Vừa qua, Bộ Y tế vừa phê duyệt đề cương nghiên cứu “Đánh giá khả năng thiết lập ổn định quần thể muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia trên thực địa hẹp tại TP. Nha Trang” thuộc Dự án Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết (SXH) tại Việt Nam. Dự án do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương là cơ quan chủ trì phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa thực hiện.
Khánh Hòa: TRIỂN KHAI DỰ ÁN HƯỚNG TỚI LOẠI TRỪ SỐT XUẤT HUYẾT TẠI VIỆT NAM
Khánh Hòa: TRIỂN KHAI DỰ ÁN HƯỚNG TỚI LOẠI TRỪ SỐT XUẤT HUYẾT TẠI VIỆT NAM
Vừa qua, Bộ Y tế vừa phê duyệt đề cương nghiên cứu “Đánh giá khả năng thiết lập ổn định quần thể muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia trên thực địa hẹp tại TP. Nha Trang” thuộc Dự án Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết (SXH) tại Việt Nam. Dự án do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương là cơ quan chủ trì phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa thực hiện.

Từ năm 2013, Dự án Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam đã thực hiện nghiên cứu thử nghiệm thả muỗi Wolbachia tại đảo Trí Nguyên, thành phố Nha Trang. Đến nay, muỗi vằn mang Wolbachia có khả năng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn được duy trì trên đảo Trí Nguyên. Để triển khai Dự án, Ban Điều phối dự án sẽ thành lập Ban tư vấn cộng đồng cấp thành phố và thông qua Quy chế hoạt động của Ban tư vấn cộng đồng.


Đồng chí Nguyễn Sỹ Khánh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang
phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị về thành lập Ban tư vấn cộng đồng cấp thành phố


Theo kế hoạch được phê duyệt, dự án sẽ triển khai các hoạt động chuẩn bị và sẽ thả muỗi vằn mang Wolbachia tại 4 phường: Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Vĩnh Trường và Phước Long của thành phố Nha Trang - nơi có khoảng 55.900 người thuộc 12.600 hộ sinh sống. Dự án đã lập bản đồ chia 773 ô thả muỗi trên địa bàn các phường nói trên. Mỗi ô thả muỗi có kích thước 50m x 50m (diện tích 2.500m2). Từ tháng 3 đến tháng 7-2017, mỗi tuần dự án sẽ thả khoảng 100 con muỗi vằn mang Wolbachia trong mỗi ô. Sau khi được thả, muỗi mang vi khuẩn Wolbachia sẽ dần lan truyền và phát triển nhờ quá trình cặp đôi và sinh sản tự nhiên. Từ đó, muỗi mang vi khuẩn Wolbachia sẽ dần chiếm ưu thế hơn trong quần thể muỗi vằn tự nhiên, qua đó giúp hạn chế lan truyền bệnh sốt xuất huyết và Zika mà không làm tăng số lượng muỗi trong cộng đồng./.

Hải Vân
Vừa qua, Bộ Y tế vừa phê duyệt đề cương nghiên cứu “Đánh giá khả năng thiết lập ổn định quần thể muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia trên thực địa hẹp tại TP. Nha Trang” thuộc Dự án Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết (SXH) tại Việt Nam. Dự án do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương là cơ quan chủ trì phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa thực hiện. Từ năm 2013, Dự án Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam đã thực hiện nghiên cứu thử nghiệm thả muỗi Wolbachia tại đảo Trí Nguyên, thành phố Nha Trang. Đến nay, muỗi vằn mang Wolbachia có khả năng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn được duy trì trên đảo Trí Nguyên. Để triển khai Dự án, Ban Điều phối dự án sẽ thành lập Ban tư vấn cộng đồng cấp thành phố và thông qua Quy chế hoạt đ

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn