Hôm nay (5-9), cùng với hàng triệu học sinh trên cả nước, hơn 291.000 học sinh và gần 22.000 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Khánh Hòa bước vào năm học mới 2022-2023. Bên cạnh kế hoạch dạy học, ngành cũng chủ động công tác ứng phó với dịch Covid-19 để đảm bảo dạy và học an toàn.

Bước vào năm học mới
Bước vào năm học mới

Hôm nay (5-9), cùng với hàng triệu học sinh trên cả nước, hơn 291.000 học sinh và gần 22.000 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Khánh Hòa bước vào năm học mới 2022-2023. Bên cạnh kế hoạch dạy học, ngành cũng chủ động công tác ứng phó với dịch Covid-19 để đảm bảo dạy và học an toàn.


Vượt khó để đổi mới


Ông Võ Hoàn Hải - Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, bước vào năm học mới, bên cạnh những thuận lợi, ngành GD-ĐT tỉnh vẫn đứng trước không ít thách thức, khó khăn. Hiện nay, mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tuy đã được tăng cường đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là một số trường vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ bình quân giáo viên/lớp chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định, thiếu giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học đối với cấp tiểu học…

 

Học sinh Trường THCS Âu Cơ (Nha Trang)

Học sinh Trường THCS Âu Cơ (Nha Trang)


Năm học 2022 - 2023, toàn ngành GD-ĐT tỉnh xác định chủ đề “Đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động GD-ĐT”. Theo ông Võ Hoàn Hải, trước mắt, vào đầu năm học mới, các trường cần có kế hoạch ôn tập, phụ đạo, hỗ trợ củng cố kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó, ngành đặc biệt quan tâm đến việc phát triển đội ngũ nhà giáo, đảm bảo tiếp tục thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, 2, 6 và bắt đầu triển khai đối với lớp 3, 7, 10. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện quyết định của Bộ Chính trị về việc bổ sung biên chế giáo viên cho các địa phương trong năm học 2022 - 2023 và những năm tiếp theo, ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các trường ở khu vực khó khăn. Mặt khác, tiếp tục thực hiện lộ trình nâng trình độ đào tạo chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS; chú trọng triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Cũng trong năm học, ngành sẽ tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu đảm bảo thực hiện chương trình mới; củng cố chất lượng giáo dục đại trà, quan tâm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục mũi nhọn; đẩy mạnh chuyển đổi số trong toàn ngành…


Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch


Sở GD-ĐT vừa tổ chức 4 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị năm học mới tại gần 30 trường học trên địa bàn TP. Nha Trang, TP. Cam Ranh, các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa. Nhìn chung, các trường đã xây dựng kế hoạch năm học; vệ sinh trường lớp, đảm bảo các điều kiện dạy và học; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; tuyển sinh đầu cấp đúng quy định; đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh…

 

Học sinh Trường Tiểu học Phước Hải 3 (Nha Trang).

Học sinh Trường Tiểu học Phước Hải 3 (Nha Trang).


Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, cùng với kế hoạch dạy học, sở đã quán triệt kế hoạch tổng thể của ngành thích ứng với tình hình dịch Covid-19 đến tất cả các trường. Ngành xác định dịch còn có thể kéo dài, việc đảm an toàn phòng, chống dịch cho học sinh, cán bộ, giáo viên khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp tại nhà trường luôn được chú trọng. Các trường cần chủ động phương án xử lý khi có các trường hợp F0, F1 một cách phù hợp, theo hướng dẫn của ngành Y tế, tránh cực đoan, hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh. Đồng thời, xây dựng các phương án, kế hoạch dạy học linh hoạt để sẵn sàng chuyển sang các hình thức tổ chức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp nhằm đảm bảo hoạt động giáo dục được thực hiện liên tục. Ngành GD-ĐT tiếp tục phối hợp với ngành Y tế để tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh.

 

Năm học 2022-2023, toàn tỉnh có 538 trường từ mầm non đến THPT. Số học sinh ở các cấp học như sau: Mầm non hơn 66.000 trẻ, tiểu học hơn 111.500 học sinh, THCS hơn 75.800 học sinh, THPT hơn 37.800 học sinh.


Theo thống kê của Sở Y tế, tính đến ngày 31-8, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong toàn tỉnh độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi đối với mũi 1 và mũi 2 đạt hơn 100%, mũi nhắc lại đạt 44,9%; từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm mũi 1 đạt 90,3%, mũi 2 đạt 43,8%.


H.NGÂN

 

Hôm nay (5-9), cùng với hàng triệu học sinh trên cả nước, hơn 291.000 học sinh và gần 22.000 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Khánh Hòa bước vào năm học mới 2022-2023. Bên cạnh kế hoạch dạy học, ngành cũng chủ động công tác ứng phó với dịch Covid-19 để đảm bảo dạy và học an toàn. Vượt khó để đổi mới Ông Võ Hoàn Hải - Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, bước vào năm học mới, bên cạnh những thuận lợi, ngành GD-ĐT tỉnh vẫn đứng trước không ít thách thức, khó khăn. Hiện nay, mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tuy đã được tăng cường đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là m

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
        Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6: Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa: Công trình xứng tầm, sân chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ y tế khẩn cấp Nhật Bản

Gửi bình luận của bạn