Ngày Sức khoẻ Thế giới năm nay, 07/4/2017, nhằm làm cho mọi người nhận thức rõ hơn về trầm cảm. Trên thực tế, trầm cảm có thể được ngăn ngừa và điều trị để những người bị trầm cảm tìm kiếm sự giúp đỡ. Chính gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của những người sống với người bị trầm cảm có thể hỗ trợ họ.
Ngày Sức khỏe Thế giới  (7/4/1950 – 7/4/2017)
Ngày Sức khỏe Thế giới (7/4/1950 – 7/4/2017)
1. Ý nghĩa Ngày Sức khỏe thế giới

Ngày Sức khoẻ Thế giới hay Ngày Y tế Thế giới được tổ chức vào 07 tháng 4 hàng năm, dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Năm 1948, WHO lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Y tế Thế giới. Hội nghị này đã quyết định bắt đầu từ năm 1950, lấy ngày 7 tháng 4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe Thế giới. Ngày Sức khỏe Thế giới ra đời để kỷ niệm thành lập WHO và được xem như một cơ hội nhằm thu hút toàn thế giới hằng năm quan tâm đến sức khỏe toàn cầu, một chủ đề vô cùng quan trọng. Vào ngày này, WHO tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương, liên quan đến một chủ đề nhất định, cung cấp cho chúng ta một cơ hội duy nhất để huy động sự chung sức về một chủ đề sức khoẻ đặc biệt liên quan đến người dân trên toàn thế giới.

Ngày Sức khoẻ Thế giới là một trong tám chiến dịch y tế công cộng toàn cầu chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới, cùng với Ngày Lao Thế giới, Ngày Hiến Máu Thế giới, Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới, Ngày Sốt rét thế giới, Ngày Thế giới không thuốc lá, Ngày Viêm gan Thế giới và Ngày AIDS thế giới.

2. Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2017 với chủ đề “Trầm cảm - hãy cùng trò chuyện”

Ngày Sức khoẻ Thế giới năm nay, 07/4/2017, nhằm làm cho mọi người nhận thức rõ hơn về trầm cảm. Trên thực tế, trầm cảm có thể được ngăn ngừa và điều trị để những người bị trầm cảm tìm kiếm sự giúp đỡ. Chính gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của những người sống với người bị trầm cảm có thể hỗ trợ họ.

Mỗi năm thế giới có hơn 350 triệu người bị trầm cảm, trong đó khoảng 1 triệu người tự tìm đến cái chết. Riêng ở Việt Nam có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Mỗi năm, số người tự sát do trầm cảm ở nước ta khoảng 36.000 - 40.000 người. Theo dự báo của WHO, đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh xếp thứ hai trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu. Nghiên cứu mới nhất tại Viện Sức khỏe tâm thần cho thấy, bệnh nhân trầm cảm đang có xu hướng gia tăng, tập trung nhiều ở lứa tuổi trẻ (16 - 27 tuổi) và người già (60 - 65 tuổi). Có đến 36,5% bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên bị trầm cảm có ý định hoặc hành vi tự sát. Phần lớn bệnh nhân tự tử do cảm thấy vô dụng, tội lỗi, không đáng sống. Và đa số bệnh nhân trầm cảm có khuynh hướng trở thành mạn tính, tái diễn.


Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
Trầm cảm là một căn bệnh đặc trưng bởi nỗi buồn dai dẳng và sự mất quan tâm về các hoạt động mà bạn thường thích, kèm theo là bạn không có khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày trong ít nhất hai tuần. Trầm cảm có thể xảy ra cho bất cứ ai, gây ra sự đau đớn tinh thần, ảnh hưởng đến khả năng của con người để thực hiện ngay cả những công việc hàng ngày đơn giản nhất, đôi khi gây hậu quả hủy hoại các mối quan hệ đối với gia đình, bạn bè và khả năng kiếm sống. Tác hại nặng nhất là trầm cảm có thể dẫn đến tự sát, đây là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em và người thành niên từ 15-29 tuổi.

Khó khăn điều trị trầm cảm là thời gian phải kéo dài, việc dùng liệu pháp hóa dược đôi khi có thể có tác dụng phụ không mong muốn, khiến không ít bệnh nhân và gia đình người bệnh không tuân thủ, bỏ điều trị. Trong thực tế điều trị, hơn 50% số bệnh nhân có nguy cơ cơn tái diễn sau cơn thứ nhất, tỷ lệ này tăng dần lên đến 70% sau cơn tái diễn thứ 2 và sau cơn tái diễn thứ 3 là 90%. Tuy nhiên, rối loạn trầm cảm có thể chữa được và giúp bệnh nhân tái hòa nhập với xã hội, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời với sự hợp tác tốt của người bệnh, gia đình và cộng đồng.

Để phát hiện và điều trị trầm cảm cần có sự phối hợp của tất cả các chuyên khoa. Khi gặp bệnh nhân trầm cảm, với những bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu cần nhận biết được sớm các dấu hiệu để tư vấn và giới thiệu họ đến khám tại các cơ sở điều trị chuyên khoa tâm thần. Còn đối với các bác sĩ chuyên ngành tâm thần, trước một bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm, cần phải đánh giá được mức độ nặng, nhẹ của bệnh để đưa ra hướng điều trị tốt nhất. Bản thân người bệnh cũng nên chủ động trò chuyện với những người thân khi thấy mình có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Sự hiểu biết tốt hơn về trầm cảm và cách phòng ngừa, điều trị sẽ giúp giảm sự kỳ thị về bệnh trầm cảm, đồng thời, làm cho nhiều người bệnh tìm kiếm được sự giúp đỡ của cộng đồng./.

Hải Vân
1. Ý nghĩa Ngày Sức khỏe thế giới Ngày Sức khoẻ Thế giới hay Ngày Y tế Thế giới được tổ chức vào 07 tháng 4 hàng năm, dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Năm 1948, WHO lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Y tế Thế giới. Hội nghị này đã quyết định bắt đầu từ năm 1950, lấy ngày 7 tháng 4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe Thế giới. Ngày Sức khỏe Thế giới ra đời để kỷ niệm thành lập WHO và được xem như một cơ hội nhằm thu hút toàn thế giới hằng năm quan tâm đến sức khỏe toàn cầu, một chủ đề vô cùng quan trọng. Vào ngày này, WHO tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương, liên quan đến một chủ đề nhất định, cung cấp cho chúng ta một cơ hội duy nhất để huy động sự chung sức về một chủ đề sức khoẻ đặc biệt liên quan đến người dân trên toàn thế giới.

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn