Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 5/11/2012 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”, Khánh Hòa đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Khánh Hòa: Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp  về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn
Khánh Hòa: Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 5/11/2012 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”, Khánh Hòa đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Điều đó tạo tiền đề cho tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian tới. Để phấn đấu đến năm 2020 Khánh Hòa đạt các chỉ tiêu: Đào tạo nghề cho 134.000 người, bình quân mỗi năm đào tạo khoảng 26.800 người, trong đó số người được đào tạo trong khu vực nông thôn là 15.950 người/năm; Số lao động nông thôn được hỗ trợ chi phí học nghề là 6.000 người/năm; Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có việc làm khoảng 80%, trong thời gian tới yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể trong tỉnh tập trung bám sát vào 04 nhiệm vụ, giải pháp sau:

1- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý nhà nước của các cấp chính quyền trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong quá trình tổ chức thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, coi công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ quan trọng góp phần xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Các cấp ủy, chính quyền tiếp tục rà soát, bổ sung kế hoạch nhằm cụ thể hóa và thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Chỉ thị số 19-CT/TW và Quyết định số 3074/QĐ-UBND, Quyết định số 3515/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án và điều chỉnh mục tiêu, bổ sung nội dung của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Khánh Hòa.

Kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ Công tác giúp việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phân công nhiệm vụ gắn với trách nhiệm cụ thể của từng thành viên Ban Chỉ đạo trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề. Ở những địa phương thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hằng năm cấp ủy chỉ đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ này, coi đây là một tiêu chí để công nhận tập thể và cá nhân hoàn thành nhiệm vụ.

2- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng tuyên truyền công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh, đổi mới phương thức tuyên truyền theo hướng thiết thực, hiệu quả phù hợp với từng đối tượng nhằm thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kết quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; kịp thời biểu dương gương điển hình trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông thôn, gương người tốt, việc tốt, nhân rộng mô hình đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt. Tập trung tuyên truyền về quyền và lợi ích của người học, của cá nhân, tập thể khi tham gia vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn; lồng ghép trong công tác tuyên truyền những nội dung hướng nghiệp cho học sinh phổ thông tại các cơ sở giáo dục.

3- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt; đổi mới mạnh mẽ các hoạt động phục vụ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch đã được phê duyệt, chủ động sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW); đổi mới công tác quản lý, tăng cường các điều kiện bảo đảm chương trình đào tạo nghề lao động nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; lựa chọn nghề đào tạo phải gắn với giải quyết việc làm. Khuyến khích các doanh nghiệp có đủ điều kiện tích cực tham gia vào công tác đào tạo nghề. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp.

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chú trọng hơn nữa công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề.

4- Đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị- xã hội trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội phối hợp chặt chẽ với chính quyền cùng cấp trong các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là phổ biến, tuyên truyền, tư vấn, vận động hội viên, đoàn viên thực hiện tốt quyền và trách nhiệm khi tham gia công tác đào tạo nghề gắn với thực hiện việc giám sát và kịp thời tập hợp phản ánh kiến nghị của Nhân dân về công tác này để cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp.

Hải Vân
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 5/11/2012 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”, Khánh Hòa đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Điều đó tạo tiền đề cho tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian tới. Để phấn đấu đến năm 2020 Khánh Hòa đạt các chỉ tiêu: Đào tạo nghề cho 134.000 người, bình quân mỗi năm đào tạo khoảng 26.800 người, trong đó số người được đào tạo trong khu vực nông thôn là 15.950 người/năm; Số lao động nông thôn được hỗ trợ chi phí học nghề là 6.000 người/năm; Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có việc làm khoảng 80%, trong thời gian tới yêu cầu các cấp ủy đảng, ch&iacu

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn