(TG) - Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW của Ban Bí thư, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên, các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa về an toàn thực phẩm đã có sự chuyển biến mạnh mẽ.

Khánh Hòa: Tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm
Khánh Hòa: Tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm

CHUYỂN BIẾN TRONG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO

Trong 10 năm qua, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Khánh Hòa đã thường xuyên bổ sung, ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác an toàn thực phẩm (ATTP) hàng năm đến các cấp, các ngành liên quan; các văn bản được ban hành kịp thời, đúng quy định pháp luật, phù hợp với thực tế của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ về an toàn thực phẩm. Đến nay, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành 2 văn bản, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 1 nghị quyết, UBND tỉnh ban hành 16 văn bản; các sở, ngành đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện các nhiệm vụ về công tác an toàn thực phẩm. Các địa phương, đơn vị trong tỉnh đã đưa các tiêu chí về an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương, đơn vị gắn với trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhằm tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.

Công tác kiểm tra, giám sát các nội dung thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW, được các đoàn giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện thường xuyên và đột xuất theo kế hoạch phối hợp cụ thể. Ngoài ra, còn có các đoàn kiểm tra liên ngành ATTP của Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP các cấp trong các đợt cao điểm Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP, Tết Trung thu... được thực hiện với nhiều hình thức như: kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất hoặc lồng ghép trong các hoạt động chuyên môn khác. Qua 10 năm, toàn tỉnh đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 109.977 lượt cơ sở, phát hiện 23.581 cơ sở vi phạm, chiếm tỷ lệ 21,44%, trong đó có 2.965 cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 11.368,505 triệu đồng. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên, các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm và nhân dân về công tác an toàn thực phẩm, hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

ĐẨY MẠNH THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN

Thời gian qua, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về vệ sinh ATTP với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng như: qua hệ thống báo, đài truyền thanh, đài phát thanh - truyền hình gia tăng thời lượng phát sóng, đưa tin tuyên truyền về ATTP nhất là vào các dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, Tháng hành động vì ATTP, các địa phương thành lập các tổ công tác tuyên truyền bằng xe phát thanh, xe cổ động... Đặc biệt, ngành Y tế đã xây dựng và phát hành các tài liệu truyền thông cổ động với 7.939 băng rôn, khẩu hiệu; 10.274 tranh áp-phích/posters; 134.908 tờ rơi, tờ gấp; 3.824 (băng đĩa hình, đĩa âm)…. thường xuyên đăng tải trên website các tài liệu truyền thông, đặc biệt các thông tin cảnh báo của Cục An toàn thực phẩm, công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm ATTP bị xử lý theo quy định. Ngành Nông nghiệp đã phát 4.200 tờ rơi, treo 2.177 băng rôn, tờ phướn tuyên truyền; 2.000 tài liệu sổ tay hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản tại các chợ; phối hợp với các Công ty truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa, Đài VTV1 thực hiện các phóng sự, chương trình giới thiệu về sản phẩm sạch, an toàn, về ATTP trong sản xuất và quảng bá các thương hiệu nông sản sạch cho người tiêu dùng biết, lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn. Ngành Công thương đã phát 4.200 tờ rơi, treo 2.177 băng rôn, tờ phướn tuyên truyền về ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp; phát 2.000 tài liệu sổ tay hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản tại các chợ trên địa bàn tỉnh...

Đồng thời, từ năm 2012 đến nay, các ngành Y tế, Công Thương, Nông nghiệp đã tổ chức hàng nghìn lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị tuyên truyền,  hướng dẫn, phổ biến các quy định, kiến thức về ATTP cho nhiều đối tượng trên địa bàn tỉnh. Có thể nói, công tác thông tin truyền thông giáo dục đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo ATTP; phổ biến kịp thời các kiến thức ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật tới mọi người dân và cơ quan quản lý liên quan, từ đó nâng cao ý thức và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và kiến thức lựa chọn, nhận diện các sản phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

TĂNG CƯỜNG KINH PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM

Tỉnh Khánh Hòa luôn quan tâm về đầu tư kinh phí, huy động xã hội hóa về ATTP, gồm: việc phân bổ kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về ATTP giai đoạn sau tăng hơn so với giai đoạn trước (giai đoạn 2007 - 2011 là 3.773 triệu đồng; giai đoạn 2012 - 2016 là 9.879,32 triệu đồng; giai đoạn 2017 - 2021 là 25.839 triệu đồng) tuy so với tình hình thực tế thì nguồn kinh phí vẫn chưa đáp ứng nhu cầu.

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 08, nhiều mô hình mới, hiệu quả bảo đảm an toàn thực phẩm đã đạt nhiều kết quả tích cực, tiêu biểu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai tư vấn, hướng dẫn thành công 9 mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn; triển khai thành công 3 mô hình chuỗi liên kết khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, ngành Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các doanh nghiệp đã tổ chức 79 hội chợ thương mại; 33 phiên chợ Hàng Việt về nông thôn; 3 phiên chợ Thực phẩm an toàn; 2 Hội chợ quốc tế đã thu hút đông khách tham quan, mua sắm, góp phần quảng bá thương hiệu, hình ảnh, sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, qua đó các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kết nối, liên kết tiêu thụ cho các sản phẩm nông thủy sản sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; hỗ trợ 6 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm và 13 hợp tác xã/tổ hợp tác trong việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc điện tử; triển khai cấp xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho 22 điểm kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản. Thông qua hoạt động liên kết, xúc tiến thương mại và quảng bá cho các sản phẩm trong chuỗi, tỉnh đã ký kết được các hợp đồng phân phối sản phẩm chất lượng cho hệ thống các cửa hàng, siêu thị trên toàn quốc.

Đến nay toàn tỉnh có 95% người sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, 100% người quản lý, 90% người tiêu dùng có kiến thức đúng về an toàn thực phẩm; có 90,31% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thực phẩm được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; về chỉ tiêu bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm đạt 5/8 tiêu chí so với Kế hoạch 49-KH/TU của Tỉnh ủy đề ra; công tác ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính đạt so với chỉ tiêu (năm 2020, tỷ lệ ca ngộ độc thực phẩm cấp tính ghi nhận dưới 7 người/100.000 dân).

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 08, Kết luận số 11-KL/TW của Ban Bí thư và thực hiện tốt các mục tiêu trong Kế hoạch số 49-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, phấn đấu Khánh Hòa sớm đạt mục tiêu “tất cả thực phẩm được sản xuất, kinh doanh, lưu thông và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh đều là thực phẩm an toàn”, tỉnh Khánh Hòa cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Một là, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về công tác ATTP; triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị 08-CT/TW, các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác ATTP, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác ATTP, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, quản lý và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm về chức trách nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý về ATTP.

Hai là, tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, tập huấn kiến thức nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về ATTP đối với người sản xuất, kinh doanh sản phẩm và người tiêu dùng. Kiện toàn, củng cố ban chỉ đạo liên ngành VSATTP các cấp; xây dựng, đào tạo lực lượng cán bộ công tác ATTP các cấp, lực lượng thanh tra, kiểm tra liên ngành.

Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở sản xuất, cung ứng thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống; kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả đối với hoạt động sản xuất, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm giả, gian lận thương mại, thực phẩm không rõ nguồn gốc và nhập lậu, vi phạm quy định về nhãn hiệu hàng hóa; tăng cường công tác lấy mẫu, kiểm nghiệm phục vụ thanh tra, hậu kiểm bảo đảm ATTP; xử lý nghiêm các vi phạm về ATTP.

Bốn là, tập trung chỉ đạo xây dựng, nhân rộng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp, chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, thủy sản an toàn theo VietGAP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng chính sách phát triển ngành hàng tập trung, liên kết các địa phương trong tỉnh và khu vực, tạo sức cạnh tranh, chia sẻ, hỗ trợ kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất, chế biến, xuất khẩu phát triển.

Năm là, đầu tư trang thiết bị đáp ứng yêu cầu quản lý ATTP tại địa phương. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại các huyện, thị xã, thành phố theo quy hoạch; thu hút, tạo điều kiện tối đa về mọi mặt trong hoạt động đầu tư trực tiếp vào nông sản để thúc đẩy sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGap./.

Hải Vân

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa

CHUYỂN BIẾN TRONG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO Trong 10 năm qua, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Khánh Hòa đã thường xuyên bổ sung, ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác an toàn thực phẩm (ATTP) hàng năm đến các cấp, các ngành liên quan; các văn bản được ban hành kịp thời, đúng quy định pháp luật, phù hợp với thực tế của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ về an toàn thực phẩm. Đến nay, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành 2 văn bản, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 1 nghị quyết, UBND tỉnh ban hành 16 văn bản; các sở, ngành đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện các nhiệm vụ về công tác an toàn thực phẩm. Các đ

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
        Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn