Xác định xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ quan trọng để góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành Chỉ thị 04-CT/TU về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”...
Khánh Hòa xây dựng xã hội học tập
Khánh Hòa xây dựng xã hội học tập
Xác định xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ quan trọng để góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì vậy ngay khi có Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về việc tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành Chỉ thị 04-CT/TU về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” để lãnh đạo, chỉ đạo, đồng thời xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện.

Từ đó, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Khánh Hòa đã nêu cao trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với những cơ chế, giải pháp phù hợp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các hội, đoàn thể và đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia công tác khuyến học, khuyến tài và hướng tới xây dựng xã hội học tập. Với phương châm "mỗi đảng viên là một hội viên khuyến học, khuyến tài tích cực và nơi nào có tổ chức đảng, có cộng đồng dân cư là ở đó có tổ chức khuyến học, khuyến tài", hệ thống tổ chức hội, chi hội, ban khuyến học từng bước được hình thành và phát triển rộng khắp ở các địa phương, ngành trong toàn tỉnh. Đến nay, ngoài Hội khuyến học cấp tỉnh, 9/9 huyện, thị xã, thành phố và 140/140 xã, phường, thị trấn, kể cả các xã, thị trấn thuộc huyện đảo Trường Sa đều có hội khuyến học và xây dựng trung tâm học tập cộng đồng; 632 tổ chức hội, chi hội khuyến học trong các trường học; 639 ban khuyến học trong các dòng họ, cơ quan, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang; cùng hàng nghìn ban, chi hội khuyến học với trên 198.900 hội viên, chiếm gần 17% dân số toàn tỉnh (tính đến cuối năm 2016).
Hội thảo giải pháp đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh
Hoạt động khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm, chỉ đạo và đạt được những kết quả thiết thực. Nhiều phong trào mang lại ý nghĩa thiết thực, kịp thời động viên, khích lệ học sinh giỏi tiếp tục phấn đấu, trưởng thành; nhiều học sinh con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn tiếp tục có cơ hội bước tiếp trên con đường học vấn, học nghề, lập thân, lập nghiệp. Tiêu biểu là phong trào nuôi “Heo vàng khuyến học” để tạo quỹ khen thưởng cho học sinh giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học của Chi hội khuyến học tổ dân phố Phương An (phường Phương Sài, Nha Trang); Ban Khuyến học của Giáo họ Giuse (xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm) tham gia việc quản lý giờ tự học tại nhà và trao thưởng học sinh giỏi, trợ giúp học sinh nghèo hàng năm; Ban Khuyến học Chùa Lộc Thọ (xã Vĩnh Ngọc, Nha Trang) từ nguồn vận động tài trợ đã nuôi dạy gần 900 học sinh nghèo, mồ côi, trong đó có 30 cháu được nuôi dưỡng tại Chùa...

Quy mô, hình thức và chất lượng hoạt động khuyến học, khuyến tài từng bước mở rộng, nâng cao, hướng trọng tâm vào phục vụ nhu cầu học tập của người dân, chú trọng và thực hiện tốt phương châm đưa lớp học đến với người học. Mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề được nâng cao về chất lượng, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, đã góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội, góp phần đáng kể vào công tác nâng cao dân trí. Đến nay, 100% huyện, thị xã, thành phố và 100% xã, phường, thị trấn duy trì mức đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ. Tỉ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 35 đạt 99,9%, từ 15 - 60 tuổi đạt 99,5%, tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 35 đạt 99,4%; từ 15 - 60 đạt 95,8%. Bình quân hằng năm xóa mù chữ cho 250 người, 150 học viên tiếp tục học chương trình sau xóa mù chữ, bổ túc trung học cơ sở cho 1.000 học viên và 4.000 học viên bổ túc trung học phổ thông.

Bên cạnh đó, với sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục… công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho người khuyết tật, công nhân lao động ngày càng phát triển. Tỉ lệ lao động được đào tạo nghề qua các năm đều tăng theo hướng năm sau tăng cao hơn năm trước, năm 2016 số lao động qua đào tạo đạt 50,1% và mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đạt 60%.

Hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng được duy trì thường xuyên, đều đặn với chương trình hoạt động phong phú, đa dạng, nội dung thiết thực, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Nhiều trung tâm học tập cộng đồng không những là nơi tổ chức các lớp xóa mù chữ, dạy chương trình phổ cập… mà còn là địa chỉ sinh hoạt cộng đồng của khu dân cư, nơi diễn ra các hoạt động, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, phong trào đọc sách, phổ biến thông tin thời sự, pháp luật, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về nông, lâm, ngư nghiệp và dạy nghề... cho nhân dân. Tính riêng từ năm 2012 đến 2016, các trung tâm học tập cộng đồng đã tổ chức 8.318 lớp với hơn 678.114 lượt người tham dự.

Là tổ chức xã hội, mang tính tự nguyện, tự quản, do đó một trong những khó khăn trong tổ chức hoạt động của các hội, chi hội khuyến học là nguồn kinh phí hoạt động. Song, với sự lãnh đạo kịp thời, sâu sát của các cấp ủy đảng, sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền, sự chung tay, góp sức của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, các nhà hảo tâm, cùng sự tích cực, tâm huyết, sáng tạo trong tổ chức hoạt động của những người làm công tác khuyến học, khuyến tài, nguồn quỹ khuyến học ngày càng tăng và được quản lý, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích. Nếu giai đoạn 2007 - 2009, mỗi năm vận động được hơn 3,5 tỷ đồng thì đến năm 2010 nguồn quỹ khuyến học, khuyến tài đã gần 06 tỷ đồng và đến năm 2016 đã vận động được hơn 18 tỷ đồng. Nhờ đó, danh sách học sinh, sinh viên được hỗ trợ, khen thưởng từ nguồn quỹ khuyến học của tỉnh ngày càng dài thêm và nhiều ước mơ được chấp cánh. 10 năm qua, hơn 84.280 lượt học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, thầy cô giáo dạy giỏi tiêu biểu được hỗ trợ, khen thưởng, cấp học bổng với số tiền hơn 12 tỷ đồng; hàng trăm bộ bàn ghế, máy tính được trang bị cho các trường học.

Qua 10 năm (2006 - 2016) thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, đã hình thành nhiều phong trào học tập sôi nổi trong từng gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư, khu phố và trong toàn xã hội. Để công tác khuyến học, khuyến tài thật sự hiệu quả, thì vai trò lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của cấp ủy đảng là điều kiện tiên quyết, cùng sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền các cấp. Hoạt động khuyến học phải gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị và trách nhiệm xã hội của từng địa phương, đơn vị, tổ chức, từng gia đình, dòng họ, thôn - xóm…; tiếp tục kiện toàn, phát huy vai trò nòng cốt trong tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác khuyến học, khuyến tài, đồng thời tăng cường tính chủ động của các cấp hội trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, Mặt trận và các đoàn thể trong khâu tổ chức hoạt động; đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa, mục đích, trách nhiệm xã hội đối với sự nghiệp trồng người; tiếp tục giáo dục truyền thống hàng nghìn năm văn hiến, truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, để toàn xã hội, nhất là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên nhận thức được chỉ có học mới nâng cao nhận thức, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, mà trước hết "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình"./.
Hải Vân
Xác định xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ quan trọng để góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì vậy ngay khi có Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về việc tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành Chỉ thị 04-CT/TU về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” để lãnh đạo, chỉ đạo, đồng thời xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Từ đó, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Khánh H&ograve

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn