Trẻ 5-11 tuổi sẽ sớm quay trở lại trường học khi chưa được tiêm vaccine. Đây là mối lo ngại của nhiều bậc phụ huynh khi thời tiết đông xuân là cơ hội cho nhiều bệnh về hô hấp, tiêu hóa, đặc biệt là Covid-19 có thể tác động tới sức khỏe của trẻ nhỏ. 

Cần chăm sóc trẻ tới trường thế nào khi chưa tiêm vaccine Covid-19?
Cần chăm sóc trẻ tới trường thế nào khi chưa tiêm vaccine Covid-19?

TS, BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thế giới ghi nhận những trường hợp mắc Covid-19 ở lứa tuổi trẻ em, kể cả từ tuổi sơ sinh. Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên tỷ lệ mắc ở trẻ em tương tự như người lớn.

Tại Việt Nam cũng có ghi nhận trường hợp trẻ em mắc bệnh, kể cả từ lứa tuổi sơ sinh. Phần lớn các trường hợp biểu hiện các triệu chứng nhiễm virus như: sốt, ho, sổ mũi, mệt...

Một số trường hợp có kèm theo vấn đề viêm phổi, viêm tiểu phế quản và hồi phục ổn định sau khi kiểm soát các bệnh lý kèm theo. Diễn biến nặng đa phần trên những trẻ có bệnh nền, mạn tính như: suy giảm miễn dịch, bệnh hệ thống...

Trong thời điểm hiện nay, vào những giai đoạn trước khi dịch Covid-19 xảy ra, trẻ em rất dễ mắc các vấn đề về đường hô hấp, tiêu hóa khi tham gia học tập do thời tiết lạnh, ẩm, chênh lệch nhiệt độ các thời điểm trong ngày lớn, đặc biệt ở các tỉnh phía bắc. Do vậy, các cháu đều có khả năng nhiễm các bệnh lý hô hấp, trong đó có Covid-19.

Chính vì vậy, vai trò của cha mẹ, thầy cô giáo rất quan trọng khi hướng dẫn các cháu những biện pháp phòng, chống nhiễm bệnh, nhất là sau khoảng thời gian dài các cháu sinh hoạt trong nhà, ít tiếp xúc với môi trường chung quanh nên các kỹ năng phòng vệ cần phải được rèn luyện, nhắc nhở thường xuyên.

Để tăng sức đề kháng cho trẻ tới trường, theo bác sĩ Nam, các bậc phụ huynh cần tiêm phòng ngay cho trẻ 5-11 tuổi khi Bộ Y tế triển khai chiến dịch tiêm vaccine Covid-19. Đồng thời, gia đình cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng bổ sung dinh dưỡng, có chế độ tập luyện phù hợp, tránh thừa cân béo phì. 

Trẻ nhỏ cần phải vệ sinh bàn tay, sử dụng khẩu trang, được trang bị kỹ năng về các biện pháp phòng, chống lây nhiễm. Môi trường học tập, sinh sống cần bảo đảm thông khí tốt, tránh nhiễm lạnh. Trẻ đang có bệnh mãn tính cần phải được kiểm soát tốt.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ như sốt, viêm long hô hấp, tiếp xúc yếu tố nguy cơ... cần kiểm tra ngay và tránh tiếp xúc với người khác khi chưa có kết quả xét nghiệm.

Nếu trẻ không may bị mắc Covid-19, các cha mẹ cần theo dõi trạng thái của trẻ về tinh thần. Những trẻ có thể điều trị ở nhà là trẻ vẫn có những hoạt động, vui chơi tương đối như những ngày khỏe mạnh. Trẻ vẫn bảo đảm được mức độ ăn uống tương đối như ngày khỏe mạnh.

Khi chăm sóc trẻ ở nhà, gia đình có thể quan sát nhịp thở của trẻ: Trẻ dưới 2 tháng nhịp thở bình thường < 60 lần/phút; Trẻ 2 tháng - 12 tháng nhịp thở bình thường < 50 lần/phút; Trẻ > 12 tháng nhịp thở bình thường < 40 lần/phút; Trẻ > 5 tuổi thở nhanh khi > 30 lần/phút; Trẻ > 12 tuổi theo các chỉ số tương tự người lớn.

Cha mẹ cần dự phòng các loại thuốc: Hạ sốt; Bù nước điện giải; Có thể bổ sung vitamin tổng hợp; Thuốc điều trị ngạt tắc mũi; Thuốc ho.

"Việc sử dụng thuốc cần theo đúng hướng dẫn của cán bộ y tế, không nên cho trẻ tự uống thuốc ngoài những thuốc được khuyến cáo ở trên", bác sĩ Nam nhấn mạnh. 

Bác sĩ Nam cũng lưu ý các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện khi có những triệu chứng sau: Sốt cao trên 39 độ không kiểm soát được; Thở nhanh; Nhịp tim nhanh; Chỉ số SpO2 dưới 95%; Đau ngực; Dấu hiệu đau đầu, nôn nhiều; Kích thích; Mệt lả; Ăn uống kém hơn bình thường; Ỉa lỏng nhiều lần kèm đái ít.

Khi cần tư vấn, các cha mẹ có thể liên hệ các số điện thoại của các bệnh viện có khoa Nhi hoặc các cơ sở xử trí của từng phường/huyện để được tư vấn phù hợp. Tại Bệnh viện Bạch Mai, có thể liên lạc số điện thoại 086.958.7716 của Trung tâm Nhi khoa để có thể được giải đáp một số vấn đề về chuyên môn.

Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan

 

TS, BS&nbsp;Nguyễn Th&agrave;nh Nam,&nbsp;Gi&aacute;m đốc Trung t&acirc;m Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thế giới ghi nhận những trường hợp mắc Covid-19 ở lứa tuổi trẻ em, kể cả từ tuổi sơ sinh. Đ&acirc;y l&agrave; bệnh l&acirc;y truyền qua đường h&ocirc; hấp n&ecirc;n tỷ lệ mắc ở trẻ em tương tự như người lớn. Tại Việt Nam cũng c&oacute; ghi nhận trường hợp trẻ em mắc bệnh, kể cả từ lứa tuổi sơ sinh. Phần lớn c&aacute;c trường hợp biểu hiện c&aacute;c triệu chứng nhiễm virus như: sốt, ho, sổ mũi, mệt... Một số trường hợp c&oacute; k&egrave;m theo vấn đề vi&ecirc;m phổi, vi&ecirc;m tiểu phế quản v&agrave; hồi phục ổn định sau khi kiểm so&aacute;t c&aacute;c bệnh l&yacute; k&egrave;m theo. Diễn biến nặng đa phần tr&ecirc;n những trẻ c&oacute; bệnh nền, mạn t&iacute;nh như: suy giảm miễn dịch, bệnh hệ thống... Trong thời điểm hiện nay, v&agrave;o những giai đoạn trước khi dịch Covid-19 xảy ra, trẻ em rất dễ mắc c&aacute;c vấn đề về đường h&ocirc; hấp, ti&ecirc;u h&oacute;a khi

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn