Hằng năm, vào dịp 20/11, cả nước sôi nổi với những hoạt động kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, được tiếp nối qua các thế hệ, nuôi dưỡng tinh thần hiếu học, coi trọng giáo dục của nhân dân ta.

NGÀNH GIÁO DỤC KHÁNH HÒA TIẾP TỤC PHÁT HUY NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÁC MỤC TIÊU GIÁO DỤC
NGÀNH GIÁO DỤC KHÁNH HÒA TIẾP TỤC PHÁT HUY NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÁC MỤC TIÊU GIÁO DỤC

 

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của giáo dục của đất nước. Người coi giáo dục là một kế sách lâu dài, là đòn bẩy cho sự văn minh, giàu mạnh của dân tộc. “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho... đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Với tư tưởng đó, cả đời Người không bao giờ ngừng học tập rèn luyện. Và bản thân Người cũng là một người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới trên con đường giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Người khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”.

Trong suốt các thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục; triển khai đổi mới giáo dục. Gần đây nhất vào năm 2013, được đánh giá có tính toàn diện, triệt để bằng Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, trên tinh thần “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đến nay, ngành giáo dục đã đạt được những kết quả tích cực. Công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo từng bước nâng cao; hoàn thành và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; tăng cường giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, trọng tâm là Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng; tự chủ đại học được đẩy mạnh. Chất lượng giáo dục Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. 7 cơ sở giáo dục đại học được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài; đạt được nhiều giải thưởng cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, thể hiện trí tuệ và sức sáng tạo của người Việt Nam. Những thành tựu của ngành giáo dục và đào tạo đã đóng góp to lớn trong việc bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ, giúp phát triển con người, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đóng góp chung vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa tặng hoa chúc mừng ngành Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 

Đối với giáo dục Khánh Hòa, hệ thống mạng lưới các cơ sở giáo dục các cấp học, ngành học được phân bổ rộng trên phạm vi toàn tỉnh, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, đến cuối năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 205 trường mầm non, 174 trường tiểu học, 121 trường THCS, 34 trường THPT và 05 trung tâm giáo dục thường xuyên; quy mô phát triển của các cấp học, ngành học tiếp tục ổn định, tính đến cuối năm học 2021 - 2022, toàn tỉnh có 284.665 học sinh và khoảng 21.963 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong toàn ngành. Toàn tỉnh hiện có 278/484 trường công lập đạt kiểm định chất lượng giáo dục, chiếm tỷ lệ 57,44% (chỉ tiêu đề ra theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, đến năm 2025 đạt 65,57%); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT của Khánh Hòa đạt 97,31% (tăng 0,4% so với năm 2021). Đặc biệt, năm 2013, tỉnh Khánh Hòa là 1 trong 10 tỉnh hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trước 02 năm (so với chỉ tiêu Chỉ thị 10-CT/TW đề ra). Đối với giáo dục nghề nghiệp, toàn tỉnh có 22 cơ sở GDNN và 16 cơ sở hoạt động GDNN (các doanh nghiệp có đăng ký hoạt động GDNN trình độ sơ cấp). Năm 2021, toàn hệ thống đã thực hiện tuyển mới giáo dục nghề nghiệp 29.496 người (trong đó tuyển sinh 2.154 sinh viên cao đẳng, 3.839 học sinh trung cấp và tổ chức đào tạo sơ cấp, đào tạo thường xuyên cho 23.503 người) đạt 100,2% so với kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh năm 2021 đạt 81% (trong đó, tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ đạt là 26,7%) đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Lãnh đạo tỉnh tặng bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW

Trong hơn 02 năm học vừa qua, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành giáo dục và đào tạo. Với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, ngành giáo dục Khánh Hòa đã linh động triển khai nhiều hình thức dạy và học, các thầy cô giáo chính là lực lượng nòng cốt đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo, chuyển đổi sang phương thức dạy, học trực tuyến, dạy học trên truyền hình... Toàn ngành giáo dục đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước tiến hành chuyển đổi số ngành giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 16-NQ/TU, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII về chuyển đổi số tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (trong đó có xác định lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số thứ tư là lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề nghiệp)… đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018; hoàn thành nhiệm vụ năm học theo kế hoạch, đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Một tiết học vừa dạy trực tuyến, vừa dạy trực tiếp của thầy cô và các em học sinh huyện Diên Khánh

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay ngành giáo dục và đào tạo còn tồn tại những mặt hạn chế như: công tác quản lý nhà nước về giáo dục có nơi còn buông lỏng, đầu tư tài chính từ ngân sách nhà nước cho công tác giáo dục và đào tạo còn hạn chế; đầu tư cho đào tạo nghề chưa được chú trọng; công tác phân luồng định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông chưa hiệu quả; một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới giáo dục…

Đối với năm học 2022-2023, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa xác định chủ đề năm học 2022 - 2023 là “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại, thực hiện thắng lợi các mục tiêu giáo dục được nêu ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan liên quan và đặc biệt là ngành giáo dục và đào tạo cần chú trọng thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW theo Kết luận số 51-KL/TW của Ban Bí thư về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, trong công tác quản lý, trong dạy, học và kiểm tra, đánh giá;

Thứ hai, đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân trong hệ thống giáo dục quốc dân; tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục và đào tạo; tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục văn hóa ứng xử;

Thứ ba, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở; xây dựng xã hội học tập.

Thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm các điều kiện cơ bản để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Thứ năm, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh triển khai thực hiện tốt 12 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 theo Chỉ thị số 17/CT-UBND, ngày 25/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, cả nước tri ân, tôn vinh những nỗ lực, đóng góp của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, qua đó tiếp thêm sức mạnh đoàn kết, đồng lòng toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, thực hiện thắng lợi các mục tiêu giáo dục được giao.

DK

 

  Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của giáo dục của đất nước. Người coi giáo dục là một kế sách lâu dài, là đòn bẩy cho sự văn minh, giàu mạnh của dân tộc. “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho... đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Với tư tưởng đó, cả đời Người không bao giờ ngừng học tập rèn luyện. Và bản thân Người cũng là một người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới trên con đường giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Người khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì không

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn