Ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7 hằng năm là dịp người dân trên cả nước kính cẩn tưởng nhớ, tri ân các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng, liệt sĩ, các thương, bệnh binh, gia đình người có công đã cống hiến xương máu, công sức cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của dân tộc Việt Nam.
Giá trị tinh thần trong ngày tri ân
Giá trị tinh thần trong ngày tri ân
Thả đèn hoa đăng, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
Thả đèn hoa đăng, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.

Năm nay, hòa chung không khí cả nước hướng đến kỷ niệm 75 năm Ngày "Thương binh, liệt sĩ", nhà báo người Mỹ gốc Việt Nguyễn Quang Trường gửi tới Báo Nhân Dân bài viết của mình, chia sẻ những suy nghĩ, cảm nhận về sự kiện ý nghĩa này. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ. Cuộc sống hòa bình đã đem lại cho người dân Việt Nam một cuộc sống ấm no, hạnh phúc; và nền độc lập của dân tộc được bảo vệ bền vững. Ðó là nhờ vào công lao của các thế hệ tiền nhân đã bỏ bao máu xương để bảo vệ giang sơn, bờ cõi. Lần giở lại lịch sử, tôi được biết vào tháng 6/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chỉ thị chọn ngày 27/7 là "Ngày thương binh toàn quốc".

Cũng trong năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL (ngày 16/8/1947) Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ. Ðây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh liệt sĩ đối với cuộc chiến tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Kể từ đó, năm nào Người cũng gửi thư, quà thăm hỏi, động viên, nhắc mọi người phải biết ơn, hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ.

Sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ năm 1954, nhằm ghi nhận cuộc chiến khốc liệt, sự hy sinh của quân và dân ta trong cuộc chiến vô cùng to lớn, từ tháng 7/1955, Ðảng và Nhà nước ta đã quyết định đổi "Ngày thương binh toàn quốc" thành "Ngày thương binh, liệt sĩ". Sau ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước 30/4/1975, theo Chỉ thị 223/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Ðảng, ngày 27/7 hằng năm chính thức trở thành "Ngày thương binh, liệt sĩ" của cả nước.

Là một nhà báo ở nước ngoài về Việt Nam sống và làm việc, tôi đã có dịp đi khắp các vùng miền, và ghi nhận được nhiều câu chuyện, kể về những tấm gương anh dũng, hy sinh của các cựu chiến binh, liệt sĩ trải qua các thời kỳ chống các đế quốc. Có lẽ, không có quốc gia nào có nhiều nghĩa trang liệt sĩ như ở Việt Nam. Mỗi địa phương, từ xã đến huyện, tỉnh… đều có nghĩa trang liệt sĩ.

Trong dịp hè năm nay, tôi đã có dịp đi viếng thăm nhiều nghĩa trang liệt sĩ quốc gia như Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang liệt sĩ đường 9 (Quảng Trị), Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên (Hà Giang) nơi nằm lại hàng triệu người con ưu tú của dân tộc trên khắp các vùng miền, mà đa số còn rất trẻ, đã ngã xuống trên nhiều chiến trường trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.

Cũng dịp này, tôi cũng đã có cơ hội gặp gỡ, trao đổi với nhiều cựu chiến binh, thương binh để tìm hiểu về cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng của họ trong thời bình. Qua tìm hiểu từ chính những nhân chứng sống, người thật việc thật, tôi được biết Ðảng và Nhà nước Việt Nam có nhiều chế độ, chính sách, ưu đãi dành cho thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Theo Ðiều 24 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 ngày 9/12/2020 về Ưu đãi người có công với cách mạng, các đối tượng nằm trong diện này đều được hưởng trợ cấp hằng tháng, căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh, dựa trên mức suy giảm khả năng lao động. Ngoài ra có nhiều loại phụ cấp khác cho các thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên như bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe 2 năm một lần... Nhiều thương binh và con cái họ được hưởng chính sách ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp.

Khi thăm các cô, bác cựu chiến binh, thương binh, tôi thấy họ được cấp phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định tại bệnh viện tỉnh trở lên. Với thương binh, họ được hỗ trợ cải thiện nhà ở, căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người khi có khó khăn về nhà ở. Với thương binh sống ở khu vực vùng núi hay vùng biển, chính quyền địa phương còn ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng. Nếu cuộc sống của họ gặp thiếu vốn, các ngân hàng nhà nước còn có chính sách ưu tiên giúp vay vốn để sản xuất, kinh doanh.

Tôi đã tận mắt nhìn thấy sự thành công trong kinh doanh của nhiều cô, bác là cựu chiến binh, thương binh. Họ đã kiên cường vượt qua được sự mất mát một phần thân thể trong chiến tranh chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc, nỗ lực làm ăn, trở thành những doanh nghiệp lớn. Trong đó không thể không kể đến sự hỗ trợ của Nhà nước trong bước đầu lập nghiệp, bao gồm cơ sở vật chất ban đầu như nhà xưởng, trường, lớp, trang thiết bị, vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với đối tượng là thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.

Mỗi dịp đến Ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7, trên khắp mọi miền Tổ quốc, tôi nhận thấy Ðảng và Nhà nước luôn chú trọng đến các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, qua đó giáo dục truyền thống "hiếu nghĩa bác ái", nhằm khẳng định công lao to lớn, sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc. Mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ, các thế hệ sau được thừa hưởng thành quả hy sinh của cha ông mình. Tại các nghĩa trang liệt sĩ, nhiều tổ chức, cá nhân, gia đình đã đến viếng mộ, thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ. Các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương cũng đến viếng mộ đồng đội mình, thể hiện sự biết ơn và làm gương cho thế hệ trẻ tinh thần "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

 

Trên các phương tiện truyền thông đại chúng chính thống, đều đồng loạt đưa tin, bài viết, phóng sự, hình ảnh về những tấm gương của các thương binh, cựu chiến binh, sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho đời sống, tâm tư tình cảm của các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng. Thực tế này hoàn toàn khác xa với những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng cực đoan, thiếu thiện chí khi cho rằng "Việt Nam bỏ mặc những người có công, không quan tâm chăm sóc họ".

Trong dịp này, tôi cũng tìm hiểu thêm về các hội cựu chiến binh, hội liên lạc các tù chính trị, cựu tù binh cách mạng, và có những buổi giao lưu, trò chuyện, phỏng vấn với các cựu chiến binh, thương binh ở nhiều vùng miền Tổ quốc. Tại các địa danh lịch sử có dấu ấn hy sinh của các liệt sĩ trẻ như hang Tám cô (Quảng Bình), hay Ngã ba Ðồng Lộc (Hà Tĩnh), Truông Bồn (Nghệ An), Lam Hạ (Hà Nam)... khách viếng thăm trong tháng 7 rất đông, lúc nào cũng hương khói nghi ngút, bày tỏ sự thành kính, biết ơn vô hạn với những người con ưu tú của dân tộc.

Từ Côn Ðảo đến Phú Quốc, từ miền xuôi tới miền ngược, tôi đã đến và ghi nhận nhiều tư liệu từ các nhân chứng sống trải qua chiến tranh, tù ngục. Mỗi người mỗi cách kể về cuộc chiến, tuy nhiên đều có một điểm chung trong những câu chuyện, đó là niềm tự hào, tinh thần trách nhiệm của một thế hệ "vào sinh ra tử" sẵn sàng hy sinh, đóng góp xương máu mình cho Tổ quốc được toàn vẹn, non sông liền một dải. Khi đất nước cần, không người dân nào chối từ trách nhiệm.

Các câu chuyện, sự kiện trung thực này được phát trên kênh YouTube Vietnam today của tôi, giúp lan tỏa đến khán giả từ trong nước đến nước ngoài. Nhiều kiều bào đã liên lạc với tôi bày tỏ mong muốn được gửi tấm lòng của họ bằng hiện vật, hiện kim, với những đóng góp thiết thực để hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ. Ví dụ như gia đình ông bà Ngọc Mai và James McBride (California, Mỹ), tác giả tự truyện "Ấm áp tình quê" (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật, 2022) đã dành toàn bộ số tiền bán sách đóng góp cho quỹ hỗ trợ thương binh, liệt sĩ. Hoặc như ông William Hubert (California) một cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam năm 1968, vì cảm thấy hối hận với những gì đã làm trong chiến tranh nên đã gửi tài trợ về giúp làm đường, mở lớp xóa mù chữ cho bà con vùng cao. Ông Peter Nguyễn (San Diego-California) đã nhiều lần lên tiếng trên kênh Vietnam today về vấn đề hàn gắn vết thương chiến tranh, bù đắp cho thương binh, liệt sĩ Việt Nam. Ông Peter là thành viên tích cực của hội Veterans For Peace (Cựu chiến binh cho hòa bình) để có tiếng nói tích cực về các vấn đề chiến tranh Việt Nam, hàn gắn, bù đắp vết thương chiến tranh, đặc biệt đấu tranh quyền lợi cho các nạn nhân chất độc màu da cam.

Nhiều kiều bào từ các quốc gia như Australia, Canada, từ châu Âu cũng lập các diễn đàn, tích cực chia sẻ thông tin chính thống về Ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7 để thế hệ trẻ sống xa Tổ quốc có dịp tìm hiểu về lịch sử đấu tranh của các thế hệ tiền nhân đã gìn giữ non sông gấm vóc. Không chỉ chung tay đóng góp quỹ giúp cho các cựu chiến binh Việt Nam, bà con mình ở nước ngoài còn mạnh mẽ lên tiếng phản bác lại những luận điệu xuyên tạc, nói sai sự thật, bóp méo những chính sách của Ðảng và Nhà nước ta đối với thương binh, liệt sĩ.

Tháng 7 cũng là dịp hè, nhiều bậc phụ huynh là Việt kiều đã đưa các con cháu trở về thăm quê hương đất nước, tham gia các trại hè, để giáo dục truyền thống lịch sử, thực hiện công tác "đền ơn đáp nghĩa". Tôi đã từng được tham gia đưa tin hai lần về trại hè thanh thiếu niên do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) tổ chức.

Qua những trại hè đầy màu sắc, sôi động, trẻ trung này, các cháu thanh thiếu niên đến từ các nước cùng quây quần bên nhau, dù nói chưa sõi tiếng Việt, nhưng toàn bộ chương trình trại hè diễn ra trong tháng 7 đã mang lại cho các cháu những kỷ niệm, tư liệu, niềm vui khó quên khi được đến những địa danh lịch sử, được nghe nhiều câu chuyện trong thời chiến, gặp gỡ và trò chuyện với các ông, bà cựu chiến binh, thương binh, giúp khích lệ và khơi dậy lòng yêu nước, trân trọng những đóng góp quên thân mình của tiền nhân.

Năm nay, kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch Covid-19, đời sống người dân trở lại bình thường, và được cộng đồng quốc tế đánh giá là nước phát triển kinh tế tốt, nhanh, vững mạnh, là quốc gia ổn định về mặt chính trị; Việt Nam đứng thứ 77 theo chỉ số xếp hạng quốc gia hạnh phúc nhất thế giới (theo Báo cáo Hạnh phúc thế giới - World Happiness Report - WHR).

Những kết quả đáng tự hào đó càng khẳng định sự lãnh đạo tài tình của Ðảng và Nhà nước Việt Nam trong việc chăm lo cho đời sống của toàn dân mà trong đó có sự đóng góp của các thành phần chính sách thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.

Thả đèn hoa đăng, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Năm nay, hòa chung không khí cả nước hướng đến kỷ niệm 75 năm Ngày "Thương binh, liệt sĩ", nhà báo người Mỹ gốc Việt Nguyễn Quang Trường gửi tới Báo Nhân Dân bài viết của mình, chia sẻ những suy nghĩ, cảm nhận về sự kiện ý nghĩa này. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ. Cuộc sống hòa bình đã đem lại cho người dân Việt Nam một cuộc sống ấm no, hạnh phúc; và nền độc lập của dân tộc được bảo vệ bền vững. Ðó là nhờ vào công lao của các thế hệ tiền nhân đã bỏ bao máu xương để bảo vệ giang sơn, bờ cõi. Lần giở lại lịch sử, tôi được biết vào tháng 6/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chỉ thị chọn ng

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn