Trước đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, tỉnh Khánh Hòa xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và có vai trò quyết định sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Sau 5 năm thực hiện, Nghị quyết 29-NQ/TW đang đi vào cuộc sống, tạo ra sự chuyển biến lớn cả về nhận thức xã hội cho đến triển khai thực hiện và đã đạt nhiều kết quả khá toàn diện.
Chuyển biến tích cực trong thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản giáo dục đào tạo ở Khánh Hòa
Chuyển biến tích cực trong thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản giáo dục đào tạo ở Khánh Hòa

Trước đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, tỉnh Khánh Hòa xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và có vai trò quyết định sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Sau 5 năm thực hiện, Nghị quyết 29-NQ/TW đang đi vào cuộc sống, tạo ra sự chuyển biến lớn cả về nhận thức xã hội cho đến triển khai thực hiện và đã đạt nhiều kết quả khá toàn diện.

Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành Chương trình hành động số 20-CTr/TU, ngày 24/4/2014 để triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW, đồng thời ngày 04/9/2014, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 5369/KH-UBND để thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của tỉnh và thực trạng giáo dục và đào tạo tại địa phương, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy đã xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết của cấp mình. Sau 5 năm, việc đánh giá thực hiện Nghị quyết 29 được xác định trọng tâm là bám sát 6 mục tiêu và 9 nhiệm vụ giải pháp mà Nghị quyết đã nêu ra để “đo” những kết quả của đổi mới, đánh giá những thành công và hạn chế, những rào cản và vấn đề đặt ra trong việc tiếp tục triển khai Nghị quyết. Trong thực tiễn có nhiều mô hình, sáng kiến, điển hình trong triển khai đổi mới giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Trước hết, để thực hiện tốt nội dung “Coi trọng công tác công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống”, “người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục”, không chỉ truyền thụ tri thức, các đơn vị, trường học trong toàn ngành giáo dục rất chú trọng đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, nhân cách cho học sinh, sinh viên. Các đơn vị, trường học có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp về giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng, tinh thần yêu nước, lòng tự hào về lịch sử, truyền thống dân tộc, lịch sử địa phương cho học sinh, có 100% các đơn vị, trường học triển khai và thực hiện nghiêm túc. Hàng năm, các đơn vị, trường học đã phối hợp tổ chức đối thoại giữa chính quyền với thanh niên các cấp, qua đó nắm bắt và giải quyết kịp thời những đề xuất tâm tư, nguyện vọng chính đáng của học sinh, thanh niên.

Thứ hai, điểm nhấn đáng chú ý là đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2014 (sớm hơn 2 năm so với Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo), đổi mới giáo dục mầm non theo hướng hiện đại, chú trọng xây dựng môi trường học tập phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi được huy động ra lớp hàng năm đều đạt trên 99% dân số. Các trường tiểu học đã thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, hạn chế học sinh bỏ học và giảm tỉ lệ học sinh lưu ban. Có 140/140 (100%) xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD tiểu học trong đó mức độ 2 có 12/140, tỉ lệ 8,6%; mức độ 3 có 128/140, tỉ lệ 91,4%. Có 9/9 (100%) huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD tiểu học, trong đó mức độ 2 có 3/9, tỉ lệ 33,3%; mức độ 3 có 6/9, tỉ lệ 66,7%.

Thứ ba, đã hoàn thành đạt chuẩn xóa mù chữ, phổ cập giáo dục sớm hơn thời gian quy định (XMC, PCGD tiểu học năm 1997, PCGD THCS năm 2007, PCGD tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 vào năm 2010). Kết quả phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đã tạo ra nền tảng vững chắc để đặt ra mục tiêu phổ cập trung học phổ thông và mở rộng nhiều hơn nữa cơ hội giáo dục cao đẳng. Về kết quả xóa mù chữ, số người trong độ tuổi 15 đến 35 có 428.068/428.558 người, biết chữ mức độ 1, tỉ lệ: 99,9% (đạt gần 100% so với mục tiêu đến năm 2020 của Chương trình hành động của Tỉnh ủy). Số người trong độ tuổi 15 đến 60 có 822.976/849.804 người, biết chữ mức độ 2, tỉ lệ 96,8% (đạt gần 99% so với mục tiêu đến năm 2020); 140/140 (100%) xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ, trong đó mức độ 1 có 17 xã, tỉ lệ 12%; mức độ 2 có 123 xã, tỉ lệ 88%; 09/09 (100%) huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ, trong đó mức độ 1 có 02 huyện, tỉ lệ 22,2%; mức độ 2 có 07 huyện, tỉ lệ 77,8%.

Thứ tư, kết quả giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số; nhất là công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, vấn đề dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số. Đã huy động người dân tộc thiểu số trong độ tuổi 15 - 60 còn mù chữ ra lớp học XMC; duy trì mở các lớp học giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ nhằm củng cố kết quả biết chữ, từng bước nâng cao chuẩn biết chữ đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở 02 huyện miền núi (Khánh Sơn, Khánh Vĩnh). Đến nay, ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số vẫn duy trì và nâng cao chuẩn về XMC-PCGD.

Thứ năm, kết quả đổi mới phương pháp dạy và học phổ thông theo hướng hiện đại, nhất là kết quả thực hiện Mô hình trường học mới (MHTHM), sau 5 năm, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai MHTHM tại 55 trường tiểu học, với 731 lớp, 21.407 học sinh, đạt tỉ lệ 21,7%, từ đó giáo dục tiểu học có nhiều thay đổi về cả chất và lượng. MHTTM tạo nên chuyển biến tích cực từ giáo viên, học sinh và nhất là nhận thức của cộng đồng, phụ huynh học sinh về đổi mới giáo dục tiểu học, kết quả đạt được của học sinh trên 3 lĩnh vực (kiến thức, năng lực, phẩm chất) có chỉ số cao hơn so với học sinh các lớp học bình thường; học sinh được rèn luyện nhiều hơn về kỹ năng nghe, nói; các kỹ năng sống (giao tiếp, nhận thức, tự lập, hợp tác với bạn, thể hiện bản thân) được hình thành, trải nghiệm và phát triển.

Với mục tiêu xây dựng cho học sinh Khánh Hòa là: “Tự tin, tự lập, biết phản biện, định hướng tương lai”. Những năm qua, giáo dục các cấp mầm non, trung học phổ thông, trung học cơ sở đều có bước chuyển biến khá rõ nét. Đặc biệt, ngành đã chú trọng các giải pháp dạy và học ngoại ngữ, qua 5 năm triển khai, trình độ đội ngũ giáo viên và chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong các nhà trường được nâng lên cao (80% các giờ dạy nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh); số lượng học sinh tự tin, năng động sử dụng tiếng Anh thành thạo càng tăng; đồng thời tăng cường hợp tác, mời giáo viên bản xứ các nước Anh, Mỹ, Niwdilan, mời giảng viên Fublright về giảng dạy ở các trường chuyên.

Thứ sáu, về giáo dục nghề nghiệp, nhận thức của gia đình, xã hội, nhà trường đã, đang thay đổi, người học nghề tăng lên, các cơ sở giáo dục cũng đã bắt đầu nắm bắt được xu hướng này, tập trung đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý từng bước được chuẩn hóa. Chương trình, giáo trình theo khung đã tập trung phần lớn vào thực hành, giảm lý thuyết. Trong thời gian qua, công tác phân luồng đạt kết quả tích cực, số lượng học sinh sau THCS và THPT vào học các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngày càng tăng. Hằng năm có khoảng 20% số học sinh đã tốt nghiệp THPT đăng ký học các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, điều đó đảm bảo công tác phân luồng đạt tỉ lệ từ 25% - 30%, tỉ lệ học sinh học nghề tốt nghiệp tìm được việc làm, tự tạo việc làm ổn định đạt từ 70% - 90% (đạt và vượt chỉ tiêu từ 5% - 10% so với mục tiêu của Chương trình hành động số 20 -CTr/TU của Tỉnh ủy).

Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội của Khánh Hòa đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng mục tiêu, quan điểm của Nghị quyết. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, giáo dục nghề nghiệp được quan tâm, tạo điều kiện phát triển về số lượng và chất lượng; từng bước hướng đến cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Đào tạo lao động đã từng bước gắn với nhu cầu xã hội. Hệ thống trường, lớp phát triển đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của người dân. Chất lượng giáo dục, đào tạo ổn định và từng bước được nâng lên; học sinh tốt nghiệp các cấp hàng năm đều đạt tỷ lệ cao. Kết quả thi tuyển vào đại học, cao đẳng nằm trong tốp các tỉnh, thành phố có tỷ lệ đậu cao (từ 60%-70%). Quy mô và cơ cấu giáo dục ngày càng đổi mới hợp lý, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân.

Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới:  Công tác quản lý nhà nước về giáo dục có nơi còn buông lỏng, nhất là việc quản lý các cơ sở giáo dục mầm non tư thục, nhóm trẻ gia đình, quản lý dạy thêm, học thêm; Chương trình giảng dạy của một số cơ sở đào tạo nghề vẫn còn chắp vá, ít yếu tố mới; nội dung chương trình chưa gắn kết với thực tiễn ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Sự phối hợp giữa nhà trường và các doanh nghiệp trong tỉnh về đào tạo thực hành chưa chặt chẽ dẫn tới chất lượng đào tạo hạn chế; Một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới giáo dục; Đầu tư tài chính từ ngân sách nhà nước cho công tác giáo dục và đào tạo còn hạn chế….

Với quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết 29, nâng cao dân trí - đào tạo nhân lực - bồi dưỡng nhân tài cuối cùng phải đạt đến mục tiêu cao nhất là sự phát triển năng lực và hoàn thiện nhân cách. Trong thời gian tới, tỉnh Khánh Hòa cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý của các cấp chính quyền, sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành và tổ chức chính trị - xã hội đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về phát triển giáo dục và giáo dục nghề nghiệp; Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào hoạt động quản lý đào tạo nhân lực; Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo, dạy nghề; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; thực hiện công tác kiểm định chất lượng đào tạo, dạy nghề; triển khai thực hiện mối liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước; có chính sách ưu đãi thu hút những cán bộ, giáo viên giỏi có tâm huyết về công tác lâu dài ở những vùng khó khăn; Quy hoạch, sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo. Phát triển quy mô, cơ cấu giáo dục hợp lý, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân. Tăng cường giáo dục văn hóa, đạo đức, lối sống, đạo đức nghề nghiệp; Rà soát, quy hoạch, sắp xếp lại toàn bộ hệ thống các cơ sở đào tạo, dạy nghề hợp lí, có kế hoạch đồng bộ, tránh tình trạng thiếu kiểm soát trong tuyển sinh, dẫn đến “thừa thầy, thiếu thợ”, ngành thiếu, ngành thừa lao động…

                                                                                        Hải Vân


Trước đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, tỉnh Khánh Hòa xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và có vai trò quyết định sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Sau 5 năm thực hiện, Nghị quyết 29-NQ/TW đang đi vào cuộc sống, tạo ra sự chuyển biến lớn cả về nhận thức xã hội cho đến triển khai thực hiện và đã đạt nhiều kết quả khá toàn diện. Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành Chương trình hành động số 20-CTr/TU, ngày 24/4/2014 để triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW, đồng thời ngày 04/9/2014, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 5369/KH-UBND để thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạ

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn