Nhớ về những ngày kháng chiến gian khổ, những người lính Cụ Hồ năm xưa luôn tự hào bởi đã cống hiến tuổi thanh xuân cho cách mạng, góp sức cùng nhân dân cả nước giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Khi trở về với cuộc sống đời thường, họ vẫn giữ vững phẩm chất người lính để vượt qua tất cả, góp sức xây dựng quê hương, đất nước…

Những người lính thời bình
Những người lính thời bình

Nhớ về những ngày kháng chiến gian khổ, những người lính Cụ Hồ năm xưa luôn tự hào bởi đã cống hiến tuổi thanh xuân cho cách mạng, góp sức cùng nhân dân cả nước giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Khi trở về với cuộc sống đời thường, họ vẫn giữ vững phẩm chất người lính để vượt qua tất cả, góp sức xây dựng quê hương, đất nước…

 

Ký ức thời hoa lửa


Những ngày tháng 7, chúng tôi ghé thăm gia đình ông Phan Thanh Hải (sinh năm 1955, ở phường Lộc Thọ, TP. Nha Trang), người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Bên ly trà ấm, ông kể cho chúng tôi nghe về những năm tháng cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. Năm 17 tuổi, ông Hải lên đường nhập ngũ, được điều vào chiến trường miền Đông Nam Bộ, biên chế vào lính pháo binh. “Tôi còn nhớ như in về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975. Năm đó, chúng tôi đánh chốt Tống Lê Chân, rồi vượt sông Vàm Cỏ tiến về Sài Gòn. Do có sình lầy, nên xe kéo pháo di chuyển gặp không ít trở ngại. Thế nhưng, chúng tôi đi đến đâu đều được nhân dân giúp sức mở đường, chặt cây lấp sình lầy để xe băng qua. Với khí thế hừng hực, đoàn pháo binh của chúng tôi tiến băng băng, phối hợp cùng các lực lượng đánh tan các sào huyệt của địch, góp sức làm nên chiến thắng vang dội, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước”, ông Hải kể.


Năm 1975, ông Hải vinh dự được kết nạp Đảng. Khi chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra, ông lại lên đường. Đến năm 1986, ông Hải về Học viện Hải quân công tác và tham gia sự kiện xây dựng, bảo vệ đảo Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma năm 1988. Những năm sau đó, ông về làm giảng viên ở Học viện Hải quân cho đến ngày nghỉ hưu với quân hàm đại tá.

 

Ông Phan Thanh Hải, Nguyễn Thành Trung (thứ 2, 3 từ trái qua) và Đỗ Hữu Đủ (bìa phải) tham dự lễ kỷ niệm và biểu dương người có công tiêu biểu tại Hà Nội.

Ông Phan Thanh Hải, Nguyễn Thành Trung (thứ 2, 3 từ trái qua) và Đỗ Hữu Đủ (bìa phải) tham dự lễ kỷ niệm và biểu dương người có công tiêu biểu tại Hà Nội.


Dáng người nhỏ, nhưng thương binh Bo Bo Thanh (sinh năm 1956, ở thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn) đã lập nhiều chiến công, khiến kẻ địch phải khiếp sợ. Từ năm 16 tuổi, ông đã làm giao liên. Do thông thạo mọi địa hình, ông đã hóa thân thành nhiều vai diễn để đưa công văn, tài liệu. Năm 1973 ông chuyển sang hoạt động du kích. Ông Bo Bo Thanh nhớ lại: “Năm đó, địch bắn phá ác liệt, đồng thời điều 1 tiểu đoàn lính Mỹ từ Cam Ranh đổ quân lên Tô Hạp. Địch đông lắm, nhưng nghĩ đến bà con, đến cách mạng, Ama quyết tâm diệt thật nhiều địch”. Ông dẫn đầu nhóm du kích, lợi dụng địch chưa kịp đào công sự, bố trí trận địa, tấn công vào giữa đội hình. Bị đánh bất ngờ, địch hoảng hốt rút quân tháo chạy. Năm 1975, trong một trận đánh khác, ông bị trúng bom gãy cột sống, rồi được đồng đội đưa về hậu cứ cứu chữa.

 

Ông Bo Bo Thanh là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình.

Ông Bo Bo Thanh là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình.


Cho đến giờ, ông Đỗ Hữu Đủ (sinh năm 1960, phường Lộc Thọ, TP. Nha Trang) và ông Nguyễn Thành Trung (sinh năm 1964, xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa) vẫn không thể nào quên những năm tháng làm nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia đánh Pôn Pốt. “Đến năm 1979, khi đang truy quét Pôn Pốt, tôi bị trúng mìn mất chân phải, được đồng đội đưa về Đà Nẵng điều trị”, ông Đủ nhớ lại. Còn ông Nguyễn Thành Trung kể: “Thời đó, thiếu thốn đủ thứ, nhưng không vì thế chúng tôi nhụt chí, ngược lại luôn đầy ắp quyết tâm chiến đấu cho sự hồi sinh của nhân dân Campuchia. Có khi anh em mới ngồi tâm tình buổi tối thì sáng hôm sau đã có người hy sinh, nhiều đồng đội ngã xuống chỉ cách mình có vài mét nhưng không kịp cứu. Năm 1986, khi đang truy đuổi quân địch, tôi đạp phải mìn khiến cụt mất chân trái”...


Luôn là người lính


Bước ra khỏi chiến tranh, dù cơ thể không còn lành lặn, nhưng ông Nguyễn Thành Trung không quản ngại khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Ông Trung chia sẻ: “Lập gia đình, vợ chồng tôi ra ở riêng nên cuộc sống gặp không ít khó khăn. Để có đất sản xuất, vợ chồng ngày đêm khai khẩn được hơn 5.000m2 trồng lúa, bắp; rồi mua bò, gà về nuôi. Với nỗ lực của bản thân, cùng sự quan tâm của Nhà nước, sự giúp đỡ của bạn bè, vợ chồng tôi đã vươn lên làm giàu từ 2 bàn tay trắng. Từ chỗ nghèo khó, nay gia đình tôi đã có nhà cửa khang trang, con cái thành đạt”. Thú thật, nếu không nghe ông tâm sự, chỉ nhìn vào căn nhà bề thế và đàn bò hơn 40 con, trại gà 200 con, chúng tôi không thể biết được trước đây gia đình họ có một thời sống trong căn nhà ọp ẹp. Càng nghĩ về ông, chúng tôi càng cảm phục trước ý chí và nghị lực quật cường của người thương binh 2/4.

 

Đoàn người có công tiêu biểu viếng lăng Bác.

Đoàn người có công tiêu biểu viếng lăng Bác.


Qua hồi ức của ông Bo Bo Thanh, chúng tôi cảm nhận được sự vươn lên mãnh liệt của “cây xà nu” người dân tộc Raglai này. Người thương binh ấy đã khai khẩn được 5ha đất đồi để trồng trọt. “Ngày đó, đất đồi bạt ngàn cây bụi nên việc khai khẩn gặp muôn vàn khó khăn. Nhưng với quyết tâm không để đói nghèo đeo bám mãi, vợ chồng tôi đã cần cù, chịu khó ngày đêm khai khẩn, đất mở đến đâu thì gieo trồng đến đó”, ông Bo Bo Thanh tâm sự.


Khi cây sầu riêng bén rễ ở Khánh Sơn, ông Thanh mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích sang trồng sầu riêng. Sau 5 năm, 50 cây sầu riêng ông trồng ban đầu cho trái trĩu cành, đem lại thu nhập khá. Rồi những năm sau, ông tiếp tục mở rộng diện tích trồng thêm sầu riêng, bưởi da xanh, mít nghệ. Khi tuổi đã cao, sức yếu, ông chia khu vườn cho 3 người con tiếp quản chăm bón…    


Góp sức xây dựng quê hương


Những năm tháng cầm súng chiến đấu, đi qua hàng chục chiến trường, ông Phan Thanh Hải cũng như bao chiến sĩ khác không biết thứ chất độc hóa học da cam/dioxin đã ngấm vào máu thịt mình lúc nào. Cho đến khi nghỉ hưu, trong người phát đủ loại bệnh, nhưng ông vẫn tích cực tham gia công tác ở tổ dân phố, với mong muốn góp sức xây dựng phố phường văn minh. Hơn 5 năm (2015 - 2020) đảm nhận chức Bí thư Chi bộ tổ dân phố 5, phường Lộc Thọ, ông Hải đã cùng cấp ủy “đi từng ngõ, gõ từng nhà, vận động từng hộ dân” đóng góp kinh phí mở rộng, nâng cấp 2 con hẻm dài hơn 400m. Nhờ đó, tuyến hẻm trở nên sạch đẹp, người dân đi lại thuận lợi, không còn tình trạng ứ đọng nước sau mưa.


Thấy các bảng hiệu quảng cáo khách sạn mọc lên mỗi nhà một kiểu, trông rất nhếch nhác, mất mỹ quan, ông Hải đã nghĩ ra ý tưởng gộp chung thành một bảng hiệu đặt trước mỗi con hẻm, rồi ông xin ý kiến Đảng ủy, chính quyền địa phương, trên cơ sở đó đi đến từng hộ vận động, giải thích. Với sự đồng thuận của người dân, mô hình bảng hiệu cụm khách sạn được hình thành và duy trì từ năm 2016 đến nay. Từ đó, mô hình của ông Hải đã được nhân rộng ra nhiều phường trên địa bàn thành phố, góp phần làm đẹp phố phường. Ông Hải chia sẻ: “Để mọi người dân nghe và làm theo, bản thân mình trước tiên phải gương mẫu đi đầu. Giờ đây, vì tuổi cao, sức khỏe yếu, tôi không còn đảm đương nhiệm vụ cấp ủy, nhưng vẫn tham gia sinh hoạt, dõi theo mọi hoạt động và cùng đóng góp ý kiến để xây dựng phố phường văn minh”.

 

Thương binh Đỗ Hữu Đủ (thứ 2 từ trái sang) luôn tích cực tổ chức, điều hành  hoạt động của Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh.

Thương binh Đỗ Hữu Đủ (thứ 2 từ trái sang) luôn tích cực tổ chức, điều hành hoạt động của Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh.


Thương binh Đỗ Hữu Đủ tích cực tham gia cùng Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh để góp sức quản lý, điều hành sinh hoạt đều đặn, tạo sân chơi vui khỏe cho người về hưu. Ở địa phương, ông còn đảm nhiệm điều hành, tổ chức sinh hoạt Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi phường Lộc Thọ. Còn ông Nguyễn Thành Trung cũng đảm nhiệm công tác Hội Cựu chiến binh xã Ninh An. Kinh tế ổn định, ông tích cực giúp đỡ vốn, con giống, kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ nghèo vươn lên…  


Những cống hiến của các cựu chiến binh, những thương binh, những người lính giữa thời bình là những tấm gương sáng để thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.

 

Ông Tạ Hồng Quang - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Những cống hiến, hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công luôn được Đảng và Nhà nước, địa phương ghi nhớ và dành sự chăm lo chu đáo. Với phẩm chất cách mạng, các ông: Bo Bo Thanh, Phan Thanh Hải, Nguyễn Thành Trung, Đỗ Hữu Đủ… đã vượt qua vết thương chiến tranh, bệnh tật để phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương, đất nước, trở thành những tấm gương sáng. Trong đó, các ông Phan Thanh Hải, Nguyễn Thành Trung, Đỗ Hữu Đủ nằm trong 5 người tiêu biểu được chọn đại diện cho người có công của tỉnh dự lễ kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ do Trung ương tổ chức tại Hà Nội.


VĂN GIANG

 

Nhớ về những ngày kháng chiến gian khổ, những người lính Cụ Hồ năm xưa luôn tự hào bởi đã cống hiến tuổi thanh xuân cho cách mạng, góp sức cùng nhân dân cả nước giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Khi trở về với cuộc sống đời thường, họ vẫn giữ vững phẩm chất người lính để vượt qua tất cả, góp sức xây dựng quê hương, đất nước…   Ký ức thời hoa lửa Những ngày tháng 7, chúng tôi ghé thăm gia đình ông Phan Thanh Hải (sinh năm 1955, ở phường Lộc Thọ, TP. Nha Trang), người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Bên ly trà ấm, ông kể cho chúng tôi nghe về những năm tháng cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. Năm 17 tuổi, ông Hải lên đường nhập ngũ, được điều vào chiến trường miền Đông Nam Bộ, biên chế vào l&

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn