Sau khi xác nhận ca mắc Covid-19 (người bệnh thứ 1.347) lây nhiễm từ người cách ly, đến chiều 1-12, Bộ Y tế thông báo đã có hai ca nhiễm tại cộng đồng, lây nhiễm từ người bệnh 1.347. Hiện các biện pháp khoanh vùng và kiểm soát lây nhiễm dịch đang được ngành y tế và các đơn vị chức năng của TP Hồ Chí Minh tập trung triển khai.

Sau khi xác nhận ca mắc Covid-19 (người bệnh thứ 1.347) lây nhiễm từ người cách ly, đến chiều 1-12, Bộ Y tế thông báo đã có hai ca nhiễm tại cộng đồng, lây nhiễm từ người bệnh 1.347. Hiện các biện pháp khoanh vùng và kiểm soát lây nhiễm dịch đang được ngành y tế và các đơn vị chức năng của TP Hồ Chí Minh tập trung triển khai.

Cùng với việc xử lý vệ sinh khử khuẩn nơi ở, nơi cách ly, nơi người bệnh đến, các lực lượng chức năng đã cách ly, lấy mẫu xét nghiệm hơn 500 người tiếp xúc gần (F1), người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2). Hoạt động điều tra, truy vết tiếp tục được triển khai để phát hiện tất cả những người có mối liên hệ với các ca bệnh...

Như vậy sau 89 ngày, nước ta lại ghi nhận ca nhiễm mới tại cộng đồng. Việc cần làm ngay lúc này là tập trung mọi lực lượng triển khai khoanh vùng, xử lý, không để dịch lây lan rộng. Ðể hạn chế thấp nhất sự lây lan của dịch, Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của các ca bệnh; thông báo khẩn với người dân đã đến những địa điểm mà người bệnh có mặt (nơi dạy học, quán cà-phê, quán ka-ra-ô-kê) cần liên hệ ngay cơ quan y tế gần nhất. Tiến hành phong tỏa tạm thời các địa điểm mà người bệnh đã đến và thực hiện biện pháp tiêu độc khử trùng... Mặt khác, yêu cầu tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nâng cao mức cảnh giác, tăng cường các biện pháp sàng lọc những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống lây nhiễm Covid-19 trong cơ sở y tế theo quy định...

Hồi tháng 7, sau 99 ngày an toàn thì ghi nhận ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng ở Ðà Nẵng và lần này, sau 89 ngày an toàn đã ghi nhận ca Covid-19 trong cộng đồng ở TP Hồ Chí Minh. Thực tế đó cho thấy chúng ta phải luôn chủ động, không chủ quan đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Các biện pháp phòng, chống dịch cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và triển khai sớm. Ðặc biệt, phải kiên định nguyên tắc chống dịch đã đề ra, đó là ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và duy trì phương châm bốn tại chỗ (lực lượng, chỉ huy, phương tiện, hậu cần). Bên cạnh đó là sự ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, mà đơn giản nhất là thực hiện hiệu quả khuyến cáo 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế) của Bộ Y tế đưa ra.

Cả nước đang thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, nhưng công tác phòng, chống Covid-19 phải luôn được coi là ưu tiên hàng đầu. Bởi nếu dịch bệnh lây lan sẽ khiến mọi nỗ lực trong phát triển kinh tế quay về số 0. Với tình hình dịch bệnh tại các nước trên thế giới và trong nước, nếu không thực hiện đồng bộ và quyết liệt các biện pháp phù hợp thì ca bệnh tại cộng đồng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhất là khi mùa đông xuân đang tới.

Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Do vậy, các đơn vị chức năng cần thực hiện nghiêm kiểm dịch y tế, bắt buộc phải khai báo y tế; giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; tổ chức phân loại các trường hợp phải cách ly phù hợp ngay tại cửa khẩu; theo dõi, cập nhật tình hình sức khỏe của người nhập cảnh hằng ngày trong thời gian cách ly, giám sát y tế. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại cộng đồng; thực hiện khoanh vùng, cách ly kịp thời, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng.

Các bộ, ngành liên quan như: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Ngoại giao và UBND các tỉnh, thành phố cần tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan quán triệt tinh thần chống dịch với mức độ cảnh giác cao nhất, không được chủ quan, lơ là; gắn với trách nhiệm người đứng đầu các địa phương, đơn vị trong việc triển khai các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19. Tổ chức giám sát chặt chẽ tại các khu vực biên giới đường bộ, đường biển, tại các khu vực cửa khẩu và rà soát các trường hợp đi về từ nước ngoài để phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời các trường hợp nhập cảnh trái phép, đề nghị xử lý nghiêm và yêu cầu thực hiện cách ly theo quy định. Giám sát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện cách ly tại các khu vực được chỉ định làm khu cách ly tập trung, cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện cách ly tại các khu cách ly tập trung, cách ly tại nhà, nơi lưu trú; đánh giá và xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân để xảy ra các sai phạm làm dịch Covid-19 xâm nhập và lây nhiễm trong cộng đồng.

 
Trung Hiếu
Theo Báo Nhân dân điện tử
https://nhandan.com.vn/cung-suy-ngam/ngan-chan-dich-covid-19-lan-rong-626581/
Sau khi xác nhận ca mắc Covid-19 (người bệnh thứ 1.347) lây nhiễm từ người cách ly, đến chiều 1-12, Bộ Y tế thông báo đã có hai ca nhiễm tại cộng đồng, lây nhiễm từ người bệnh 1.347. Hiện các biện pháp khoanh vùng và kiểm soát lây nhiễm dịch đang được ngành y tế và các đơn vị chức năng của TP Hồ Chí Minh tập trung triển khai. Cùng với việc xử lý vệ sinh khử khuẩn nơi ở, nơi cách ly, nơi người bệnh đến, các lực lượng chức năng đã cách ly, lấy mẫu xét nghiệm hơn 500 người tiếp xúc gần (F1), người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2). Hoạt động điều tra, truy vết tiếp tục được triển khai để phát hiện tất cả những người có mối liên hệ với các ca bệnh... Như vậy sau 89 ngày, nước ta lại ghi nhận ca nhiễm mới tại cộng đồng. Việc cần làm ngay lúc n&agrav

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn