Ngày Nước thế giới 2017 có chủ đề là “Nước thải” hướng đến tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức của cả xã hội về giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và tái sử dụng nước.
Ngày Nước thế giới năm 2017
Ngày Nước thế giới năm 2017
Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển năm 1992 tổ chức ở Rio, Brazil, Đại hội đồng Liên Họp Quốc đã chọn ngày 22 tháng 3 là Ngày Nước thế giới được tổ chức hằng năm và mỗi năm một khía cạnh cụ thể của tài nguyên nước sẽ được chọn làm chủ đề nhằm kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới về tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động quản lý bền vững tài nguyên nước, đặc biệt là các nguồn nước ngọt. Từ năm 2011 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các tỉnh tổ chức Lễ Mít-tinh quốc gia và các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới tại tỉnh Ninh Thuận, Hậu Giang, Cần Thơ, Lai Châu, Bắc Giang, Thanh Hóa.


Ảnh sưu tầm
Ngày Nước thế giới 2017 có chủ đề là “Nước thải” hướng đến tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức của cả xã hội về giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và tái sử dụng nước. Để tổ chức sự kiện quan trọng này, Bộ TN&MT dự kiến tổ chức Lễ Mít-tinh quốc gia và các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới từ tại Thành phố Bắc Ninh.

Hiện nay, nước ta có 108 lưu vực sông, với khoảng 3.450 sông, suối có chiều dài từ 10 km trở lên. Tổng lượng nước ngọt bề mặt trung bình khoảng từ 830 tỷ m3 đến 840 tỷ m3, trong đó, có hơn 60% lượng nước được bắt nguồn từ quốc gia khác, chỉ có khoảng từ 310 tỷ m3 đến 320 tỷ m3 phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Cùng với sự đô thị hóa nhanh và phát triển công nghiệp, các vấn đề môi trường như rác thải, nhất là tình trạng ô nhiễm nước ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả, tính cạnh tranh sản phẩm và đặc biệt là sức khỏe của người dân. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế và Bộ TN&MT, trung bình mỗi năm có khoảng 9 nghìn người tử vong vì nguồn nước ô nhiễm; có trên 200 nghìn trường hợp được phát hiện ung thư, mà một trong những nguyên nhân là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Hầu hết các sông chính ở Việt Nam đều đã và đang bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau, trong đó, ô nhiễm chủ yếu các vùng trung và hạ lưu; khu vực tập trung đông dân cư và các KCN hiện tượng ô nhiễm diễn ra nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm tăng cao vào mùa khô, khi lượng nước chảy vào các con sông giảm. Ngoài ô nhiễm nguồn nước mặt, thì nguồn nước dưới đất cũng đang phải đối mặt với những vấn đề, như: Nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nước biển Việt Nam cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm do sự ô nhiễm từ các lưu vực sông, do các hoạt động phát triển kinh tế vùng cửa sông, ven biển…

Hiện cả nước có hơn 770 đô thị, trong đó, có hai đô thị đặc biệt; 15 đô thị loại một; 14 đô thị loại hai; 53 đô thị loại ba; 65 đô thị loại bốn và còn lại là đô thị loại năm. Tuy nhiên, tỷ lệ số dân đô thị hưởng dịch vụ thoát nước mới chiếm khoảng 60% và tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý mới đạt khoảng 12%.

Những năm gần đây, các chủ trương, chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên nước được đổi mới, hoàn thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những hạn chế về nguồn lực thực hiện, nhất là nguồn nhân lực và tài chính, thì nhận thức và ý thức chấp hành của cộng đồng chưa cao, là cản trở lớn nhất trong bảo vệ nguồn nước. Hiện nay, vẫn còn tình trạng nhiều tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm pháp luật về TNN và môi trường, tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm vẫn không ngừng gia tăng về cả mức độ lẫn quy mô.

Thời gian tới, nhằm thúc đẩy ý thức và tăng cường các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả hơn, cần đẩy mạnh việc thực thi các chính sách ưu đãi đối với các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm theo Nghị định đã được Chính phủ ban hành, trong đó đã quy định cụ thể cả việc ưu đãi đối với việc đầu tư chiều sâu để tái sử dụng nước thải, sử dụng nước tuần hoàn. Đồng thời, phải thực hiện cơ chế giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước như Luật Tài nguyên nước đã quy định; xã hội hóa việc quan trắc lưu lượng, chất lượng nước thải và kết nối tự động trực tuyến hoặc nhập số liệu quan trắc định kỳ vào hệ thống giám sát chung do nhà nước đầu tư (bao gồm phần cứng, phần mềm và đường truyền) tạo thành một hệ thống thống nhất giữa Trung ương, địa phương, thậm chí trên từng lưu vực sông. Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý ở cả Trung ương và địa phương với các phần mềm phân tích, xử lý số liệu trực tuyến sẽ theo dõi thường xuyên, phát hiện và cảnh báo, xử lý kịp thời các trường hợp không tuân thủ quy định của pháp luật.
 
Tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho khu vực phía nam thành phố thành phố Nha Trang và thành phố Cam Ranh. Nước thải của các đô thị khác trong tỉnh được thu gom chung vào hệ thống thoát nước mưa của các khu đô thị. Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đều hoạt động trên cơ sở hồ sơ môi trường đã được phê duyệt và hồ sơ cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước do UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Giải pháp hiện nay của các đơn vị là ưu tiên cho hoạt động tái sử dụng nước thải đã qua xử lý dùng để tưới cây, vệ sinh nhà xưởng. Đến nay, tỉnh đã cấp 90 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước dành cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.


Anh Tuấn (Tổng hợp)
Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển năm 1992 tổ chức ở Rio, Brazil, Đại hội đồng Liên Họp Quốc đã chọn ngày 22 tháng 3 là Ngày Nước thế giới được tổ chức hằng năm và mỗi năm một khía cạnh cụ thể của tài nguyên nước sẽ được chọn làm chủ đề nhằm kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới về tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động quản lý bền vững tài nguyên nước, đặc biệt là các nguồn nước ngọt. Từ năm 2011 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các tỉnh tổ chức Lễ Mít-tinh quốc gia và các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới tại tỉnh Ninh Thuận, Hậu Giang, Cần Thơ, Lai Châu, Bắc Giang, Thanh Hóa. Ảnh sưu tầm Ngày Nước thế giới 2017 có chủ đề là “Nước thải” hướng đế

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn