Phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao là một nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; là nội dung không thể thiếu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhằm nâng cao sức khỏe, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tạo sức mạnh và động lực phát triển đất nước.
Nỗ lực của Khánh Hòa sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ thể dục thể thao đến năm 2020”
Nỗ lực của Khánh Hòa sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ thể dục thể thao đến năm 2020”

Phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao là một nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; là nội dung không thể thiếu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhằm nâng cao sức khỏe, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tạo sức mạnh và động lực phát triển đất nước.

 

Ngay sau khi Trung ương ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 01-12-2011 về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020”; Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 27/9/2012 để triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh ban hành ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo như: Quyết định số 1607/QĐ-UBND ngày 03/7/2013 ban hành Kế hoạch phát triển Thể dục thể thao tỉnh Khánh Hòa theo Chương trình hành động số 09-Ctr/TU; Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND, ngày 15/5/2020 Quy định nội dung và mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với Huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Quyết định số 3220/QĐ-UBND ngày 30/10/2017 về phê duyệt Đề án của UBND tỉnh về thí điểm dạy bơi, phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở trong nhà trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 3298/QĐ-UBND ngày 30/10/2016 về phê duyệt Đề án của UBND tỉnh về cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần phát triển thể lực, tầm vóc người Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020; ...

Buổi lễ phát động Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2021-2030 tại Ninh Hòa - Khánh Hòa


Từ khi có Nghị quyết 08-NQ/TW, các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, người dân trong tỉnh đã có chuyển biến nhận thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm đối với sự nghiệp thể dục, thể thao; đưa các chỉ tiêu phát triển thể dục, thể thao vào nghị quyết, chương trình hành động và thi đua hàng năm vì mục tiêu tăng cường sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; qua đó, giải quyết kịp thời những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, thu hút đông đảo nhân dân tự nguyện tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao, tạo động lực mới cho phát triển thể dục, thể thao.

 

Công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học có nhiều chuyển biến tích cực, tỉnh đã đầu tư từ ngân sách xây dựng mới một số nhà tập luyện đa năng, lắp đặt hồ bơi, cải tạo, xây dựng sân tập thể thao ở một số trường học. Hiện có khoảng 50% tổng số trường học có câu lạc bộ thể dục, thể thao; 16 trường được lắp đặt hồ bơi bằng bạt theo Đề án, qua thống kê, tỷ lệ học sinh biết bơi các cấp học đều đạt trên 87%, riêng cấp học mầm non có triển khai dạy bơi nhưng chủ yếu chỉ giúp các bé tự tin trong môi trường nước; 100% các cơ sở giáo dục - đào tạo trên địa bàn có đủ cán bộ, giáo viên có chuyên môn giáo dục thể chất đúng quy định.

 

Phong trào TDTT quần chúng ở cơ sở tiếp tục được phát triển rộng và từng bước được nâng lên. Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được mở rộng, thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng. Đến hết năm 2020, toàn tỉnh đã có tỷ lệ người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên đạt 35,5% /tổng số dân và đạt tỷ lệ 36,2% /tổng số hộ gia đình được công nhận gia đình thể thao trong toàn tỉnh (tăng 10,85% so năm 2011); xây dựng và thành lập được trên 600 câu lạc bộ, điểm tập thể thao và được duy trì thường xuyên.

 

Các giải thể thao trong quần chúng, lực lượng vũ trang thường xuyên được tổ chức. Đến nay Khánh Hòa đã xây dựng, phát triển và duy trì hoạt động của 15 liên đoàn, hội, câu lạc bộ thể thao cấp tỉnh, tăng 46,67% so với năm 2011 (08 liên đoàn, hội), gồm: Liên đoàn quần vợt, điền kinh, cầu lông, võ thuật; các hội võ thuật, cờ tướng, xe đạp thể thao, golf Nha Trang, thể dục dưỡng sinh, cổ động viên bóng đá, câu lạc bộ dù lượn Nha Trang.

 

Thể thao thành tích cao có bước tiến bộ vượt bậc, đến nay, thể thao thành tích cao của tỉnh đã tuyển chọn và đào tạo, huấn luyện 566 vận động viên, trong đó 158 vận động viên nghiệp dư của 22 đội tuyển. Mỗi năm, tỉnh tham gia trên 70 giải thể thao cấp quốc gia, quốc tế và đạt gần 300 bộ huy chương các loại, trên 50 vận động viên phong cấp I quốc gia, 30 vận động viên cấp kiện tướng quốc gia, có từ 10 đến 15 huấn luyện viên, vận động viên xuất sắc tham gia vào các đội tuyển quốc gia.

 

Hệ thống cơ sở vật chất từng bước được quan tâm đầu tư xây dựng, toàn tỉnh hiện có: 02 khu huấn luyện với 01 nhà tập đa năng, 01 sân Tennis, 01 nhà điều hành và hồ bơi 25m, 01 đường piste 06 làn, 02 sân cỏ Bóng đá, 01 cụm sân bóng chuyền bãi biển, 02 khu nội trú với công suất 250 giường và các trang thiết bị hỗ trợ tập luyện, một số công trình chức năng phụ trợ khác. Có 01 khu tổ hợp phục vụ tổ chức các giải thi đấu và tập luyện của các đội tuyển thể thao với Nhà thi đấu đa năng của tỉnh có công suất gần 3.000 chỗ ngồi, 01 sân vận động.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác TDTT của tỉnh Khánh Hòa thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, bất cập như: Kinh phí đầu tư các dự án, công trình cho hoạt động thể dục, thể thao tại các các ngành, địa phương có liên quan còn thấp, một số địa phương không có kinh phí để xây dựng các công trình thể thao cơ bản; Các loại hình tổ chức tập luyện và thi đấu thể dục, thể thao trong quần chúng nhân dân toàn tỉnh chưa thật sự đa dạng; nội dung hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho học sinh chưa hấp dẫn, lôi cuốn. Việc đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong quản lý còn hạn chế; chưa xây dựng được hệ thống tuyển chọn vận động viên cấp cơ sở cho thể thao thành tích cao; Cơ chế chính sách xã hội hóa thể thao chưa đồng bộ, chưa huy động tổng thể các nguồn lực để phát triển; …

 

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác TDTT theo tinh thần Nghị quyết số 08- NQ/TW của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh, thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền cần quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau:

 

Một là: Tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt sâu rộng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chương trình hành động số 08-CTr/TU, ngày 21/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, thực hiện tốt các kế hoạch về xây dựng, phát triển thể dục thể thao tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.

 

Hai là: Nghiên cứu, tham mưu đề xuất ban hành một số nghị quyết về chế độ, chính sách về thể dục thể thao, trong đó tập trung về nghị quyết chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao;

 

Ba là: Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thể dục thể thao từ cấp tỉnh đến cơ sở phù hợp với yêu cầu thực tiễn; Nâng cao chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển đa dạng các hình thức tập luyện thể dục, thể thao ở cơ sở; quan tâm phát triển phong trào thể dục thể thao trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, lao động, lực lượng vũ trang, người cao tuổi…

 

Bốn là: Đẩy mạnh tổ chức các giải thi đấu thể thao; bảo tồn, phát triển các môn thể thao dân tộc trong các hoạt động thể dục thể thao; gắn kết các hoạt động thể thao quần chúng với tổ chức các lễ hội truyền thống.

 

Năm là: Tiếp tục đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, phát huy năng lực đội ngũ giáo viên thể dục; thực hiện tốt giáo dục thể chất theo chương trình nội khóa; đa dạng các chương trình ngoại khóa, phát triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh; tăng cường đầu tư xây dựng, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường; sử dụng có hiệu quả các công trình thể thao trên địa bàn phục vụ hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh.

 

Sáu là: Xác định các môn thể thao có thế mạnh để ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển, quan tâm xây dựng lực lượng vận động viên chất lượng cao; khuyến khích phát triển các Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp hoạt động theo phương thức xã hội hóa, đa dạng hóa huy động nguồn lực đầu tư, quản lý các cơ sở thể dục thể thao.

 

Bảy là: Tập trung thực hiện quy hoạch sử dụng đất dành cho thể dục thể thao, trong đó ưu tiên bố trí đủ quỹ đất, phù hợp cho các công trình thể dục thể thao từ cấp tỉnh đến cơ sở; gắn quy hoạch diện tích đất thể dục thể thao trong quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới; huy động nguồn lực xã hội hóa để xây dựng các công trình tập luyện thể dục thể thao ở cơ sở theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới; đầu tư, xây dựng các công trình thể dục thể thao của tỉnh (Sân vận động, Nhà thi đấu) đáp ứng nhu cầu tập luyện, tổ chức thi đấu các môn thể thao, đăng cai các giải thể thao cấp toàn quốc, khu vực và quốc tế.

 

 Thu Thảo

Phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao là một nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; là nội dung không thể thiếu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhằm nâng cao sức khỏe, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tạo sức mạnh và động lực phát triển đất nước.   Ngay sau khi Trung ương ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 01-12-2011 về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020”; Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 27/9/2012 để triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh ban hành ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo như: Quyết định số 1607/QĐ-UBND ngày 03/7/20

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn