Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 10, tất cả các chỉ tiêu về phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, THCS; tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ của tỉnh Khánh Hòa đều đạt hoặc vượt và có xu hướng ngày càng phát triển bền vững
Khánh Hòa: Giáo dục mầm mon sau 5 năm  thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW
Khánh Hòa: Giáo dục mầm mon sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Nhận thức rõ về tầm quan trọng của bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Ngay khi có Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) “về việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành Kế hoạch số 31-KH/TU, ngày 03/5/2012 để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tất cả các huyện, thị, thành ủy đều xây dựng kế hoạch; UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch, quyết định, đề án để triển khai thực hiện Chỉ thị trên địa bàn tỉnh. 

Hướng tới sự phát triển bền vững của bậc học này, sau 5 năm triển khai Chỉ thị số 10-CT/TW, các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã khẩn trương, tích cực bổ sung, hoàn thiện chính sách và bảo đảm các điều kiện cần thiết. Công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi được chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt từ tỉnh tới địa phương. Cụ thể, năm 2013 có 140/140 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiểu học đúng độ tuổi (sớm 2 năm so với mục tiêu); đến năm 2015 có 82/140 (58,6%) đơn vị cấp xã, 1/9 (11,1%) đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Đến nay, toàn tỉnh có 100% đơn vị cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, với tỷ lệ huy động ra lớp hàng năm trên 99,5%. Đây là những tiền đề vững chắc để bậc học này đạt được những thành tựu đáng kể trên cả ba phương diện: quy mô mạng lưới trường lớp và cơ sở vật chất; tỷ lệ huy động và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non.


Ông Lê Đình Thuần- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trao bằng công nhận Trường Mầm non Lý Tự Trọng đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

Quy mô mạng lưới trường lớp mầm non đã được các địa phương đã quan tâm quy hoạch, phát triển, mở rộng và phân bố đến hầu hết các địa bàn dân cư xã, phường, thôn, bản nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đưa trẻ đến trường và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Mạng lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo được quy hoạch, sắp xếp lại; thành lập và xây mới 43 trường mầm non, phổ thông (trong đó 25 trường công lập), với 452 phòng học (đầu tư 988.988 triệu đồng); đầu tư 211.170 triệu đồng trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Năm học 2016-2017, toàn tỉnh có 216/533 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 40,52%, trong đó Mầm non: 64 trường, Tiểu học: 77 trường, THCS: 67 trường, THPT: 8 trường (tăng 11 trường so với cùng kỳ năm trước).

Cơ sở vật chất, trường lớp được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa; hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non quan tâm xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và được trang bị thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phong phú. Tỉnh đã ưu tiên nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia, lồng ghép, phối hợp với các nguồn vốn, các chương trình, dự án tại địa phương, để tập trung xây dựng trường, lớp cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non và phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi. Kinh phí triển khai Đề án phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi tính từ năm 2011 đến hết năm 2014 là 233.000 triệu đồng, trong đó, xây mới: 203/330 phòng học và 7.810/12.450m2 phòng chức năng, mua sắm 456 bộ thiết bị nội thất, 50 bộ đồ chơi ngoài trời, 143 bộ vi tính... Ngoài ra, Tỉnh còn đầu tư 50 tỷ đồng để các địa phương thực hiện mục tiêu về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục và thực hiện chương trình xây dựng xã hội học tập. 

Các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực cho công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi. Nhiều nơi đã quan tâm và đầu tư xây mới, cải tạo phòng học, phòng chức năng, công trình vệ sinh, bếp ăn, nguồn nước sạch; giảm tỷ lệ phòng học nhờ, tạm; từng bước đáp ứng nhu cầu phòng học cho giáo dục mầm non, đảm bảo đủ phòng học cho trẻ 5 tuổi. Đặc biệt, năm 2013 Khánh Hòa là một trong 10 tỉnh, thành hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi (trước 2 năm so với mục tiêu đề ra). Do vậy, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia và tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp tăng cao theo từng năm học. Hiện nay, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp là 84,2%, cao hơn 4,2% so với mục tiêu tại Chỉ thị 10 đã đề ra, trong đó 89,3% số cháu được ăn bán trú; 98,9% trẻ 5 tuổi học mẫu giáo (tăng 1,9% so năm 2011). 

Chương trình giáo dục mầm non mới được triển khai ở hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non đã tạo nên những chuyển biến quan trọng về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Năm học 2016 - 2017, trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần. Tỷ lệ trẻ được ăn bán trú đạt 89,3%, chất lượng bữa ăn được đảm bảo. Các địa phương đã bố trí nguồn kinh phí để thực hiện chế độ hỗ trợ tiền ăn trưa, miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định. Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ đã thực sự tác động mạnh mẽ tới tỷ lệ huy động trẻ ra lớp và tỷ lệ chuyên cần, giảm thiểu thiệt thòi cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non tăng nhanh về số lượng, từng bước được nâng cao về năng lực, trình độ đào tạo. Năm học 2016 -2017, toàn tỉnh có 4.022 giáo viên mầm non. Tỷ lệ giáo viên/nhóm, lớp là 2,0; giáo viên dạy 5 tuổi đạt 2 giáo viên/lớp. Số giáo viên mầm non có trình độ đạt chuẩn trở lên là 96,2%, trên chuẩn 83,6%. Từ năm 2010 đến 2016, số giáo viên mầm non được tuyển vào biên chế (hợp đồng làm việc) tăng nhanh. Các chính sách đối với giáo dục mầm non được ban hành và triển khai đã góp phần nâng cao đời sống, giúp giáo viên yên tâm phấn khởi, gắn bó với nghề.

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 10 của Bộ Chính trị, được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, sự tích cực chủ động phối hợp chặt chẽ của ban, ngành, đoàn thể, nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ đến các cấp, các ngành được ban hành và triển khai đồng bộ, hiệu quả, tạo nên bước phát triển mới, diện mạo mới của giáo dục mầm non. Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của giáo dục mầm non ngày càng được nâng lên, các địa phương đã tập trung huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầm non tạo cơ sở tốt cho việc nâng cao chất lượng công tác chăm sóc trẻ. Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 10, tất cả các chỉ tiêu về phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, THCS; tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ của tỉnh Khánh Hòa đều đạt hoặc vượt và có xu hướng ngày càng phát triển bền vững./.

Hải Vân
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Nhận thức rõ về tầm quan trọng của bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Ngay khi c&oacut

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn