Trả lời phỏng vấn Báo Khánh Hòa, ông Lê Đức Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ tập trung mọi nguồn lực để phát triển hoàn thiện đô thị, phấn đấu đến năm 2025 đưa Khánh Hòa trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương.

Năm 2025: Khánh Hòa phấn đấu đạt đô thị loại I trực thuộc Trung ương
Năm 2025: Khánh Hòa phấn đấu đạt đô thị loại I trực thuộc Trung ương
Trả lời phỏng vấn Báo Khánh Hòa, ông Lê Đức Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ tập trung mọi nguồn lực để phát triển hoàn thiện đô thị, phấn đấu đến năm 2025 đưa Khánh Hòa trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương.

- Xin ông đánh giá sơ bộ những kết quả đạt được và khó khăn, hạn chế của Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2011 - 2015?


- Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2011 - 2015 đã xác định các nhiệm vụ ưu tiên, kêu gọi đầu tư các công trình tạo động lực, thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ. Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, chương trình đã tiến hành đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách và ngoài ngân sách. Các đô thị trong tỉnh đã được cải tạo, nâng cấp và phát triển.



Trong giai đoạn này, chương trình vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Cụ thể, việc thực hiện các mục tiêu đề ra phụ thuộc lớn vào sự phát triển kinh tế của từng địa phương, vấn đề triển khai thực hiện các giải pháp liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương nên việc triển khai các giải pháp thiếu tính đồng bộ và sâu rộng. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển đô thị quá lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách còn hạn chế nên chỉ có thể tập trung đầu tư 3 vùng kinh tế trọng điểm, dẫn đến một số dự án của chương trình thuộc địa phương khác chưa bố trí được vốn để triển khai. Bên cạnh đó, tình hình lạm phát, biến động về giá vật tư và sự thay đổi về chính sách xây dựng dẫn đến tổng nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển đô thị theo dự báo không phù hợp với tình hình thực tế. Một số dự án được bố trí vốn ngân sách nhưng chưa triển khai hoặc triển khai chậm. Vấn đề xã hội hóa trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục, thể dục thể thao… chưa thu hút được sự quan tâm của xã hội và các nhà đầu tư. Ngoài ra, việc chậm triển khai các dự án hạ tầng thiết yếu nhằm phục vụ cho việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế (như: dự án cụm công nghiệp, khu đô thị, hạ tầng khu dân cư…) đã làm giảm tốc độ phát triển kinh tế của từng địa phương trong tỉnh.

- Trong giai đoạn 2016 - 2020, chương trình đặt mục tiêu và định hướng đến năm 2025, 2030 như thế nào, thưa ông?

- Mục tiêu của chương trình là xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại, có chất lượng môi trường sống tốt, là trung tâm du lịch tầm quốc tế; tỷ lệ lấp đầy trong các khu đô thị mới đạt cao; áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong quản lý đô thị.

Cụ thể, đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt 60%. Hệ thống đô thị gồm: TP. Nha Trang là đô thị loại I; TP. Cam Ranh là đô thị loại III; thị xã Ninh Hòa, huyện Diên Khánh, huyện Vạn Ninh là đô thị loại IV; các thị trấn: Tô Hạp (huyện Khánh Sơn), Khánh Vĩnh là đô thị loại IV; các thị trấn: Đại Lãnh (huyện Vạn Ninh), Ninh Xuân (thuộc huyện Tân Định, tách ra từ thị xã Ninh Hòa), Suối Tân (huyện Cam Lâm), Trường Sa (huyện đảo Trường Sa), Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong (tách ra từ thị xã Vạn Ninh), Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (bao gồm xã Cam Hải Đông) là đô thị loại V.

Chương trình tập trung mọi nguồn lực để phấn đấu đưa Khánh Hòa trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương vào năm 2025. TP. Nha Trang là hạt nhân phát triển, tách thành 3 quận nội thành; TP. Cam Ranh lên đô thị loại II; các thị xã: Ninh Hòa, Diên Khánh, Vạn Ninh là đô thị loại IV. Bên cạnh đó, các tỷ lệ về chất lượng đô thị sẽ được nâng cao tương ứng. Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 70%.

- Xin ông cho biết các giải pháp để thực hiện chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2016 - 2020?

- Chương trình phát triển đô thị là cơ sở để triển khai các hoạt động đầu tư, nâng cao môi trường sống cho các khu dân cư trong đô thị, phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm cơ hội việc làm cho người dân. Chương trình phải đảm bảo gắn kết chặt chẽ với nội dung của nghị quyết về 3 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh và các chương trình kinh tế trọng điểm khác, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.

Tổng nhu cầu vốn cho Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 76.549 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách khoảng 45.638 tỷ đồng, vốn ngoài ngân sách 30.911 tỷ đồng.
Vì vậy, cần tiếp tục rà soát các quy định, chính sách đầu tư, kinh doanh để kiến nghị sửa đổi, sửa đổi các nội dung không đồng bộ, các quy định còn bấp cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. Đặc biệt, cần cụ thể hóa các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và các lĩnh vực như: phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển nhà ở xã hội, xây dựng công trình phúc lợi… Về quy hoạch và quản lý đô thị, cần tiếp tục phủ kín quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại các khu vực đô thị hiện hữu để quản lý công tác xây dựng theo các quy định hiện hành. Về nguồn nhân lực, cần tạo điều kiện để thu hút các dự án đào tạo lao động ở các trình độ khác nhau; phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trên địa bàn; có chính sách khuyến khích đào tạo nghề tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng và triển khai hiệu quả các chính sách thu hút và giữ người tài, có trình độ, tay nghề cao.

Về xúc tiến đầu tư, cần nghiên cứu đề xuất chính sách thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia; lập danh mục kêu gọi đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 làm cơ sở cho việc đẩy mạnh kêu gọi đầu tư. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh xã hội hóa kêu gọi đầu tư xây dựng nhà ở, các công trình phúc lợi công cộng; vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình hạ tầng giao thông; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong việc thực hiện các công trình.

- Xin cảm ơn ông!


Theo baokhanhhoa.com.vn
Trả lời phỏng vấn Báo Khánh Hòa, ông Lê Đức Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ tập trung mọi nguồn lực để phát triển hoàn thiện đô thị, phấn đấu đến năm 2025 đưa Khánh Hòa trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương. - Xin ông đánh giá sơ bộ những kết quả đạt được và khó khăn, hạn chế của Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2011 - 2015? - Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2011 - 2015 đã xác định các nhiệm vụ ưu tiên, kêu gọi đầu tư các công trình tạo động lực, thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ. Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, chương trình đã tiến hành đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân s&

Tin khác cùng chủ đề

Kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
Kỳ họp chuyên đề, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Khánh Hòa:  Giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh
Phiên họp tháng 10 Thường trực HĐND tỉnh Khánh Hòa: Sẽ cho ý kiến một số nội dung quan trọng
Kiến nghị phân cấp mạnh thẩm quyền quyết định tổ chức, biên chế
Thăm các đơn vị y tế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam

Gửi bình luận của bạn