Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và sự phối hợp giữa Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể các cấp, sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng, trong đó, nhận thức của các tầng lớp nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực.  
Khánh Hòa: Nhìn lại một số kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW của Ban Bí thư
Khánh Hòa: Nhìn lại một số kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW của Ban Bí thư

Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và sự phối hợp giữa Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể các cấp, sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng, trong đó, nhận thức của các tầng lớp nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực.

 

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW và 05 năm thực hiện Kết luận số 11-KL/TW, ngày 19/01/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 29-KH/TU, ngày 03/5/2012 và Kế hoạch số 49-KH/TU, ngày 19/4/2017 để triển khai thực hiện. Bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã xác định đảm bảo an toàn thực phẩm là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; các chỉ tiêu bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp thực tế của từng địa phương, đơn vị theo từng giai đoạn.

 

Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên, các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp và người dân trong tỉnh về an toàn thực phẩm đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ các cấp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đồng thời ý thức trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm trong việc bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng nâng cao; người tiêu dùng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ mình trong an toàn thực phẩm, biết cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn.

 

Đoàn liên ngành của tỉnh khảo sát ATVSTP tại Nhà máy chế biến nguyên liệu Yến Sào Khánh Hòa

 

Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm của tỉnh Khánh Hòa đạt nhiều kết quả tích cực. Đến nay toàn tỉnh có 95% người sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, 100% người quản lý, 90% người tiêu dùng có kiến thức đúng về an toàn thực phẩm; có 90,31% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thực phẩm được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công tác ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính đạt so với chỉ tiêu đề ra (Giai đoạn 2011 - 2020, toàn tỉnh xảy ra 25 vụ ngộ độc thực phẩm với 498 ca mắc, 10 người tử vong, đặc biệt năm 2020 đã xảy ra 04 vụ ngộ độc thực phẩm với 11 ca mắc, 03 người tử vong; không có vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 người mắc trở lên; năm 2020, tỷ lệ ca ngộ độc thực phẩm cấp tính ghi nhận dưới 7 người/100.000 dân); triển khai và nhân rộng thành công 09 mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn và 03 mô hình chuỗi liên kết khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ trên địa bàn tỉnh.

 

Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh khảo sát ATVSTP tại Siêu thị Coopmart Nha Trang

 

Công tác xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm an toàn có xác nhận luôn được tỉnh quan tâm, triển khai thực hiện tốt. Ngành chức năng đã phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức 79 hội chợ thương mại; 33 phiên chợ Hàng Việt về nông thôn; 03 phiên chợ Thực phẩm an toàn; 02 Hội chợ quốc tế đã thu hút đông khách tham quan, mua sắm, góp phần quảng bá thương hiệu, hình ảnh, kết nối, liên kết tiêu thụ cho các sản phẩm nông thủy sản sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm và các hợp tác xã/tổ hợp tác trong việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc điện tử; qua đó các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm và người tiêu dùng có thể kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm nhanh chóng và tiếp cận các sản phẩm nông thủy sản an toàn.

 

Bên cạnh một số kết quả đạt được, còn tồn tại một số hạn chế như: một số ban chỉ đạo liên ngành cấp xã hoạt động chưa thực sự hiệu quả, còn mang tính hình thức, thiếu chiều sâu, chưa quan tâm đến việc kiểm điểm, đánh giá định kỳ và chưa có giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, bất cập phát sinh; công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tuy đã có chuyển biến nhưng chỉ tập trung giải quyết một số vấn đề bức xúc; công tác kiểm tra tại các địa phương chưa thực hiện thường xuyên, chủ yếu tập trung vào các dịp cao điểm (Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP, Tết Trung thu); việc kiểm tra, giám sát các cơ sở thực phẩm tại chợ hạng 3 theo phân công, phân cấp chưa được quan tâm đúng mức, việc xử lý các cơ sở vi phạm chưa nghiêm, chủ yếu là nhắc nhở. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở giết mổ tập trung, vẫn còn các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, rải rác trong khu dân cư, gây ô nhiễm; các cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật chưa được quy hoạch, bố trí phù hợp nên khó kiểm soát, quản lý; đa số các cơ sở giết mổ chưa bảo đảm các yêu cầu về điều kiện vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm...

 

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Khánh Hòa tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

 

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác đảm bảo ATTP của từng địa phương, đơn vị, gắn kết trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong triển khai, thực hiện chính sách pháp luật về ATTP; đưa tiêu chí bảo đảm chất lượng ATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.

 

Thứ hai, tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền các cấp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động và giám sát về ATTP, nâng cao nhận thức của người sản xuất, chủ doanh nghiệp và người tiêu dùng trong sản xuất và sử dụng thực phẩm an toàn.
Thứ ba, tăng cường và thay đổi phương thức giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật về ATTP và các văn bản có liên quan nhằm nâng cao nhận thức về ATTP. Hạn chế thấp nhất xảy ra ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn.

 

Thứ tư, đẩy mạnh công tác quảng bá, gắn kết thị trường tiêu thụ các sản phẩm đã được chứng nhận. Hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác đã được chứng nhận VietGAP trong việc quảng bá thương hiệu, gắn kết thị trường tiêu thụ thông qua việc hỗ trợ, kết nối tiêu thụ giữa các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp với các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể, các siêu thị, các điểm dừng chân để đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm nông sản sản xuất theo quy trình VietGAP trên địa bàn tỉnh.

 

Thứ 5, xây dựng chiến lược về bảo đảm ATTP theo từng giai đoạn làm định hướng cho việc đổi mới quản lý ATTP; đổi mới công tác quản lý nhà nước về ATTP theo hướng kiểm soát nguy cơ ô nhiễm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm.

 

Thu Thảo

Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và sự phối hợp giữa Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể các cấp, sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng, trong đó, nhận thức của các tầng lớp nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực.   Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW và 05 năm thực hiện Kết luận số 11-KL/TW, ngày 19/01/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 29-KH/TU, ngày 03/5/2012 và Kế hoạch số 49-KH/TU, ngày 19/4/2017 để triển

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn