Trong những năm qua, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động giám sát để hoạt động này ngày càng có hiệu quả hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri. Ngoài việc giám sát thông qua xem xét báo cáo công tác của các cơ quan theo quy định, thì các hoạt động giám sát theo chuyên đề; việc chất vấn tại kỳ họp và giữa hai kỳ họp được HĐND tỉnh quan tâm, chú trọng.
Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh  đối với các vấn đề cử tri quan tâm
Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với các vấn đề cử tri quan tâm
Giám sát là một trong những chức năng quan trọng của Hội đồng nhân dân (HĐND) đã được luật định. Theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, HĐND thực hiện chức năng giám sát tại kỳ họp và giám sát giữa hai kỳ họp. Thông qua hoạt động giám sát, HĐND phát hiện những bất cập, hạn chế trong việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương, từ đó đưa ra kiến nghị để bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách đã ban hành. Toàn bộ hoạt động giám sát đều hướng đến việc bảo đảm cho các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương được thi hành nghiêm minh, đồng thời phù hợp với thực tiễn. Do vậy, có thể nói rằng hoạt động giám sát có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là một phương thức thể hiện quyền lực nhà nước của HĐND ở địa phương.


Đồng chí Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa
Trong những năm qua, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động giám sát để hoạt động này ngày càng có hiệu quả hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri. Ngoài việc giám sát thông qua xem xét báo cáo công tác của các cơ quan theo quy định, thì các hoạt động giám sát theo chuyên đề; việc chất vấn tại kỳ họp và giữa hai kỳ họp được HĐND tỉnh quan tâm, chú trọng.

Đối với hoạt động giám sát chuyên đề: Thực tiễn quá trình tiến hành giám sát cho thấy, việc lựa chọn nội dung và mục đích giám sát là khâu đầu tiên trong toàn bộ tiến trình giám sát và giữ vai trò quan trọng. Vấn đề này được HĐND tỉnh thảo luận, bàn bạc tại kỳ họp giữa năm trước khi đưa vào nghị quyết chương trình giám sát năm sau nên tạo được sự đồng thuận cao của các đại biểu HĐND tỉnh. Nội dung giám sát chuyên đề tập trung vào những vấn đề “nóng”, đang được cử tri và dư luận quan tâm, bao quát nhiều lĩnh vực, từ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đến văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, hoạt động của các cơ quan tư pháp…

Trong 02 năm 2016, 2017, giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh tập trung vào một số lĩnh vực như: Công tác quản lý nhà nước về du lịch; về khám, chữa bệnh; về môi trường… Việc lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề này xuất phát từ chính các ý kiến, kiến nghị của cử tri và từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như: Qua báo cáo, phản ánh của báo chí…Thường trực HĐND tỉnh xét thấy cần phải đưa vào giám sát, việc lựa chọn các nội dung giám sát trên đã đáp ứng được một phần nguyện vọng của cử tri, đồng thời là cơ sở giúp cơ quan nhà nước ở địa phương thực hiện tốt công tác quản lý và sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp.

Các hoạt động giám sát của HĐND tỉnh đảm bảo công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Kết luận giám sát được đánh giá khách quan, có căn cứ khoa học và thực tiễn, sát đúng tình hình. Điều quan trọng nhất là kết luận giám sát đã chỉ ra hạn chế, thiếu sót, những bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, chính sách, pháp luật và đề xuất hướng giải quyết khả thi, kiến nghị cơ quan chức năng có những giải pháp để khắc phục. Thực tế cho thấy nếu chỉ dừng ở việc chỉ ra tồn tại, hạn chế và nguyên nhân mà không kiến nghị giải pháp thì mục tiêu cuối cùng của hoạt động giám sát là không đạt được.

Đối với hoạt động chất vấn tại kỳ họp và giữa hai kỳ họp: Tương tự như hoạt động giám sát chuyên đề, tiêu chí để lựa chọn nội dung chất vấn là những vấn đề bức xúc, nổi cộm liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, được cử tri và Nhân dân quan tâm; đảm bảo sự cân đối, phù hợp giữa các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh... Đối tượng bị chất vấn được lựa chọn theo tiêu chí: Vấn đề chất vấn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của sở, ngành nào thì giám đốc sở, ngành đó trả lời chất vấn (không ủy quyền trả lời thay trừ trường hợp đặc biệt do Thường trực HĐND tỉnh quyết định). Các sở, ngành khác có liên quan trả lời làm rõ thêm những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao; phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực có thể được mời tham gia trả lời chất vấn tại phiên họp về trách nhiệm có liên quan. Trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của cử tri, các vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu HĐND, Thường trực HĐND sẽ quyết định nhóm vấn đề chất vấn, người bị chất vấn, thời gian chất vấn. Chẳng hạn thời gian qua, nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ánh về: Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch, nhất là công tác quản lý đối với khách du lịch người nước ngoài, về quảng bá các sản phẩm du lịch; việc triển khai thực hiện các dự án; về trật tự an toàn giao thông…trên địa bàn tỉnh có nhiều hạn chế, bất cập, gây bức xúc trong Nhân dân. Từ tình hình thực tế như trên, Thường trực HĐND tỉnh lựa chọn các nhóm vấn đề liên quan đến nội dung này để tập trung tiến hành chất vấn tại phiên họp của Thường trực HĐND.

Việc lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn kịp thời một mặt đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của cử tri và ở một khía cạnh khác là sự “cảnh báo” đối với HĐND, UBND và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương về một vấn đề hay một tình trạng cần lưu ý giải quyết. Sự “cảnh báo” này nhằm xác định rõ trách nhiệm, nguyên nhân, giải pháp... để UBND, các cơ quan quản lý nhà nước tập trung biện pháp xử lý, nhất là thực hiện lời hứa của mình trước cử tri. Đây cũng là cơ sở để đại biểu HĐND và cử tri thực hiện quyền giám sát của mình.

Nhìn chung, từ thực tiễn hoạt động giám sát của HĐND tỉnh thời gian qua cho thấy, chất lượng và hiệu quả công tác giám sát đã từng bước được nâng lên và đi vào chiều sâu, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề quan tâm nhất hiện nay là việc tiếp thu, giải quyết những kết luận sau giám sát của cơ quan chức năng và việc giám sát các kiến nghị sau giám sát của các cơ quan của HĐND. Bởi thực tế đã có không ít những ý kiến, kiến nghị rất xác đáng của đoàn giám sát chưa được các cơ quan tiếp thu một cách nghiêm túc, do vậy không triển khai thực hiện đầy đủ. Điều này làm giảm hiệu lực, hiệu quả giám sát và sâu xa hơn còn gây mất lòng tin của cử tri, của Nhân dân vào cơ quan dân cử. Do vậy, trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND, đảm bảo hoạt động giám sát mang tính thực tiễn, cần quan tâm thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Thứ nhất, việc lựa chọn nội dung giám sát phải phù hợp, phạm vi giám sát không nên quá rộng mà phải lựa chọn nội dung cần thiết, trọng tâm trên cơ sở các ý kiến, kiến nghị và phản ánh của cử tri và những vấn đề đang được đông đảo dư luận quan tâm.

Thứ hai, phương pháp tiến hành giám sát cần phải linh hoạt. Ngoài việc giám sát trên cơ sở báo cáo của các đơn vị theo yêu cầu, Thường trực HĐND, các ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND tỉnh phải lựa chọn đơn vị giám sát để tiến hành giám sát trực tiếp, lưu ý tránh sự trùng lắp giữa các đoàn giám sát ở địa phương, đơn vị.

Thứ ba, cần thu thập kỹ thông tin về những vấn đề cần giám sát, trong trường hợp cần thiết sử dụng hình ảnh minh hoạ sinh động qua hoạt động giám sát để tăng sức thuyết phục đối với đối tượng chịu sự giám sát.

Thứ tư, cần nêu cao trách nhiệm của từng đại biểu, không ngại va chạm, dám mạnh dạn nêu vấn đề chất vấn có tính xây dựng. Việc trả lời, giải trình của đối tượng giám sát phải hết sức cụ thể, đúng nội dung trọng tâm.

Thứ năm, kết luận giám sát cần nêu rõ vấn đề được và chưa được, kiến nghị các giải pháp cần cụ thể, tránh kết luận chung chung mà đối tượng giám sát không có cơ sở để thực hiện. Bên cạnh đó, cần đặc biệt quan tâm đến hoạt động “sau giám sát”, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Để thực hiện tốt vấn đề này, thời gian qua HĐND tỉnh cũng đã ban hành Quy chế về việc tiếp nhận, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri và kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND, các ban HĐND tỉnh. Nhờ đó, hiệu quả công tác giám sát đã từng bước được nâng lên một cách rõ rệt, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của đại biểu dân cử nói chung và HĐND tỉnh Khánh Hòa nói riêng.
Giám sát là một trong những chức năng quan trọng của Hội đồng nhân dân (HĐND) đã được luật định. Theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, HĐND thực hiện chức năng giám sát tại kỳ họp và giám sát giữa hai kỳ họp. Thông qua hoạt động giám sát, HĐND phát hiện những bất cập, hạn chế trong việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương, từ đó đưa ra kiến nghị để bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách đã ban hành. Toàn bộ hoạt động giám sát đều hướng đến việc bảo đảm cho các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương được thi hành nghiêm minh, đồng thời phù hợp với thực tiễn. Do vậy, có thể nói rằng hoạt động giám sát c&

Tin khác cùng chủ đề

Kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
Kỳ họp chuyên đề, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Khánh Hòa:  Giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh
Phiên họp tháng 10 Thường trực HĐND tỉnh Khánh Hòa: Sẽ cho ý kiến một số nội dung quan trọng
Kiến nghị phân cấp mạnh thẩm quyền quyết định tổ chức, biên chế
Thăm các đơn vị y tế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam

Gửi bình luận của bạn