Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động vừa mang tính nhân đạo sâu sắc, vừa bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư cho sự phát triển bền vững.

Ngành Y tế nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
Ngành Y tế nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động vừa mang tính nhân đạo sâu sắc, vừa bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư cho sự phát triển bền vững.

Những năm gần đây, thế giới xuất hiện nhiều loại bệnh mới nguy hiểm và lây lan nhanh như Ebola, H7N9, H5N6 , MERS-CoV..., nguy cơ xâm nhập vào Khánh Hòa thông qua con đường thương mại, du lịch là rất lớn. Thêm vào đó, tình hình dịch bệnh trong nước và trên địa bàn tỉnh ngày càng diễn biến phức tạp như: cúm A/H5N6, sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng. Trước tình hình đó ngành y tế Khánh Hòa luôn chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch, dự báo, phát hiện sớm và khống chế kịp thời. Nhờ đó, ngành đã ngăn chặn được các dịch bệnh nguy hiểm xâp nhập vào Khánh Hòa và dập tắt dịch cúm A/H5N6 trước khi lây nhiễm sang người, góp phần bảo vệ sức khỏe và giữ vững lòng tin nhân dân.
Công tác y tế dự phòng được ngành Y tế tỉnh chủ động, tích cực triển khai từ đầu năm và đã đạt được nhiều kết quả khả quan: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đạt dưới 10%; trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin để phòng chống các bệnh nguy hiểm đạt 94,3%; tiêm vắc xin sởi - Rubella cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi, (đạt tỷ lệ 97,99%, vượt 3% so với chỉ tiêu); tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đạt trên 95,9%; hạ tỷ lệ lưu hành bệnh phong xuống còn 0,06/10.000 dân...


Tiêm vắc xin sởi - Rubella cho trẻ
Công tác khám, chữa bệnh đạt được nhiều kết quả quan trọng, các chỉ tiêu tổng hợp như số lần khám bệnh, số người bệnh điều trị nội trú, ngoại trú, số ngày điều trị nội, ngoại trú, số ca phẫu thuật, thủ thuật đều tăng qua các năm. Nổi bật như số lần khám bệnh năm 2015 là 3.536.686 lượt; số bệnh nhân điều trị nội trú là 217.373 lượt, đặc biệt số lần phẫu thuật là 23.045 lần, tăng vượt trội gần 37% so với năm 2010... Ngoài ra, thực hiện theo Đề án 1816 của Bộ Y tế, đến nay ngành Y tế tỉnh đã làm chủ được nhiều kỹ thuật chuyên sâu trong điều trị về bệnh lý tim mạch góp phần giảm thiểu chi phí điều trị cho nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Hơn nữa, hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh không ngừng được đầu tư, nâng cấp về cơ sở điều trị, trang thiết bị kỹ thuật y tế. Tính đến nay, tuyến tỉnh có bệnh viện đa khoa Khánh Hòa được công nhận là bệnh viện hạng I và là bệnh viện của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, 02 bệnh viện đa khoa hạng II, 04 bệnh viện chuyên khoa, 15 Trung tâm y tế; tuyến huyện có 06 bệnh viện; 14 phòng khám đa khoa khu vực; 100% số xã, phường, thị trấn có trạm y tế, hầu hết các cơ sở đều có trụ sở khang trang, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh thông thường cho nhân dân. Mạng lưới y tế cơ sở là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe với chi phí thấp. Đặc biệt, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm và ưu tiên đầu tư, góp phần thực hiện công bằng xã hội, tạo niềm tin cho nhân dân.
Bên cạnh đó, Ngành chú trọng phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ, nắm bắt được các kỹ thuật cao trong khám, chữa bệnh; kết hợp đông tây y trong điều trị; nâng cao công tác quản lý chất lượng thuốc và bình ổn giá thuốc; đổi mới phương thức hoạt động của Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cơ sở; tăng cường phối hợp liên ngành, lồng ghép các chương trình, mục tiêu, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe; huy động cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh, phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể, tạo ra phong trào toàn dân vì sức khỏe...
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, Ngành Y tế vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: thiếu bác sỹ ở tuyến cơ sở, ở vùng sâu, vùng xa; thiếu đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn kỹ thuật cao; trang thiết bị y tế một số phòng khám đa khoa khu vực còn hạn chế; tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến trên; mức độ thụ hưởng về chăm sóc y tế giữa các vùng, miền còn chênh lệch... Do đó, để nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, thời gian tới Ngành Y tế cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục phát huy tính chủ động trong công tác dự báo, phát hiện sớm các loại dịch bệnh để triển khai công tác phòng, chống, khống chế dịch kịp thời, không để dịch lớn xảy ra; giám sát chặt chẽ, ngăn chặn, xử lý kịp thời dịch truyền nhiễm tại các cửa khẩu hàng không, cảng; tăng cường công tác truyền thông thay đổi hành vi của người dân, từ thụ động sang chủ động trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cho cộng đồng.
Thứ hai, không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến; giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên; phát triển các dịch vụ khám chữa bệnh, phổ cập hướng tới bao phủ sức khỏe toàn dân, kết hợp với phát triển các dịch vụ y tế chuyên sâu, dịch vụ y tế kỹ thuật cao. Củng cố, hoàn thiện và nâng cao năng lực mạng lưới y tế cơ sở để người dân được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu có chất lượng ngay tại cộng đồng.
Thứ ba, rà soát và đề xuất những chính sách, giải pháp phù hợp vừa thu hút nhân lực vừa đảm bảo đãi ngộ xứng đáng cho cán bộ y tế ở cơ sở. Tăng cường bố trí cán bộ gửi đi đào tạo ngắn hạn và dài hạn, nhằm bảo đảm nguồn nhân lực có chất lượng cho các cơ sở y tế trong thời gian tới. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là sử dụng thành thạo các phương tiện khoa học kỹ thuật y dược hiện đại trong công tác khám chữa bệnh. Tiếp tục triển khai mở rộng việc luân phiên cán bộ từ tuyến trên về tuyến dưới nhằm bổ sung cán bộ có năng lực, chuyển giao kỹ thuật để nâng cao chất lượng điều trị cho tuyến dưới, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế, huy động tối đa các nguồn hỗ trợ từ Trung ương, từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ưu tiên đầu tư cho những lĩnh vực trọng điểm, những chương trình có tác động rộng rãi đến sức khỏe và đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng, theo hướng đầu tư cho những vùng sâu, vùng xa, y tế dự phòng, những chuyên ngành: Lao, Tâm thần, Y học cổ truyền, Điều dưỡng - Phục hồi chức năng. Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa một cách hợp lý, có cơ chế thích hợp cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước mở rộng các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực y tế, phấn đấu cho mục tiêu chung vì sức khỏe nhân dân…

Anh Tuấn
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động vừa mang tính nhân đạo sâu sắc, vừa bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư cho sự phát triển bền vững. Những năm gần đây, thế giới xuất hiện nhiều loại bệnh mới nguy hiểm và lây lan nhanh như Ebola, H7N9, H5N6 , MERS-CoV..., nguy cơ xâm nhập vào Khánh Hòa thông qua con đường thương mại, du lịch là rất lớn. Thêm vào đó, tình hình dịch bệnh trong nước và trên địa bàn tỉnh ngày càng diễn biến phức tạp như: cúm A/H5N6, sốt

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn