Nhiều thập kỉ qua, HIV/AIDS vẫn là mối đe dọa hàng đầu đến sự tồn vong của nhân loại, đòi hỏi công tác phòng, chống HIV/AIDS phải được tiến hành thường xuyên và lâu dài. Hướng tới mục tiêu quốc gia "90 - 90 - 90 để kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam", Khánh Hòa đã và đang nỗ lực từng ngày trong công tác phòng chống, đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS.
Khánh Hòa triển khai đồng bộ các hoạt động phòng chống HIV/AIDS
Khánh Hòa triển khai đồng bộ các hoạt động phòng chống HIV/AIDS
Nhiều thập kỉ qua, HIV/AIDS vẫn là mối đe dọa hàng đầu đến sự tồn vong của nhân loại, đòi hỏi công tác phòng, chống HIV/AIDS phải được tiến hành thường xuyên và lâu dài. Hướng tới mục tiêu quốc gia "90 - 90 - 90 để kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam", Khánh Hòa đã và đang nỗ lực từng ngày trong công tác phòng chống, đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS.

Nhận thức được sự ảnh hưởng nghiêm trọng của HIV/AIDS đến sức khỏe, tính mạng của người dân, tình hình phát triển kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã hội địa phương, trong thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS.

Tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt thực hiện Chỉ thị 54/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lãnh đạo công tác phòng chống HIV/AIDS trong tình hình mới. Đồng thời Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, chương trình hành động và kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược Quốc gia của tỉnh về phòng chống HIV/AIDS đến 2010 và tầm nhìn 2020.

Sau gần 12 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW, tốc độ gia tăng của dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đã giảm đáng kể. Từ một tỉnh nằm trong tốp dẫn đầu về số người nhiễm HIV của cả nước, đến nay tỷ lệ người nhiễm chỉ chiếm 0,15% dân số. Hầu hết các mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS đề ra đến nay tỉnh đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đặc biệt, công tác tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS được đẩy mạnh và triển khai có hiệu quả. Khánh Hòa đã đa dạng hóa tuyên truyền qua hệ thống truyền thông tin đại chúng, nói chuyện chuyên đề, tọa đàm, thảo luận nhóm, tư vấn cách phòng, tránh lây truyền HIV từ mẹ sang con tại gia đình; vận động người nghi nhiễm HIV đi xét nghiệm để được điều trị tại cơ sở y tế... Kết quả, trong 9 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh đã tiến hành truyền thông trực tiếp 840.647 lượt người; cấp phát 1.296 bơm kim tiêm sạch cho nhóm nghiện chích ma túy, hơn 2.000 chiếc bao cao su; triển khai 3 cơ sở, 2 điểm cấp phát thuốc điều trị Methadone cho 895 người tham gia điều trị.

Nhờ đó, nhận thức của cộng đồng về căn bệnh HIV/AIDS ngày một nâng cao, thái độ kỳ thị với bệnh và người bệnh giảm một cách rõ rệt. Độ bao phủ của chương trình điều trị ARV trong số những người nhiễm HIV được quản lý đạt 73,7%. Tỷ lệ trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đạt 97,7%; tỷ lệ nhiễm HIV trong 7 nhóm đối tượng giám sát trọng điểm gồm nhóm nghiện chích ma túy, nhóm mại dâm, bệnh nhân lao, nhóm phụ nữ mang thai, nhóm tình dục đồng giới nam, nhóm hoa liễu và nhóm khám tuyển nghĩa vụ quân sự đều có xu hướng giảm, góp phần làm hạn chế sự phát triển của dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, toàn tỉnh có 3 phòng khám ngoại trú trên địa bàn tỉnh đang cấp thuốc cho gần 701 bệnh nhân điều trị ARV. Kết quả 9 tháng đầu năm 2017 tổng số người được tư vấn và xét nghiệm HIV là 17.465 lượt người, trong đó có 160 lượt có HIV dương tính chiếm tỷ lệ 0,92%. Tỷ lệ bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS có thẻ BHYT trên địa bàn toàn tỉnh chiếm 38,5%.


Truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS ở thành phố. Nha Trang
Nhờ những nỗ lực trong công tác phòng, chống và chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS, số người nhiễm HIV mới, số người tử vong HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh giảm dần hàng năm. Tính đến 30/9/2017, lũy tích số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trên địa bàn tỉnh là 3.506 người, trong đó số nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là 2.159 người, đã có 1.232 trường hợp tử vong do AIDS, có 2.070 trường hợp được quản lý tại các địa phương trong tỉnh, 918 trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống, 701 người đang được điều trị thuốc ARV. Hình thái lây nhiễm HIV vẫn tập trung ở nhóm tình dục đồng giới nam (MSM) chiếm 10,7%, nhóm nghiện chích ma túy chiếm 7,3% và nhóm phụ nữ bán dâm chiếm 4,7%

Thời gian tới, công tác phòng, chống HIV/AIDS đứng trước những thách thức trước bối cảnh cuộc chiến đương đầu với HIV/AIDS còn nhiều khó khăn, phức tạp, đặc biệt nguồn viện trợ quốc tế cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS đang cắt giảm mạnh qua từng năm, nguồn thuốc ARV và Methadone cũng sẽ không còn được cấp miễn phí trong thời gian tới. Do đó, người nhiễm HIV nếu không đủ chi phí điều trị sẽ bỏ điều trị ARV, người nghiện chích ma túy sẽ bỏ điều trị Methadone... Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu khống chế, giảm sự lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng.

Trước những khó khăn, thách thức đó, để Khánh Hòa tiếp tục triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS theo các mục tiêu 90 – 90 – 90 hoàn thành vào năm 2020 thì cần phải: Tiếp tục kiện toàn cơ sở dịch vụ, triển khai lồng ghép vào hệ thống y tế sẵn có trong toàn tỉnh; Lồng ghép, kết nối hoạt động theo kiểu chuỗi dịch vụ tại từng cơ sở, đơn vị; Củng cố, duy trì hiệu quả mô hình phối hợp hỗ trợ, can thiệp giữa y tế với các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, đơn vị chức năng tại địa phương. Đồng thời, tích cực đẩy mạnh thực hiện giải pháp Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, với các hoạt động như: đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ các hoạt động nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm tại cộng đồng bằng việc duy trì, củng cố các nhóm giáo dục viên, đồng đẳng viên, đẩy mạnh các hoạt dộng chăm sóc và hỗ trợ nhười nhiễm HIV/AIDS...

Hải Vân
Nhiều thập kỉ qua, HIV/AIDS vẫn là mối đe dọa hàng đầu đến sự tồn vong của nhân loại, đòi hỏi công tác phòng, chống HIV/AIDS phải được tiến hành thường xuyên và lâu dài. Hướng tới mục tiêu quốc gia "90 - 90 - 90 để kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam", Khánh Hòa đã và đang nỗ lực từng ngày trong công tác phòng chống, đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS. Nhận thức được sự ảnh hưởng nghiêm trọng của HIV/AIDS đến sức khỏe, tính mạng của người dân, tình hình phát triển kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã hội địa phương, trong thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS. Tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về phòng chống H

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn