Hoàn thành chương trình du học, trở về quê hương để thực hiện ước mơ xây dựng đất nước và hòa cùng cuộc đấu tranh chống chiến tranh xâm lược của đế quốc là tâm nguyện của nhiều sinh viên Việt Nam yêu nước giai đoạn thập niên 60, đầu 70 của thế kỷ XX. Trong những tấm gương sinh viên tiêu biểu ấy là Anh hùng liệt sĩ - Nguyễn Thái Bình.
Nguyễn Thái Bình - Người  tiếp nối  truyền thống yêu nước của sinh viên, học sinh Việt Nam
Nguyễn Thái Bình - Người tiếp nối truyền thống yêu nước của sinh viên, học sinh Việt Nam
Kỷ niệm 67 năm ngày Sinh viên Học sinh 09/01/1950 – 09/01/2017 và 69 năm ngày sinh của Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thái Bình, 14/01/1948 – 14/01/2017

Hoàn thành chương trình du học, trở về quê hương để thực hiện ước mơ xây dựng đất nước và hòa cùng cuộc đấu tranh chống chiến tranh xâm lược của đế quốc là tâm nguyện của nhiều sinh viên Việt Nam yêu nước giai đoạn thập niên 60, đầu 70 của thế kỷ XX. Trong những tấm gương sinh viên tiêu biểu ấy là Anh hùng liệt sĩ - Nguyễn Thái Bình.


Chân dung Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thái Bình (Nguồn: longan.gov.vn)

Sinh ra và lớn lên trên quê hương giàu truyền thống cách mạng Cần Giuộc, Long An đã hun đúc trong Nguyễn Thái Bình lòng yêu nước cháy bỏng từ rất sớm. Với sự thông minh, học giỏi, miệt mài đèn sách, anh học sinh trường Trung học Petrus Ký (nay là THPT Lê Hồng Phong, TP Hồ Chí Minh) đã thi đỗ Tú tài toàn phần, rồi lần lượt thi đỗ vào các ngành Y, Dược, Nông Lâm Súc và cả Học viện Quốc gia hành chính của Sài Gòn. Và rồi anh chọn học trường Cao đẳng Nông - Lâm - Súc (nay là Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh). Với nhiều thành tích nổi bật, Anh được Trường phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thiện chí”.

Là người duy nhất trong số học sinh nước ngoài thi đậu vào Viện Đại học Washington năm 1968, Nguyễn Thái Bình được cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (AID) cấp học bổng “lãnh đạo” (Leadership). Anh là một trong số ít sinh viên ưu tú được chọn đi tham quan hầu hết các tiểu bang của nước Mỹ. Chính sách của Mỹ đã ưu ái những sinh viên học giỏi như Nguyễn Thái Bình, hòng tận dụng chất xám của họ phục vụ cho quyền lợi của Mỹ, hoặc chí ít là làm cho họ quên đi nỗi đau thương của đất nước đang bị ngoại xâm. Tuy nhiên những cám dỗ vật chất ấy không làm cho tinh thần yêu nước của Nguyễn Thái Bình nguội lạnh, mà ngược lại, làm cho tình yêu nước trong Anh thêm bừng cháy, và sự thể hiện ngày càng sinh động, cụ thể, nhất quán.

Với gia đình, Nguyễn Thái Bình là người con rất mực hiếu thảo kính yêu cha mẹ. Nhưng khi nghe mẹ giục: “Con thương cô nào, cứ nói cho ba má biết. Nếu tụi con thương nhau, má bằng lòng tác hợp”. Anh thưa: “Con chưa muốn cưới vợ. Con còn nhiều việc phải làm má ơi…”, bởi Anh biết, mình chưa thể nghĩ đến hạnh phúc riêng tư khi ngoại xâm còn dày xéo quê hương.

Là người có rất nhiều tài nổi bật như diễn thuyết, làm thơ, viết truyện, chính luận, làm báo, sáng tác nhạc, hội họa… Với bút danh Nguyễn Thái Bình, Việt Thái Bình, các tác phẩm của Anh luôn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm cùng sự trao truyền, gửi gắm cho những lớp thanh niên dấn thân, đi tới vì một tương lai tươi sáng của nước Việt. Anh luôn nhắc nhở các bạn rằng, phải chứng tỏ người Việt Nam không thua kém gì người Âu - Mỹ. Anh từng đánh bại võ sĩ quyền anh của Mỹ nặng hơn mình 11kg; là “Vua phá lưới của đại học Washington” trong nhiều kỳ tranh giải bóng đá giữa các trường đại học ở Mỹ.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, cháy bỏng, Nguyễn Thái Bình luôn hướng về quê hương đất tổ. Anh tích cực hoạt động chống chính quyền tay sai Sài Gòn, chống đế quốc Mỹ xâm lược và chiến tranh mà chúng gây nên ở Việt Nam. Với ngòi bút sắc bén và tài hùng biện, Nguyễn Thái Bình đã dũng cảm, kiên cường đấu tranh trực diện với kẻ thù bán nước và cướp nước ngay cả trên quê hương mình và trên đất Mỹ. Anh tập hợp, kêu gọi nhiều bạn bè sinh viên trên thế giới ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Ngày 10/2/1972, Anh cùng 09 sinh viên Việt Nam yêu nước đã ôn hòa trấn giữ tòa Lãnh sự Việt Nam của chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ tại trụ sở Liên Hiệp Quốc (ở NewYork) để nêu yêu sách về Tự Do Dân Chủ Hòa Bình cho Việt Nam.


Nguyễn Thái Bình trên một diễn đàn ở Mỹ. (Nguồn: longan.gov.vn)

Các sáng tác, thư ngỏ, bài diễn thuyết của Anh trên đất Mỹ có tác dụng thức tỉnh lương tâm thời đại, làm suy yếu kẻ thù, như: “Thư ngỏ gởi nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới”, “Thư ngỏ gởi Tổng thống Mỹ”. Đặc biệt bài phát biểu của Anh với tư cách là sinh viên xuất sắc trong Lễ trao Bằng tốt nghiệp Đại học Washington (tháng 5/1972) đã làm chấn động dư luận quốc tế. Thay bằng lời cảm ơn, ca ngợi chính sách đào tạo của Mỹ như chúng mong muốn, Anh kêu gọi hòa bình, tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ ở Đông Dương và buộc chúng phải chịu tội “Nợ Máu”: “Hôm nay, để nhận được mảnh bằng tốt nghiệp, nhiều bạn đã phải nợ trường hàng ngàn đô la, còn đối với tôi, tôi lại phải chịu một món nợ máu xương của hàng triệu người Việt Nam. Bởi vì thời gian yên ổn của tôi để học tập nơi đây trị giá bằng cái chết, sự đau khổ của dân tộc tôi, sự tàn phá trên quê hương Việt Nam tôi. Tất cả các bạn cũng chịu món nợ máu này như nhân dân Mỹ phải chịu trách nhiệm về những tội ác chiến tranh mà chính phủ Mỹ đã phạm phải khi chống lại nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Đông Dương…”; “…Tôi tin rằng lương tâm nhân loại vẫn còn ở mỗi con người. Tôi kêu gọi tất cả các bạn hãy lên tiếng vì hòa bình, đứng về phía công lý và giúp đỡ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam nhằm kết thúc cuộc chiến phi nghĩa, phi nhân và tàn bạo này”.

Đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai không mua chuộc được Anh. Run sợ trước trái tim - ngọn lửa yêu nước Nguyễn Thái Bình sẽ thổi bùng ngọn lửa đấu tranh chống đế quốc xâm lược trên khắp miền Nam, kẻ thù đã hèn hạ vu khống Anh là “không tặc” và sát hại ngay trên máy bay khi Anh từ Mỹ về Việt Nam để cùng nhân dân tiếp tục cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Khi vừa nghe tin anh bị CIA Mỹ sát hại, Hội sinh viên Việt Nam ở Mỹ đã họp báo tại San Francisco và công bố cái chết của Nguyễn Thái Bình là “Cái chết của một người yêu nước. Là một vụ ám sát chính trị” và yêu cầu: “Phải đưa kẻ giết Nguyễn Thái Bình ra trước nhân dân Việt Nam và dư luận thế giới”.

Ghi nhận công lao và sự hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc Mỹ, kêu gọi hòa bình cho Việt Nam, ngày 30/4/2010, liệt sỹ Nguyễn Thái Bình được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng.

Anh đã đi xa mãi mãi, song Nguyễn Thái Bình còn sống mãi trong trái tim nhân loại yêu chuộng hòa bình và là niềm tự hào, kiêu hãnh của mỗi người con đất Việt như lời Anh đã nguyện: “Thà làm hạt cát phù sa bồi đắp cho quê hương còn hơn làm viên kim cương để trang điểm cho bàn tay người mệnh phụ kênh kiệu” và:
“Cho đến ngày quê hương mình độc lập
Tôi đi mãi trong tình yêu Tổ Quốc
Đem hoa yêu dâng kính trọn dân tôi”.

Bửu Sơn
Kỷ niệm 67 năm ngày Sinh viên Học sinh 09/01/1950 – 09/01/2017 và 69 năm ngày sinh của Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thái Bình, 14/01/1948 – 14/01/2017 Hoàn thành chương trình du học, trở về quê hương để thực hiện ước mơ xây dựng đất nước và hòa cùng cuộc đấu tranh chống chiến tranh xâm lược của đế quốc là tâm nguyện của nhiều sinh viên Việt Nam yêu nước giai đoạn thập niên 60, đầu 70 của thế kỷ XX. Trong những tấm gương sinh viên tiêu biểu ấy là Anh hùng liệt sĩ - Nguyễn Thái Bình. Chân dung Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thái Bình (Nguồn: longan.gov.vn) Sinh ra và lớn lên trên quê hương giàu truyền thống cách mạng Cần Giuộc, Long An đã hun đúc trong Nguyễn Thái Bình lòng yêu nước cháy bỏng

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
        Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn