Dữ liệu là nguyên liệu và đầu vào quan trọng của chuyển đổi số, phục vụ công việc của bệnh viện, thầy thuốc. Nhìn từ góc độ này, ngành y tế đang sở hữu nguồn tài nguyên lớn, đó là dữ liệu liên quan công tác khám chữa bệnh của người dân Việt Nam. Đây là đầu vào để thông minh hoá, tối ưu hoá các dịch vụ.

Ngành y tế đang sở hữu tài nguyên lớn liên quan công tác khám, chữa bệnh
Ngành y tế đang sở hữu tài nguyên lớn liên quan công tác khám, chữa bệnh

 

Ngành Y tế đang sở hữu ‘dữ liệu lớn” liên quan công tác khám chữa bệnh - Ảnh 1.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, dữ liệu liên quan đến công tác khám chữa bệnh của người dân là nguyên liệu và đầu vào quan trọng của chuyển đổi số, phục vụ công việc của bệnh viện, thầy thuốc - Ảnh: VGP/LH

Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng tại Hội thảo về ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) tổ chức ngày 17/11.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, y tế là lĩnh vực tiên phong triển khai ứng dụng các nền tảng số dùng chung quốc gia, với mong muốn đưa công nghệ tới gần y bác sĩ và người dân.

Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp thầy thuốc thực hiện công việc tốt hơn, giúp người dân sử dụng dịch vụ tiện lợi hơn. Đơn giản nhất là việc quét mã QR, thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên phổ biến ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Lãnh đạo Bộ TT&TT mong muốn Bộ Y tế tiếp tục quan tâm, thúc đẩy thêm nhiều mô hình chuyển đổi số có hiệu quả vượt trội, tạo niềm tin và cảm hứng mạnh mẽ cho các cơ sở y tế.

Theo GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, 2 năm qua, hệ thống KCB đã triển khai thành công đề án "Khám, chữa bệnh từ xa" và khai trương 1.000 điểm cầu trên cả nước. Đến nay, đề án đang tiếp tục được triển khai với hàng vạn lượt người bệnh được tư vấn KCB từ xa và lan tỏa ra khắp mọi miền Tổ quốc.

Ngành Y tế đang sở hữu ‘dữ liệu lớn” liên quan công tác khám chữa bệnh - Ảnh 2.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn chia sẻ, nơi nào lãnh đạo quan tâm, nơi đó công nghệ thông tin sẽ phát triển - Ảnh: VGP/LH

Nơi nào lãnh đạo quan tâm, nơi đó công nghệ thông tin sẽ phát triển

Tuy nhiên, với khối lượng dữ liệu y tế cần quản lý thì ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở KCB vẫn còn hạn chế, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin còn chưa tương xứng; hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu còn rời rạc, chưa liên thông với nhau; an toàn thông tin và nhiều yêu cầu về công nghệ thông tin còn chậm triển khai…

Chính những hạn chế này dẫn đến việc phát triển công nghệ thông tin giữa các bệnh viện công lập, tư nhân và giữa các tuyến hiện nay đang rất khác nhau.

"Nơi nào lãnh đạo quan tâm, nơi đó công nghệ thông tin sẽ phát triển hơn, chất lượng KCB được nâng cao, giảm thời gian chờ đợi, giảm sai sót, nhầm lẫn, tăng cường tính công khai, minh bạch… và chắc chắn người bệnh sẽ hài lòng hơn", Thứ trưởng cho biết.

Hiện, cả nước có hơn 1.400 bệnh viện công lập và hơn 300 cơ sở ngoài công lập. Một khảo sát mới đây do Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) thực hiện tại 732 cơ sở KCB trên toàn quốc cho thấy, 71% cơ sở đã thực hiện thanh toán viện phí điện tử, số còn lại thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, chưa đến 50% bệnh viện thực hiện đặt lịch khám trực tuyến.

Con số này với bệnh viện tuyến Trung ương là 70%. Bệnh nhân đặt lịch qua điện thoại là phổ biến nhất (gần 39%), qua website của viện hơn 28%, qua tổng đài 21,52% và qua app hơn 11%.

Về bệnh án điện tử, qua khảo sát, còn hơn 32% cơ sở chưa triển khai. Trong số các cơ sở đã thực hiện, mới có 3% cơ sở có phần mềm quản lý được ghi chép của hồ sơ bệnh án đã được thẩm định và bỏ bệnh án giấy.

Ngành y tế đặt mục tiêu năm 2030, tất cả các cơ sở KCB phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, chuyển đổi số trong y tế không phải là vấn đề xa xôi, mà gắn liền với lợi ích thiết thực của bệnh viện, thầy thuốc và người dân.

Từ đầu năm 2020, ngay khi dịch COVID-19 xuất hiện bệnh nhân đầu tiên, Bộ Y tế đã thành lập Trung tâm Quản lý điều hành hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân COVID-19 để đẩy mạnh hội chẩn, tư vấn KCB từ xa. Trung tâm có khả năng kết nối đến 23 điểm cầu trọng điểm chống dịch và trên 1.400 bệnh viện trên cả nước. Hàng trăm buổi hội chẩn quốc gia và họp chuyên môn trực tuyến để nâng cao công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 đã được thực hiện, giúp nâng cao năng lực xử lý dịch bệnh của hệ thống KCB, kịp thời đối phó với các cấp độ kịch bản bệnh dịch...

Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai đơn thuốc điện tử còn giúp các bệnh viện kiểm soát việc kê đơn; dự trù, lập kế hoạch số lượng thuốc cho từng năm/giai đoạn; quản lý sử dụng kháng sinh, hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh…

Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tập trung xây dựng hướng dẫn chuyển đổi số KCB, quy trình triển khai bệnh án điện tử, bảo mật, an ninh an toàn dữ liệu; sửa đổi tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện theo hướng chuyển đổi số; xây dựng cơ chế tài chính hỗ trợ chuyển đổi số KCB, hướng dẫn lập dự án đầu tư công nghệ thông tin…

Hiền Minh

  Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, dữ liệu liên quan đến công tác khám chữa bệnh của người dân là nguyên liệu và đầu vào quan trọng của chuyển đổi số, phục vụ công việc của bệnh viện, thầy thuốc - Ảnh: VGP/LH Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng tại Hội thảo về ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) tổ chức ngày 17/11. Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, y tế là lĩnh vực tiên phong triển khai ứng dụng các nền tảng số dùng chung quốc gia, với mong muốn đưa công nghệ tới gần y bác sĩ và người dân. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp thầy thuốc thực hiện công việc tốt hơn, giúp người dân sử dụng dịch vụ tiện lợi hơn. Đơn giản nhất là việc quét mã QR, thanh toán kh&ocirc

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
        Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn