các trường trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở dạy nghề, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp thực hiện tốt công việc quảng bá về hình ảnh nhà trường; phối hợp với các trường THCS, THPT tổ chức các buổi chuyên đề về hướng nghiệp cho học sinh lớp 9, lớp 12; nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp, xác định nguyên tắc đào tạo theo nhu cầu, đào tạo có địa chỉ... Đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề cần thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào đào tạo một cách có hệ thống để sau 3 năm, học sinh vừa tốt nghiệp trung học vừa có chứng chỉ nghề. Như vậy sẽ tiết kiệm hơn so với tuyển học sinh tốt nghiệp lớp 12.
Thứ ba, điều tiết phân luồng bằng các chính sách. Có chính sách khuyến khích cho học sinh THCS, THPT lựa chọn học nghề thông qua chế độ tuyển sinh, chế độ học bổng và học phí. Tỉnh cần có quy định cụ thể phân công nhiệm vụ của các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia hướng nghiệp với vai trò mỗi doanh nghiệp là một đơn vị hướng nghiệp và sử dụng lao động.
Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên làm công tác hướng nghiệp. Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp một cách bài bản vì đa số giáo viên hướng nghiệp tại các trường THCS, THPT hiện nay đều kiêm nhiệm, chưa có kiến thức chuyên sâu về công tác này.
Có thể nói, công tác phân luồng cho học sinh sau THCS, THPT có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi nó sẽ tạo nền tảng cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tin tưởng rằng trong thời gian tới, khi tất cả các cấp, các ngành đều quyết tâm, cộng với sự đồng thuận của học sinh, phụ huynh và Nhân dân, công tác phân luồng học sinh sau THCS, THPT ở Khánh Hòa sẽ sớm đạt được mục tiêu đề ra./.

Hải Vân
Việc phân luồng học sinh sau trung học đã được Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) chỉ rõ: Tăng quy mô học nghề bằng mọi hình thức để nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ lao động được đào tạo và “đào tạo đủ công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, có tính đến nhu cầu xuất khẩu lao động”. Đây là định hướng căn bản để giúp mỗi học sinh phổ thông tự hướng nghiệp phù hợp khả năng, sở trường và nhu cầu lao động xã hội mà không nhất thiết phải vào bậc đại học. Sau Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), nhiều văn bản, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) được ban hành nhằm hướng đến một nền GD - ĐT lành mạnh, đáp ứng nhu cầu học tập và cung - cầu lao động của x

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn