Bảo hiểm xã hội (BHXH) vừa ban hành Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với lộ trình, nội dung cụ thể nhằm tăng cường tính chủ động, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.

Chuyển đổi số lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chuyển đổi số lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội (BHXH) vừa ban hành Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với lộ trình, nội dung cụ thể nhằm tăng cường tính chủ động, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.


Những kết quả tích cực


Chuyển đổi số trong ngành BHXH đã bước đầu mang lại kết quả tích cực. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trong thời gian qua, giao dịch trực tuyến được triển khai, ứng dụng mạnh mẽ hơn nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ. BHXH đã thực hiện giao dịch điện tử với tất cả đơn vị, doanh nghiệp, người lao động, người dân nên mọi giao dịch về thu, chi BHXH, BHYT đều có thể thực hiện thanh toán qua các hình thức: Ví điện tử, Internet banking, thanh toán qua điện thoại, các cổng thanh toán điện tử… Theo số liệu thống kê của BHXH tỉnh, tính đến cuối tháng 11, toàn tỉnh đã có 356.770 người cài đặt ứng dụng BHXH số (Vss-ID), đạt 84,67% kế hoạch giao. BHXH hiện đang thực hiện chi trả chế độ cho người lao động từ Quỹ BHTN theo Nghị quyết 116 của Chính phủ. Tính đến ngày 2-12, BHXH tỉnh đã chi trả chế độ cho 111.180 người lao động với số tiền hơn 266,15 tỷ đồng. Phần lớn hồ sơ gửi đến cơ quan BHXH bằng giao dịch điện tử (chiếm hơn 90% hồ sơ nhận được), hồ sơ giấy chỉ chiếm tỷ lệ gần 10%.

 

Cán bộ Bảo hiểm xã hội tỉnh hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Vss-ID. Ảnh BKH

Cán bộ Bảo hiểm xã hội tỉnh hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Vss-ID. Ảnh BKH


Nỗ lực chuyển đổi số


Ông Lê Hùng Chính - Phó Giám đốc Quản lý, điều hành BHXH tỉnh cho biết, kế hoạch thực hiện chuyển đổi số về BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; đồng thời, tiếp tục tăng cường các giải pháp thực hiện quá trình số hóa hồ sơ; cơ sở dữ liệu về BHXH, BHYT, BHTN. Kế hoạch xác định rõ trách nhiệm và phân công cụ thể nội dung công việc, yêu cầu về chất lượng, thời gian tiến hành và trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện chuyển đổi số; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các đơn vị (trong ngành BHXH và phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan) trong triển khai thực hiện; tăng cường tính chủ động, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Chuyển đổi số về BHXH, BHYT, BHTN đảm bảo phổ cập và cá nhân hóa các dịch vụ về BHXH, BHYT, BHTN đến từng người dân để phục vụ tốt hơn; tạo ra cơ hội cho mọi người dân ở mọi vùng, miền được tiếp cận dịch vụ trực tuyến về BHXH, BHYT, BHTN một cách công bằng, bình đẳng và nhân văn.


Theo kế hoạch, trong năm 2021, các đơn vị thuộc BHXH tỉnh đảm bảo cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho toàn bộ thủ tục hành chính, tuyên truyền để tổ chức và cá nhân giao dịch điện tử; tích hợp, cung cấp 15 dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; triển khai ứng dụng Vss-ID trên các thiết bị di động. Vss-ID thay thẻ BHYT giấy, sổ BHXH giấy, thực hiện mọi giao dịch với cơ quan BHXH về BHXH, BHYT, BHTN... Cùng với đó, BHXH tỉnh cũng cung cấp kênh thanh toán (thu nộp, chi trả) điện tử trực tuyến qua Internet giữa đơn vị, người tham gia và cơ quan BHXH thông qua giao dịch điện tử với các ngân hàng; giao dịch điện tử cũng thay thế hoàn toàn phương thức thủ công giao nhận, xử lý và thanh toán bằng chứng từ giấy giữa cơ quan BHXH và ngân hàng.


BHXH tỉnh cũng sẽ tiếp tục rà soát, cập nhật thông tin và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về: hộ gia đình tham gia BHYT; người tham gia BHXH, BHYT; quá trình hưởng các chế độ BHXH, BHTN…; tăng cường các giải pháp để tăng nhanh số người cài đặt, sử dụng Vss-ID; rà soát phần mềm quản lý các hoạt động nghiệp vụ của ngành nhằm phát hiện các nội dung chưa phù hợp với thực tế và đề nghị BHXH Việt Nam cập nhật, chỉnh sửa các phần mềm cho phù hợp. Bên cạnh đó, BHXH tỉnh cũng phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành như: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh để triển khai, thực hiện kết nối và chia sẻ dữ liệu liên quan lĩnh vực BHXH.


MAI HOÀNG



 

Bảo hiểm xã hội (BHXH) vừa ban hành Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với lộ trình, nội dung cụ thể nhằm tăng cường tính chủ động, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện. Những kết quả tích cực Chuyển đổi số trong ngành BHXH đã bước đầu mang lại kết quả tích cực. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trong thời gian qua, giao dịch trực tuyến được triển khai, ứng dụng mạnh mẽ hơn nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ. BHXH đã thực hiện giao dịch điện tử với tất cả đơn vị, doanh nghiệp, người lao động, người dân nên mọi giao dịch về thu, chi BHXH, BHYT đều có thể thực hiện thanh toán qua các hình thức: Ví điện tử, Internet banking, thanh toán q

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn