Ngày 11-12, trong phiên chất vấn - trả lời chất vấn tại kỳ họp, đại biểu HĐND tỉnh Khánh Hòa đã nêu ra nhiều vấn đề mà cử tri, dư luận đang quan tâm.

Chất vấn - trả lời chất vấn nhiều nội dung cử tri, dư luận quan tâm
Chất vấn - trả lời chất vấn nhiều nội dung cử tri, dư luận quan tâm

Ngày 11-12, trong phiên chất vấn - trả lời chất vấn tại kỳ họp, đại biểu HĐND tỉnh Khánh Hòa đã nêu ra nhiều vấn đề mà cử tri, dư luận đang quan tâm.

 

Bóc tách đất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất sản xuất

 

Thực hiện chính sách bóc tách đất để giao cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) nghèo thiếu đất sản xuất, những năm qua, tỉnh đã giải quyết cơ bản tình trạng thiếu tư liệu sản xuất cho người dân. Tổng diện tích đất bóc tách giao cho các hộ ĐBDTTS nghèo thiếu đất sản xuất ở các địa phương trong tỉnh gần 9.625ha, trong đó đã giao, công nhận quyền sử dụng đất gần 2.597ha. Hiện nay, toàn tỉnh vẫn còn hơn 6.825ha chưa giao; UBND cấp huyện đang quản lý do đã có người xâm canh, sử dụng ổn định lâu năm từ trước khi bóc tách và không có kinh phí đền bù, hỗ trợ để thu hồi đất. Đại biểu Lê Thị Mai Liên - Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh có giải pháp để chỉ đạo thực hiện hiệu quả việc giao đất cho hộ ĐBDTTS nghèo đang thực sự cần đất để sản xuất.

 

<p style= "text-align: left; ">Ông Nguyễn Tấn Tuân</p>

Ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa

 

Ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, hiện nay, đời sống của ĐBDTTS ở các địa phương miền núi còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo lên đến 26%. Đây là nỗi trăn trở của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh qua nhiều năm. Thời gian qua, tỉnh đã dành sự quan tâm đầu tư cho các địa phương miền núi, nhất là 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm và nhà ở của người dân… ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu phát triển của các địa phương, đời sống ĐBDTTS ngày càng được nâng cao. Thực hiện chính sách bóc tách đất giao cho hộ ĐBDTTS nghèo thiếu đất sản xuất, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện, nhưng kết quả giao đất, công nhận quyền sử dụng đất cho hộ ĐBDTTS nghèo thiếu đất sản xuất chỉ đạt khoảng 28,2%. Hiện nay, chính sách thu hồi đất từ các nông, lâm trường để giao cho hộ ĐBDTTS nghèo theo Quyết định 146/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã hết hiệu lực. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với các đơn vị chủ rừng để khi Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách mới về đất sản xuất cho ĐBDTTS sẽ triển khai ngay.

 

Đại biểu Lê Thị Mai Liên
Đại biểu Lê Thị Mai Liên

 

Đối với những bất cập, tồn tại trong việc giao đất cho các hộ, tỉnh đang chỉ đạo tập trung giải quyết theo hướng: Các địa phương rà soát nhu cầu đất sản xuất của các hộ dân, phối hợp với đơn vị chủ rừng thống nhất diện tích, khu vực thu hồi phải gần nơi ở của người dân để tạo điều kiện cho các hộ nhận đất trực tiếp canh tác, mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm để bà con đủ điều kiện thụ hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của tỉnh, từ đó trực tiếp canh tác, tránh tình trạng chuyển nhượng cho người khác. Đối với những diện tích người dân đã xâm canh, ổn định lâu năm phải rà soát, xác định rõ thời gian canh tác, nguồn gốc đất để thực hiện thủ tục giao đất, công nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; nghiêm cấm tình trạng hợp thức hóa đối với những hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng. Những trường hợp không đủ điều kiện giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, các địa phương tuyên truyền, vận động người dân trả lại đất…

 
Phát triển kinh tế số, xã hội số

 

Ngày 19-10-2021, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU về vấn đề phát triển kinh tế số, xã hội số. UBND tỉnh đang xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện nghị quyết này cho giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó có vấn đề xây dựng đô thị thông minh. Đại biểu Trần Việt Trung - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đặt vấn đề, trước khi xây dựng kế hoạch này, tỉnh đã đánh giá về tính hiệu quả của Quyết định số 1484/QĐ-UBND, ngày 26-5-2017 của UBND tỉnh về thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án thí điểm TP. Nha Trang theo mô hình “Thành phố thông minh” hay chưa và quyết định này hiện nay có còn hiệu lực hay không? Lo lắng về tính đồng bộ trong triển khai công nghệ số, đại biểu Trần Việt Trung thẳng thắn: “Hiện nay, tỉnh chưa chọn được đề án công nghệ tổng thể nhưng vẫn triển khai các dự án công nghệ thành phần. Vậy, UBND tỉnh đã có biện pháp đánh giá rủi ro giải pháp công nghệ không còn phù hợp; tính hiệu quả so với nguồn vốn đầu tư lớn từ ngân sách?”.

 
Ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa

 

Ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, triển khai thực hiện xây dựng Đề án thí điểm TP. Nha Trang theo mô hình “Thành phố thông minh”, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành khảo sát hiện trạng và xây dựng báo cáo đề xuất ý tưởng cho đề án. Thời điểm Sở Thông tin và Truyền thông và đơn vị tư vấn trình báo cáo đề xuất ý tưởng (năm 2019), các cơ sở pháp lý, hướng dẫn chuyên ngành chưa đầy đủ, kết quả đánh giá các mô hình đô thị thông minh tại nhiều địa phương trong cả nước chưa đảm bảo độ tin cậy và nguồn lực thực tế của tỉnh còn nhiều khó khăn. UBND tỉnh nhận thấy không đủ các điều kiện để tiếp tục xây dựng đề án. Do đó, sau khi xem xét, đánh giá tình hình, UBND đã có văn bản cho dừng thực hiện đề án. Như vậy, đến nay, trên thực tế, Quyết định số 1484 đã không còn điều kiện thi hành; UBND tỉnh sẽ chỉ đạo thực hiện các thủ tục bãi bỏ quyết định này theo quy định.


Đối với vấn đề tỉnh chưa chọn được đề án công nghệ tổng thể, nhưng vẫn triển khai các dự án công nghệ thành phần, ông Đinh Văn Thiệu khẳng định, các hệ thống thông tin như: Hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, Thư viện số 3D, Phần mềm lưu trú và nhiều hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành khác đã được tỉnh triển khai đều nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số. Các hệ thống thông tin này là cơ sở tham chiếu thực tiễn, kết hợp với các quy định của bộ, ngành Trung ương để UBND tỉnh xem xét, lựa chọn và ban hành bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản trong kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh. Kiến trúc này bảo đảm cho việc triển khai các hệ thống thông tin tuân thủ theo các quy định chung và thống nhất cho toàn tỉnh. Do đó, đây sẽ là căn cứ pháp lý cơ bản, xuyên suốt, phục vụ cho việc thẩm định, phê duyệt triển khai các dự án, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay và sắp tới. Vì vậy, các phần mềm, ứng dụng đang triển khai của tỉnh hoàn toàn bảo đảm việc kết nối tích hợp, kế thừa, chia sẻ các cơ sở dữ liệu, dịch vụ đã được tỉnh xây dựng.


Đầu tư, khai thác danh thắng quốc gia Mũi Đôi - Hòn Đầu

 

Theo đại biểu Trần Việt Trung, danh thắng Mũi Đôi - Hòn Đầu là điểm cực Đông của Tổ quốc, được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia từ năm 2005, song hiện nay vẫn chưa được đầu tư xứng tầm. Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn hiện nay cũng không có kế hoạch đầu tư xây dựng cho di tích này. “Vậy UBND tỉnh cho biết kế hoạch đầu tư và khai thác di tích này như thế nào?”, đại biểu Trung đặt câu hỏi.

 

<p style= "text-align: left; ">Đại biểu Trần Việt Trung.</p>

Đại biểu Trần Việt Trung.

 

Giải đáp vấn đề này, ông Đinh Văn Thiệu cho biết, thời gian qua, Sở Văn hóa và Thể thao đã cho dựng bia giới thiệu, dựng cột mốc tọa độ và bảng chỉ dẫn đường đi đến danh thắng để góp phần tuyên truyền, quảng bá giá trị độc đáo của danh thắng cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi đến tham quan, trải nghiệm, khám phá. Bên cạnh đó, Sở Du lịch đã đưa hình ảnh Mũi Đôi - Hòn Đầu vào clip quảng bá du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, trình chiếu tại các hội nghị, hội thảo về du lịch. Qua đó, góp phần giới thiệu cho du khách trong nước và bạn bè quốc tế biết đến danh thắng Mũi Đôi - Hòn Đầu.


Xác định rõ giá trị và ý nghĩa độc đáo của danh thắng này, UBND tỉnh đã có chủ trương cho thực hiện dự án: Tuyến đường ra khu danh lam thắng cảnh cấp quốc gia Mũi Đôi - Hòn Đầu do Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong làm chủ đầu tư; thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2025. Tuy nhiên, hiện nay, dự án tạm dừng do chưa đủ cơ sở pháp lý để thẩm định, trình cấp có thẩm quyền và chưa phù hợp với quy hoạch chung Khu Kinh tế Vân Phong. Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong đang điều chỉnh quy hoạch chung Khu Kinh tế Vân Phong đến năm 2040 và sẽ cập nhật tuyến đường ra khu danh lam thắng cảnh cấp quốc gia Mũi Đôi - Hòn Đầu vào quy hoạch để có cơ sở pháp lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.


UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo huyện Vạn Ninh phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong, Sở Du lịch lập đề án để đưa khu vực này thành điểm du lịch trải nghiệm. So với kế hoạch, việc lập đề án đang bị chậm. Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo huyện Vạn Ninh sớm hoàn thành lập đề án này.


Triển khai kế hoạch cao điểm phòng, chống tội phạm dịp Tết Nguyên đán từ ngày 15-12

 

Đại biểu Trần Ngọc Sanh - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh chất vấn, năm 2021, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, có thời điểm tỉnh phải thực hiện giãn cách xã hội. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội mà còn làm tình hình vi phạm trật tự xã hội, nhất là nạn trộm cắp diễn biến phức tạp, gia tăng?

 

Đại tá Đào Xuân Lân.
Đại tá Đào Xuân Lân.

 

Trả lời về vấn đề này, Đại tá Đào Xuân Lân - Giám đốc Công an tỉnh cho biết, qua đánh giá của Bộ Công an và thực tế công tác chiến đấu của Công an tỉnh, trong năm 2021, nổi lên 4 loại tội phạm, gồm: Xâm phạm về tài sản; xâm phạm về thân thể; lừa đảo qua mạng; chống người thi hành công vụ. Trong tội phạm xâm phạm về tài sản, năm nay, nạn trộm cắp tài sản nổi lên rất nhiều, từ thành phố đến nông thôn. Tình trạng này chủ yếu do các nguyên nhân: Các đối tượng nghiện, lang thang cơ nhỡ không có tiền sử dụng ma túy nên di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác để trộm cắp, lấy tiền mua ma túy; một số công nhân, lao động thất nghiệp không có tiền, trong lúc túng thiếu đi trộm cắp; dịch bệnh, giãn cách khiến người dân có những chủ quan nhất định, nhiều cửa hàng, kho bãi đóng cửa nhưng việc bảo vệ tài sản chưa được chú trọng. Trong khi đó, lực lượng công an có những thời điểm phải tập trung cho công tác phòng, chống dịch nên có lúc không đủ lực lượng để căng mình trên các mặt trận, trong đó có việc tuần tra, xử lý nạn trộm cắp.

 
 
<p style= "text-align: left; ">Đại biểu Trần Ngọc Sanh.</p>

Đại biểu Trần Ngọc Sanh.

 

Sau giãn cách xã hội, Bộ Công an đã có chỉ đạo, Công an tỉnh đã có kế hoạch, quán triệt đến cán bộ, chiến sĩ tăng cường tuần tra, canh gác, tấn công các băng nhóm tội phạm để ngăn chặn các loại tội phạm, trong đó có tội phạm trộm cắp tài sản. Thời gian tới, Công an tỉnh sẽ triển khai kế hoạch cao điểm phòng, chống tội phạm trong dịp Tết Nguyên đán để đảm bảo cho người dân được đón Tết bình an, vui tươi. Kế hoạch này sẽ được triển khai từ ngày 15-12 đến 15-2-2022. Công an tỉnh còn đề xuất Bộ Công an tăng cường lực lượng cảnh sát cơ động hỗ trợ Công an tỉnh, công an các địa phương trong tỉnh tăng cường tuần tra, canh gác, nhất là vào ban đêm để hạn chế thấp nhất nạn trộm cắp tài sản. “Công an tỉnh mong muốn người dân trong tỉnh nâng cao tinh thần cảnh giác, chú ý bảo vệ tài sản của mình, nhất là thời gian giáp Tết, các đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp rất nhiều”, Đại tá Đào Xuân Lân nhấn mạnh.

 

Trong phiên chất vấn - trả lời chất vấn, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân giải trình một số vấn đề cử tri trong tỉnh quan tâm, nhất là việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19, khôi phục phát triển sản xuất, kinh doanh và ổn định đời sống nhân dân. Ông cho biết: Những vấn đề này đã và đang được thực hiện rất tốt. UBND tỉnh tiếp tục tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân; tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho trẻ em dưới 17 tuổi; nâng cao năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; sẵn sàng thành lập trạm y tế lưu động ở những nơi có dịch bùng phát và địa bàn dịch phức tạp. Các chính sách an sinh xã hội, chăm sóc y tế và hỗ trợ tạo việc làm được thực hiện đầy đủ. Song song với đó, tỉnh cũng đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; thúc đẩy phát triển kinh tế số; xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch; kịp thời hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

   
HẢI LĂNG - ĐÌNH LÂM (lược ghi)

 

Ng&agrave;y 11-12, trong phi&ecirc;n chất vấn - trả lời chất vấn tại kỳ họp, đại biểu HĐND tỉnh Kh&aacute;nh H&ograve;a đ&atilde; n&ecirc;u ra nhiều vấn đề m&agrave; cử tri, dư luận đang quan t&acirc;m. &nbsp; B&oacute;c t&aacute;ch đất cho đồng b&agrave;o d&acirc;n tộc thiểu số ngh&egrave;o thiếu đất sản xuất &nbsp; Thực hiện ch&iacute;nh s&aacute;ch b&oacute;c t&aacute;ch đất để giao cho c&aacute;c hộ đồng b&agrave;o d&acirc;n tộc thiểu số (ĐBDTTS) ngh&egrave;o thiếu đất sản xuất, những năm qua, tỉnh đ&atilde; giải quyết cơ bản t&igrave;nh trạng thiếu tư liệu sản xuất cho người d&acirc;n. Tổng diện t&iacute;ch đất b&oacute;c t&aacute;ch giao cho c&aacute;c hộ ĐBDTTS ngh&egrave;o thiếu đất sản xuất ở c&aacute;c địa phương trong tỉnh gần 9.625ha, trong đ&oacute; đ&atilde; giao, c&ocirc;ng nhận quyền sử dụng đất gần 2.597ha. Hiện nay, to&agrave;n tỉnh vẫn c&ograve;n hơn 6.825ha chưa giao; UBND cấp huyện đang quản l&yacute; do đ&atilde; c&oacute; người x&acirc;m canh, sử dụng ổn định

Tin khác cùng chủ đề

Kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
Kỳ họp chuyên đề, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
Phiên họp tháng 10 Thường trực HĐND tỉnh Khánh Hòa: Sẽ cho ý kiến một số nội dung quan trọng
Kiến nghị phân cấp mạnh thẩm quyền quyết định tổ chức, biên chế
Thăm các đơn vị y tế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam
Đạt 1 triệu lượt truy cập

Gửi bình luận của bạn