Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm, bảo vệ quyền lợi, bảo đảm điều kiện sống, học tập, phát triển cho những người yếu thế trong đó có người khuyết tật.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm, bảo vệ quyền lợi, bảo đảm điều kiện sống, học tập, phát triển cho những người yếu thế trong đó có người khuyết tật. Trong hoạt động cách mạng dù trăm công nghìn việc, Bác vẫn thường xuyên quan tâm đến người khuyết tật, và xem đây là bổn phận, trách nhiệm tất nhiên của cộng đồng, là truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta, đồng thời là một trong những biểu hiện tính ưu việt của sự nghiệp cách mạng, của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Từ năm 1941, trong Mười chính sách của Việt Minh, tại chính sách thứ tám, Bác Hồ đã nêu: "Người già và kẻ tàn tật: Được Chính phủ chăm nom và cấp dưỡng". (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 3, trang 629).

Và 10 chính sách này cũng được Người chuyển thành thể thơ để dễ phổ biến, tuyên truyền, dễ nhớ:
"Người tàn tật, kẻ lão niên,
Đều do Chính phủ cấp tiền ăn cho".
(Sách Thơ Hồ Chí Minh, Nxb Văn học, Hà Nội, 1970, trang 15.)

Khi trả lời những câu hỏi của cử tri Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Chủ nghĩa xã hội là công bằng hợp lý: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom". (Trả lời ngày 10/5/1958. Báo Nhân dân, số 1521, ngày 12/5/1958.)

Ngày 24/8/1958 khi nói chuyện với cán bộ và đại biểu nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai, Bác Hồ nói: "Người tàn tật, già yếu, cháu bé không phải không lao động được mà không được ăn. Nhà nước, xã hội giúp đỡ họ". (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 11, trang 525).

Kế thừa quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quan tâm, chăm sóc cho người khuyết tật, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể để giảm thiểu sự khó khăn, thiệt thòi, xóa bỏ mặc cảm, giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, được xã hội quan tâm chăm sóc, giúp đỡ; được tạo điều kiện và môi trường để tự vươn lên.

Năm 1998, nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng đối với người khuyết tật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Về người tàn tật. Pháp lệnh tiếp tục khẳng định "Bảo vệ, chăm sóc và tạo điều kiện cho người tàn tật hoà nhập cộng đồng là những hoạt động có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta". Pháp lệnh quy định rõ trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội đối với người tàn tật; quyền và nghĩa vụ của người tàn tật, đồng thời lấy ngày 18 tháng 4 hàng năm làm Ngày bảo vệ, chăm sóc người tàn tật.

Năm 2010, Quốc hội ban hành Luật Người khuyết tật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 và thay thế Pháp lệnh Về người tàn tật năm 1998. Tại Điều 11 của Luật này, quy định Ngày 18 tháng 4 hàng năm là Ngày người khuyết tật Việt Nam (thay cho các gọi trước đây là Ngày bảo vệ, chăm sóc người tàn tật).

Đánh giá việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội giai đoạn 2011-2016, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nêu: "Đã thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách đối với người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, giảm nghèo bền vững, chăm sóc sức khỏe cho người dân đồng thời tạo điều kiện để người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro trong đời sống, kinh tế, xã hội và môi trường".

Trong nhiều năm qua, Tỉnh Khánh Hòa luôn thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về người khuyết tật. Toàn tỉnh hiện có trên 15.000 người khuyết tật, trong đó trên 2.700 người khuyết tật đặc biệt nặng, gần 1.400 người khuyết tật nặng. 100% người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội. Mức chu cấp, bảo trợ của tỉnh cho mỗi trường hợp hàng năm đều cao hơn mặt bằng và quy định chung của cả nước.

Hoạt động dạy nghề cho người khuyết tật có nhiều đổi mới mang lại hiệu quả xã hội tích cực. Năm 2016 tỉnh Khánh Hòa đã triển khai 04 lớp dạy nghề cho 46 học viên là người người khuyết tật; hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình: Xây dựng mới nhà đa năng và các phòng chức năng dành cho trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội thị xã Ninh Hòa; thực hiện Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở: “Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại tỉnh Khánh Hòa" có giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn.

Được biết năm 2017, tỉnh Khánh Hòa có kế hoạch chi 200 triệu đồng dạy nghề cho người khuyết tật (theo Đề án 1956, dạy nghề cho Lao động nông thôn). Đồng thời Đề án trợ giúp người khuyết tật, Chương trình phẫu thuật phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật, trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh được tiếp tục triển khai.

Kế thừa truyền thống lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam, giữ gìn, học tập, làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với người khuyết tật, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Khánh Hòa luôn cùng với cả nước chung tay giúp đỡ, chăm sóc người khuyết tật một cách tốt nhất. Đây cũng là việc làm thiết thực để Ngày người khuyết tật Việt Nam thực sự có ý nghĩa.
Gia Hân
Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm, bảo vệ quyền lợi, bảo đảm điều kiện sống, học tập, phát triển cho những người yếu thế trong đó có người khuyết tật. Trong hoạt động cách mạng dù trăm công nghìn việc, Bác vẫn thường xuyên quan tâm đến người khuyết tật, và xem đây là bổn phận, trách nhiệm tất nhiên của cộng đồng, là truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta, đồng thời là một trong những biểu hiện tính ưu việt của sự nghiệp cách mạng, của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1941, trong Mười chính sách của Việt Minh, tại chính sách thứ tám, Bác Hồ đã nêu: "Người già và kẻ tàn tật: Được Chính phủ chăm nom và cấp dưỡng". (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 3, trang 629). V&agra

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn