Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua việc điều chỉnh thời gian thực hiện Đề án Thí điểm đưa trí thức trẻ về công tác tại xã, phường để bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND cấp xã trên địa bàn TP. Nha Trang.

Tiếp tục Đề án Thí điểm đưa trí thức trẻ về công tác tại xã, phường trên địa bàn TP. Nha Trang
Tiếp tục Đề án Thí điểm đưa trí thức trẻ về công tác tại xã, phường trên địa bàn TP. Nha Trang
Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua việc điều chỉnh thời gian thực hiện Đề án Thí điểm đưa trí thức trẻ về công tác tại xã, phường để bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND cấp xã trên địa bàn TP. Nha Trang. Ông Ngô Truyện - Giám đốc Sở Nội vụ cho biết:

- Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội TP. Nha Trang giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở ngày càng vững vàng về bản lĩnh chính trị, có kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, từng bước nâng cao về trình độ chuyên môn, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cho TP. Nha Trang, năm 2012, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 15 về việc thông qua Đề án Thí điểm đưa trí thức trẻ về công tác tại xã, phường để bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND cấp xã trên địa bàn TP. Nha Trang. Theo đó, các xã, phường thuộc TP. Nha Trang, nơi tiếp nhận trí thức trẻ, được bố trí thí điểm tăng thêm (ngoài số lượng quy định) 1 Phó Chủ tịch UBND cấp xã.


 
Thời gian thực hiện đề án từ năm 2013 đến hết nhiệm kỳ 2011 - 2016. Tuy nhiên, do triển khai chậm, đến tháng 8-2014, UBND TP. Nha Trang mới hoàn thành việc tuyển chọn, đào tạo và đưa 19 trí thức trẻ về xã, phường để bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND nhiệm kỳ 2011 - 2016. Thời gian thực tế của trí thức trẻ được tăng cường về công tác tại xã, phường chưa được 2 năm, chưa đủ thời gian theo đề án (ít nhất là 3 năm). Do đó, việc thực hiện đề án có những khó khăn. 

- Ông có thể cho biết những khó khăn đó là gì?

- Mục tiêu chủ yếu của đề án là xây dựng nguồn cán bộ cho TP. Nha Trang, nhưng với thời gian thực hiện thực tế chưa được 2 năm thì chưa thể đánh giá đầy đủ về phẩm chất, năng lực và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của trí thức trẻ theo yêu cầu, mục tiêu của đề án; chưa đủ điều kiện để xem xét kết nạp Đảng và đưa vào quy hoạch tạo nguồn cán bộ đạt chuẩn theo yêu cầu, mục tiêu của đề án. Thời gian công tác ở xã, phường của trí thức trẻ chưa đủ 5 năm để được xem xét tuyển dụng vào công chức theo quy định. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước chưa có đủ thời gian để đánh giá thực tiễn, xây dựng các tiêu chí cụ thể, phù hợp để đánh giá trí thức trẻ tham gia đề án cũng như xây dựng lộ trình đào tạo, tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức đối với trí thức trẻ. Việc kéo dài thời gian thực hiện đề án sẽ tạo điều kiện cho trí thức trẻ có thêm thời gian để thể hiện năng lực của mình, đồng thời đảm bảo đề án đạt được mục tiêu đề ra.

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ của các trí thức trẻ thời gian qua như thế nào, thưa ông?


- Về ưu điểm, qua quá trình công tác, các trí thức trẻ luôn gương mẫu, chấp hành tốt sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Luôn chủ động, sáng tạo, làm việc nghiêm túc, không ngại khó, ngại khổ, bám sát cơ sở để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đa số các trí thức trẻ đã khẳng định được năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành thực hiện nhiệm vụ của Phó Chủ tịch UBND cấp xã. Qua đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của trí thức trẻ tại các xã, phường theo hình thức lấy phiếu điểm đối với tất cả cán bộ, công chức và lãnh đạo địa phương, có 5/19 trí thức trẻ được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao (chiếm tỷ lệ 26,32%), có 13/19 trí thức trẻ được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (chiếm tỷ lệ 68,42%), có 1/19 trí thức trẻ được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ được giao (chiếm tỷ lệ 5,26%). Bên cạnh đó, một số trí thức trẻ đã được đảng ủy các xã, phường xem xét, kết nạp Đảng và đưa vào danh sách quy hoạch chức danh Phó Chủ tịch UBND cấp xã nhiệm kỳ 2016 - 2020.

Về hạn chế, một số trí thức trẻ chưa chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất cho cấp ủy, chính quyền địa phương về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo lĩnh vực được phân công. Do trí thức trẻ còn ít kinh nghiệm nên kỹ năng giao tiếp, công tác quản lý điều hành còn hạn chế; thiếu kiến thức xã hội nên gặp lúng túng trong quá trình chỉ đạo, điều hành. Một số trí thức trẻ còn e dè trong công tác chỉ đạo, điều hành, chưa thường xuyên đi cơ sở nên chưa chủ động xử lý những vấn đề phát sinh…

- Xin cảm ơn ông!


Theo baokhanhhoa.com.vn
Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua việc điều chỉnh thời gian thực hiện Đề án Thí điểm đưa trí thức trẻ về công tác tại xã, phường để bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND cấp xã trên địa bàn TP. Nha Trang. Ông Ngô Truyện - Giám đốc Sở Nội vụ cho biết: - Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội TP. Nha Trang giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở ngày càng vững vàng về bản lĩnh chính trị, có kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, từng bước nâng cao về trình độ chuyên môn, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cho TP. Nha Trang, năm 2012, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 15 về việc thông

Tin khác cùng chủ đề

Kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
Kỳ họp chuyên đề, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Khánh Hòa:  Giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh
Phiên họp tháng 10 Thường trực HĐND tỉnh Khánh Hòa: Sẽ cho ý kiến một số nội dung quan trọng
Kiến nghị phân cấp mạnh thẩm quyền quyết định tổ chức, biên chế
Thăm các đơn vị y tế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam

Gửi bình luận của bạn