Từ năm 1998, Ngày Phòng chống lao thế giới – 24/03 được xem là ngày chính thức của Liên Hiệp Quốc và đã trở thành một sự kiện sức khỏe quan trọng trên toàn cầu. Nhưng Ngày Phòng chống lao thế giới không phải là ngày lễ ăn mừng, bởi lẽ, kẻ giết người mạnh nhất trong lịch sử nhân loại là bệnh lao vẫn còn đang hoành hành cho dù các biện pháp chẩn đoán và điều trị hữu hiệu đã có.
1. Ý nghĩa Ngày Phòng chống Lao Thế giới 24/3

Bệnh lao là một trong những bệnh nhiễm trùng mạn tính xuất hiện sớm nhất ở loài người. Vào đầu thế kỷ 18, bệnh lao đã hoành hành ở Châu Âu, Châu Mỹ và trở thành bệnh dịch nguy hiểm gây chết nhiều người nhất, cứ 07 người thì có 01 bệnh lao. Từ năm 1882 đến nay đã có hơn 200 triệu người chết vì bệnh lao. Ngày nay dưới tác động của đại dịch HIV/AIDS mỗi năm trên thế giới có thêm khoảng 09 triệu người mắc bệnh lao và gần 03 triệu người chết do lao.

Ngày 24 tháng 03 năm 1882, nhà bác học người Đức Robert Kock là người đầu tiên công bố tìm ra nguyên nhân gây bệnh lao, đó là trực khuẩn lao (Mycobacterium Tuberculosis) khi xét nghiệm đờm của người mắc bệnh lao phổi. Phát hiện quan trọng của ông đã mở đường cho việc loại trừ căn bệnh nguy hiểm này.

Để kỷ niệm 100 năm ngày tìm ra trực khuẩn lao của R.Kock, năm 1982. Tổ chức Y tế Thế Giới, Hiệp hội Bài lao và Bệnh phổi quốc tế lần đầu tiên tổ chức, kỷ niệm ngày 24/3, và lấy ngày đó làm Ngày Phòng chống lao thế giới để kêu gọi sự quan tâm của nhân loại đối với căn bệnh nguy hiểm này.

Từ năm 1998, Ngày Phòng chống lao thế giới – 24/03 được xem là ngày chính thức của Liên Hiệp Quốc và đã trở thành một sự kiện sức khỏe quan trọng trên toàn cầu. Nhưng Ngày Phòng chống lao thế giới không phải là ngày lễ ăn mừng, bởi lẽ, kẻ giết người mạnh nhất trong lịch sử nhân loại là bệnh lao vẫn còn đang hoành hành cho dù các biện pháp chẩn đoán và điều trị hữu hiệu đã có.

Ngày Phòng chống lao thế giới 24/03 là dịp để truyền thông nhằm nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về bệnh lao, là dịp để huy động chính phủ các nước, các nhà tài trợ, các tổ chức xã hội và cộng đồng cùng cam kết tăng cường hoạt động phòng chống lao trong phạm vi mỗi quốc gia và trên toàn cầu.

Từ những năm 60 của thế kỷ 20, với sự ra đời của các thuốc chống lao và vắcxin phòng bệnh lao đồng thời với sự phát triển kinh tế xã hội, bệnh lao dường như đã bị thanh toán ở các nước Châu Âu, Bắc Mỹ giàu có, và cũng từ đó công tác phòng chống bệnh lao không được thế giới quan tâm thích đáng để cho bệnh lao lại có cơ hội phát triển nhanh hơn ở các nước nghèo, lạc hậu. Cùng với sự xuất hiện của đại dịch HIV/AIDS, chiến tranh sắc tộc, thiên tai và nghèo đói, sự bùng nổ dân số và di dân tự do làm cho bệnh lao bùng phát trở lại và lan tràn khắp các châu lục. Một lần nữa bệnh lao có nguy cơ đe dọa nhân loại trên toàn cầu. Năm 1993, WHO đã ra tuyên bố “Bệnh lao đang quay lại và trở thành vấn đề khẩn cấp toàn cầu”.

Vì thế, WHO đã xây dựng chiến lược chống lao toàn cầu và kêu gọi sự tham gia tích cực của các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ để bài trừ bệnh lao. Hơn thế nữa, Liên Hiệp Quốc gắn liền các mục tiêu chống lao toàn cầu của WHO với các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

Trước một thực tế bệnh lao còn phổ biến ở nước ta, năm 1995, Bộ Y tế đã đưa chương trình chống lao là một trong những chương trình y tế mục tiêu. Qua nhiều năm hoạt động, CTCLQG đã xây dựng được mạng lưới chống lao trong toàn quốc lồng ghép tốt trong mạng lưới y tế cơ sở. Chương trình chống lao của Việt Nam đã được Bộ Y tế, tổ chức WHO đánh giá cao về kết quả phát hiện người bệnh và tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lao hàng năm.

Hàng năm, kinh phí đầu tư của nhà nước cho chương trình chống lao có tăng lên cùng với sự hỗ trợ của quốc tế, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đặt ra. Hiện nay, nhiều địa phương, cán bộ y tế làm công tác chống lao ở tuyến tỉnh và tuyến huyện thiếu trầm trọng. Nguyên nhân chủ yếu: do chuyên ngành lao vất vả, nguy cơ bị lây nhiễm cao, thu nhập lại thấp; cơ sở hạ tầng và điều kiện làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu chống lây nhiễm cho cán bộ làm công tác chống lao nên khó thu hút được nguồn nhân lực tham gia. Điều này khiến cho trong cộng đồng của chúng ta vẫn còn nhiều người mắc bệnh lao nhưng chưa được phát hiện để điều trị.

Những người mắc bệnh lao đa số là người nghèo, là lao động chính trong gia đình, cho dù thuốc lao đã được cấp miễn phí nhưng họ vẫn còn vô vàn khó khăn để theo đuổi liên tục 8 tháng điều trị cho tới khi khỏi bệnh. Người bệnh lao cần tiền ăn, tiền đi lại khi nằm viện, thậm chí họ vẫn phải kiếm tiền để nuôi sống gia đình, để cho con đi học, người mắc bệnh lao luôn luôn cần sự trợ cấp vật chất của chính quyền, sự chia sẻ và tương trợ của cộng đồng.

Chúng ta đã từng nêu khẩu hiệu “Phòng chống bệnh lao là trách nhiệm của toàn xã hội”, ý tưởng xã hội hóa công tác chống lao là một chủ trương đúng đắn. Để xã hội hóa công tác phòng chống bệnh lao thành công, đòi hỏi mỗi cá nhân trong cộng đồng dù ở vị trí công tác hay địa vị xã hội nào cũng cần phát huy hết trách nhiệm của bản thân để có đóng góp thiết thực cho công tác phòng chống bệnh lao.

2. Hoạt động Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Khánh Hòa thời gian qua

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Khánh Hòa là bệnh viện hạng III, được xây dựng và chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 6 năm 2000 đến nay trên cơ sở sáp nhập Trạm chống lao tỉnh và Khoa lao thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Trải qua hơn 16 năm hoạt động, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Khánh Hòa có những đóng góp lớn trong công tác quản lý, điều trị và phòng chống lao cho Nhân dân tỉnh nhà về bệnh lao và bệnh phổi trong tỉnh, đồng thời thực hiện công tác chỉ đạo tuyến có hiệu quả. Hàng năm, Bệnh viện đã phát hiện và điều trị gần 1.500 bệnh nhân lao các thể. Trong năm 2016, có 1.399 bệnh nhân lao được phát hiện tăng 102% so với năm 2015.

Trong thời gian qua, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh đã làm tốt công tác truyền thông về bệnh lao nên công tác phát hiện, chẩn đoán và quản lý điều trị trong toàn tỉnh trên 8 huyện, thị, thành phố và 37 xã phường nhiều năm liền đạt hiệu quả tốt so với cả nước, giảm được sự kỳ thị về bệnh lao trong cộng đồng.

Bệnh viện Lao và Phổi Khánh Hòa phối hợp với Trung tâm phòng chống HIV/AIDS triển khai Dự án phòng chống lao, Lao/HIV trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện có 04 điểm có phòng xét nghiệm HIV tự nguyện (Bệnh viện Lao, Trung tâm Y tế Huyện Diên Khánh, Trung tâm Y tế Thị xã Ninh Hòa, Trung tâm Y tế thành phố Cam Ranh), bước đầu đã có kết quả, góp phần vào công tác Chống lao Quốc gia. Đến nay 04 điểm phòng chống lao hoạt động khá hiệu quả theo đúng yêu cầu đặt ra.

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Khánh Hòa là một trong những Bệnh viện Chuyên khoa lao và bệnh phổi đi đầu trong việc thực hiện được hầu hết các kỹ thuật chuyên sâu và kỹ thuật cao về chẩn đoán nội khoa lao và bệnh phổi trong khu vực Duyên hải miền Trung và Tây nguyên./.

Hải Vân
1. Ý nghĩa Ngày Phòng chống Lao Thế giới 24/3 Bệnh lao là một trong những bệnh nhiễm trùng mạn tính xuất hiện sớm nhất ở loài người. Vào đầu thế kỷ 18, bệnh lao đã hoành hành ở Châu Âu, Châu Mỹ và trở thành bệnh dịch nguy hiểm gây chết nhiều người nhất, cứ 07 người thì có 01 bệnh lao. Từ năm 1882 đến nay đã có hơn 200 triệu người chết vì bệnh lao. Ngày nay dưới tác động của đại dịch HIV/AIDS mỗi năm trên thế giới có thêm khoảng 09 triệu người mắc bệnh lao và gần 03 triệu người chết do lao. Ngày 24 tháng 03 năm 1882, nhà bác học người Đức Robert Kock là người đầu tiên công bố tìm ra nguyên nhân gây bệnh lao, đó là trực khuẩn lao (Mycobacterium Tuberculosis) khi xét nghiệm đờm của người mắc bệnh lao phổi. P

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
        Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn